T O P I C R E V I E W |
Quoc.Nguyen |
Posted - 10/16/08 : 22:07 Xin chào mọi người, (thanks Ha huy Quang for helping me sign up) Toi có viết một số nhạc đạo trong vài năm vừa qua never serious though, chỉ là cảm hứng rồi viết rồi để đó thôi, Gần đây tôi đã viết thêm mọt số nhạc về hôn phối và muốn dùng để tập cho ca đoàn hát cho lễ thành hôn của em tôi sắp tơi đay Ján 09 tại VN, nay nhạc đã xong hoà âm cũng xong luôn, chỉ còn tập thôi, tôi cũNg mới vừa biết từ một người bạn có xinh họat trong ca đoàn tại đây ( Toronto Canada )là khi muốn sử dụng bất cú nhạc mới nào nều phải qua toà giao mục sét duyệt, approved rồi mới được hát, mà thời gian xét duyện có thể tới Years. Từ nào tới giờ tôi cứ nghĩ chỉ cần cha xứ sét duyệt là sẽ xong . Tôi đang tìm kiếm câu trả lời rõ ràng nên mới google được dô đây mong ràng quí cha, các nhạc sĩ, ca trương... những người có kinh nghiệm, giải thích dùm tôi về luật lệ sáng tác của giáo hôi...VV.. ở canada tôi phải gởi bài đi đâu ? mất thời gian bao lâu mới duyệt xong... Mong quý vị giúp dùng .. thành thật cảm ơn. QuocNguyen |
5 L A T E S T R E P L I E S (Newest First) |
Trantrungtruc |
Posted - 10/22/08 : 16:48 quote: Originally posted by Quoc.Nguyen
Cảm ơn Anh TTT, Info rất rõ ràng
Dạ không có chi !
Thực sự lời góp ý của tôi chỉ theo giả thuyết là bạn ở Canada và không biết làm thế nào để xin phép chuẩn ấn cho phép hát bài hát trong nhà thờ mà thôi. Vị linh mục mà bạn quen biết là bước đầu tiên để hỏi ý kiến, hy vọng ngài sẽ chỉ cho bạn đi "lối tắt" để được kiểm duyệt mau chóng hơn . Vì đúng theo nguyên tắc và qui luật thì bạn phải qua Toà Giám Mục nơi bạn sinh sống .
Nếu bạn có dịp về Việt Nam thì xin liên lạc thẳng với Ủy Ban Thánh Nhạc của Toà Giám Mục . Nghe nói càng ở miền cao nguyên thì ... càng dễ mau được chuẩn ấn hơn !!!
Trần Trùng Trục
[email protected] |
Quoc.Nguyen |
Posted - 10/20/08 : 12:27 Cảm ơn Anh TTT, Info rất rõ ràng |
Trantrungtruc |
Posted - 10/18/08 : 19:23 Cám ơn anh Đỗ Vy Hạ đã nhấn mạnh lại điều xin phép ĐGM địa phương trước khi được hát một bài Thánh Ca trong Phụng Vụ. Anh nói đúng, trường hợp thử nghiệm của điều 60 là chỉ để áp dụng cho các bản văn phụng vụ dịch ra tiếng địa phương mà thôi, vì em đọc lại văn kiện những đoạn từ 54 đến đoạn 61 là đang nói về các bản văn phụng vụ dịch sang tiếng địa phương khi viết thành nhạc .
Về việc "được đem ra thử nghiệm" thì em lại nghĩ khác với anh ĐVH.
Điều 60 nhấn mạnh là: "Tuy nhiên, không được viện lý do dùng thử mà làm cẩu thả, không xứng với sự thánh thiện của nơi chốn, và sự trang trọng của các lễ nghi phụng vụ cũng như lòng đạo đức của tín hữu." Em không nghĩ lời khuyên này là để khuyên các ĐGM địa phương hay Ủy Ban Thánh Nhạc mà ngài đã tín cẩn mà trao ban trọng trách kiểm nhận những bài hát, vì viết như vậy là thừa . Không có ĐGM nào chấp nhận sự cẩu thả này để mà văn kiện phải khuyên lại .
Nếu dựa vào giả thuyết là những bản văn phụng vụ đã được HĐGM chấp thuận là thánh thiện và không thể thay đổi, thì điều các nhạc sĩ khi chuyển thành nhạc để hát cần để ý là phải tôn trọng sự trang nghiêm của các lễ nghi phụng vụ . Hơn thế nữa, nếu người nhạc sĩ không được phép thử nghiệm thì làm sao có thể "đạt tới mức già dặn và sự hoàn mỹ cần thiết" được. Em không muốn nói cái quyền thử nghiệm này là quyền của người ca trưởng, nhưng là sự giới hạn trong phạm vi của linh mục chủ tế ban phép cho thử nghiệm.
Trường hợp những bài hát đám cưới của anh Quocnguyen, trong câu trả lời em đã dựa vào những giả thuyết sau:
1) Anh QuocNguyen ở bên Canada "xa xôi hẻo lánh, không biết đâu là bến bờ" lm chủ tế mà anh QuocNguyen biết đến ít nhất cũng là bước đầu tiên anh phải qua để mà linh mục chủ tế có thể nhận trọng trách Nihil Obtast, nếu ngài chấp thuận . Đây là em nói đến để tránh những "trường hợp ăn năn thì sự đã rồi" hoặc "tiền trảm hậu tấu" đang xảy ra rất nhiều tại hải ngoại vì không biết mình thuộc về ai để xin Imprimatur.
2) Khi Lm đã chấp thuận rồi thì bài hát chỉ được "thử nghiệm" trong phạm vi thánh lễ ngày hôm đó mà ngài chủ tế thôi .
Em xin đan cử một trường hợp điển hình mà Lm Thái Nguyên đã có lần chia sẻ với chúng ta, trong topic này ngày 9 tháng 11 năm 2007 : http://www.calendi.com/thanhnhac/post.asp?method=ReplyQuote&REPLY_ID=11122&TOPIC_ID=3032&FORUM_ID=38
quote: Originally posted by Thainguyencv
Anh Tiến Cao thân mến, Sau những năm học nhạc tôi lại đi giúp xứ. ... .... Khi trở lại Đại Chủng Viện 1991 để học lại theo chương trình mới, là thời gian tôi Sáng tác nhiều nhất. Thời gian này tôi thấy tâm tình tôi như suối nguồn tuôn chảy cứ hối thúc tôi phải viết liên tục. Bộ đáp ca 3 năm cũng làm trong thời gian này. Và Chủng Viện là nơi thực nghiệm trước tiên tất cả các bài hát của tôi với sự cho phép của Ban Giám Đốc. Cho tới năm 1997 tôi chịu chức Linh mục thì CD đầu tiên "Tình Ca Người Được Yêu" cũng ra đời. ...... Thân mến, LM. Thái Nguyên
Lm Thái Nguyên đã nhấn mạnh là "Chủng Viện là nơi thực nghiệm trước tiên tất cả các bài hát của tôi với sự cho phép của Ban Giám Đốc." Ngài nói "tất cả các bài hát" chứ không phải chỉ là bộ đáp ca của ngài . Điều quan trọng ở đây là ngài chỉ "thực nghiệm" trong phạm vi Chủng Viện mà Ban Giám Đốc cho phép, chứ không phải ngài đi phân phát qua các giáo xứ và đoàn thể hát thử trước khi xin phép Imprimatur .
Lm Thái Nghiêm, một người đã được thụ huấn viết nhạc Thánh Ca từ những bậc thầy, và chính ngài là giáo sư Tín Lý ĐCV mà còn theo đúng qui luật Thánh Nhạc như vậy, huống chi là chúng ta chỉ muốn đi ngang về tắt. Em bảo đảm với anh ĐVH, một linh mục mà có lương tâm ý thức với trách nhiệm, chắc chắn ngài cũng sẽ phải suy nghĩ chín chắn và sẽ có nhiều "lời khuyên" trước khi ngài dám cho phép "Nihil Obstat" hát những bài hát mới trong thánh lễ của ngài . Em cũng không nghĩ là Lm bên Việt Nam dám "Nihil Obstat" đâu . Gần mặt trời mà !
Không biết em nghĩ như vậy có "cấp tiến" quá không ?
Trần Trùng Trục
[email protected] |
dovyha |
Posted - 10/18/08 : 11:00 Quí anh chị thân mến,
Xin được chia sẻ đôi điều:
1. Các bản văn bằng ngôn ngữ hiện đại trong Điều 60 được trích dẫn trên đây phải được hiểu là những bản dịch Phụng vụ (hoặc bản dịch Thánh Vịnh), chứ không phải là những sáng tác Thánh ca của một nhạc sĩ nào đó.
2. Việc cho phép dùng "thử nghiệm" ở đây nhằm áp dụng cho những bản dịch Phụng vụ với cung điệu mới nói trên (chẳng hạn như các Bộ Lễ bằng tiếng địa phương dùng trong Thánh Lễ), chứ không phải áp dụng cho những sáng tác Thánh ca. Tôi nghĩ rằng Giáo Hội vẫn luôn đòi buộc các sáng tác Thánh Ca phải được Đức Giám mục địa phương chuẩn nhận trước khi được sử dụng trong Thánh lễ và các nghi thức Phụng vụ. Có thể tôi không biết, nhưng thực tình chưa bao giờ nghe nói đến việc cho phép dùng thử nghiệm một sáng tác Thánh ca. "Bộ lễ được phép dùng thử nghiệm" thì có nghe nhiều.
3. Thẩm quyền cho phép dùng "thử nghiệm" những bản dịch Phụng vụ với cung điệu mới vẫn luôn thuộc quyền của Đức Giám mục địa phương. Tôi không nghĩ rằng Linh mục quản xứ có thẩm quyền này, trừ phi vị Linh mục đó được chính ĐGM địa phương chỉ định và ủy quyền.
dovyha
|
Trantrungtruc |
Posted - 10/17/08 : 21:21 Thân chào bạn Quoc Nguyen,
Vấn đề của bạn hỏi cũng đã được Forum này bàn đến nhiều lần . Bạn có thể tham khảo trong hai đề tài này:
1) Hiệu lực của một bài thánh ca đã được Imprimatur http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1724
2) Thánh Ca Approval http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1152
Nếu bạn muốn hát những bài "nhạc đạo" này trong lễ thành hôn của em của bạn ở VN thì bạn nên làm như thế này:
Xin phép linh mục chủ tế của lễ đám cưới duyệt qua bài hát mà bạn sáng tác để ngài xác nhận là có thích hợp về nhạc và lời hay không và có được dùng trong phụng vụ hay không ? Có nhiều nhạc có thể gọi là "nhạc đạo" vì nội dung nói về Chúa và giáo lý của đạo, nhưng không được gọi là Thánh Ca vì không đủ yếu tố thánh thiện và cộng đồng để được hát trong phụng vụ thánh lễ . Sự xin phép nơi linh mục này, để bạn chỉ được phép hát trong thánh lễ đám cưới này mà thôi . Đó là chúng ta đã lý luận theo "kẽ hở" của điều 60 trong Huấn Thị "Về Âm Nhạc Trong Phụng Vụ" (Instructio de Musica in Sacra Liturgia) của Thánh Bộ Lễ Nghi, ban hành Ngày 5 tháng 3 năm 1967 .
Điều 60. Các cung điệu mới được sáng tác cho các bản văn bằng ngôn ngữ hiện đại,chắc chắn cần phải qua thử nghiệm mới đạt tới mức già dặn và sự hoàn mỹ cần thiết. Tuy nhiên, không được viện lý do dùng thử mà làm cẩu thả, không xứng với sự thánh thiện của nơi chốn, và sự trang trọng của các lễ nghi phụng vụ cũng như lòng đạo đức của tín hữu. (Bản dịch trong trang Home của www.Catruong.com )
Nên nhớ tính cách "thử nghiệm" này chỉ được dùng trong thánh lễ riêng biệt này thôi . Và linh mục chủ tế chỉ có quyền rất giới hạn Nihil Obstat = không có gì trở ngại (nothing hinders), và ngài phải đồng ý cho "thử nghiệm" trong phạm vi thánh lễ của ngài chủ tế thì bạn mới được hát.
Dù vậy bạn cũng không được in bài hát này vào trong cuốn sách nhỏ mà các đám cưới hay in . Vì làm như vậy bạn đã vi phạm chính qui luật của giáo hội về Imprimatur = được phép in (Let it be printed). Để muốn in ra và phổ biến trong nhà thờ hát, bạn phải có phép của ĐGM địa phương nơi bạn ở, hoặc bất cứ ĐGM ở địa phận nào có văn phòng chấp thuận Imprimatur . Vì theo nguyên tắc của đạo Công Giáo, chỉ có ĐGM có thẩm quyền địa phương mới có quyền cho Imprimatur mà thôi. (Cho in tức là cho phổ biến để mọi người xử dụng ).
Việc gì cũng cần thời gian phải không bạn !
Cũng như bà mẹ muốn sinh đứa con thì phải đợi và cưu mang đến 9 tháng 10 ngày , bạn muốn có đứa con tinh thần để mọi người có thể dùng để ca tụng Chúa trong Phụng Vụ thì cũng phải qua thời gian dài thử thách và chờ đợi này. Không có người con nào được sinh ra bởi 9 bà mẹ mang thai trong vòng một tháng cả . Bạn cũng không thể nào rút ngắn thời gian để kiểm duyệt một bài hát thánh ca được .
Kho tàng Thánh Ca Việt Nam đã có rất nhiều bài hát cho đám cưới của nhiều tác giả nổi tiếng sáng tác đã được Imprimatur cho phép hát trong Phụng Vụ . Bạn hãy bàn với ca đoàn nên chọn những bài hát này cho đúng với quy luật của phụng vụ .
À mà nếu bạn muốn hát những bài "nhạc đạo" này trong bữa tiệc đám cưới (ngoài thánh lễ) thì không cần phải xin phép gì cả đâu .
Trần Trùng Trục
[email protected] |
|
|