Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đ�p
 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Vấn đề Thánh nhạc (Trầm Thiên Thu)

Note: You must be registered in order to post a reply.

Screensize:
UserName:
Password:
Format Mode:
Format: BoldItalicizedUnderlineStrikethrough Align LeftCenteredAlign Right Horizontal Rule Insert HyperlinkInsert EmailInsert Image Insert CodeInsert QuoteInsert List
   
Message:

* HTML is OFF
* Forum Code is ON
Smilies
Smile [:)] Big Smile [:D] Cool [8D] Blush [:I]
Tongue [:P] Evil [):] Wink [;)] Clown [:o)]
Black Eye [B)] Eight Ball [8] Frown [:(] Shy [8)]
Shocked [:0] Angry [:(!] Dead [xx(] Sleepy [|)]
Kisses [:X] Approve [^] Disapprove [V] Question [?]

VietTyping off VIQR mode VNI mode Telex mode
 
   

T O P I C    R E V I E W
dovyha Posted - 11/02/10 : 08:44
Xin chia sẻ bài viết vừa nhận được qua email.
dovyha

_______________________


Vấn Đề Thánh Nhạc

Ngày xưa, những người có “máu nhạc” bị gán cho biệt danh “xướng ca vô loài”, tức là bị chê tới mức tối đa. Nhưng ngày nay, cũng người “vô loài” ấy lại được đề cao và được “khao khát”. Đối với Công giáo, từ thời ĐGH Gregoria, âm nhạc được trọng dụng và được đưa vào phụng vụ – gọi là Bình ca và Thánh nhạc. Như vậy, âm nhạc Công giáo mang tính thánh thiện, như thánh Augustinô đã so sánh: “Hát là cầu nguyện hai lần”.

Thực ra tự thân âm nhạc không xấu, vì âm nhạc là quốc tế ngữ. Nó bị coi là xấu chỉ vì người sử dụng nó không đúng thôi!

Từ nhỏ, không hiểu sao tôi đã rất thích nghe nhạc trên sóng phát thanh, dù thân nhân không ai có “máu nhạc”. Tôi cũng bị coi là “không giống ai”, một dạng “vô loài”. Và rồi tôi tự tìm hiểu âm nhạc qua các tài liệu của Ns Thiên Quang và Lm Ns Kim Long. Mỗi đêm, tôi tự mày mò tập đánh Harmonium “rách nát” của một nhà thờ nhỏ với chiếc đèn dầu leo lét. Rồi tôi bắt đầu viết thánh ca khi 16 tuổi, viết nhiều dù còn “non nớt” (về mọi mặt), tôi viết trước khi được thọ giáo Ns Hùng Lân. Tôi viết nhiều hơn khi tôi làm ca trưởng suốt thập niên 1980 và 1990. Lúc đó, tôi viết trước tiên là do nhu cầu thực tế của các giáo xứ, vì ở vùng quê lúc đó thiếu thốn đủ thứ!

Với thực tế sáng tác của mình, tôi tự thấy một nghịch lý: Khi cảm thấy tâm hồn an thái và lòng đạo đức tăng thì tôi không viết được gì, ráng cách mấy cũng… “bó tay”! Nhưng khi tôi thấy mình tội lỗi, khô khan và nguội lạnh thì tôi lại khả dĩ viết những bài thánh ca “có hồn”, đượm chất đạo đức và thánh thiện. Có lẽ chính nhờ cảm giác ray rứt, cũng có thể đó là lời cầu nguyện thống thiết của một gã-lãng-du-tội-lỗi trong tôi. Nhưng đó là một nghịch-lý-thuận. Vâng, “ở đâu càng tội lỗi thì càng nhiều ân sủng” (Thánh Phaolô).

Tuy nhiên, viết đã khó rồi, phổ biến tác phẩm càng khó hơn nhiều, thậm chí là rất “gay go”. Muốn phổ biến tác phẩm âm nhạc thì phải “quen biết” và có tài chính. Nhạc đời đã vậy, thánh ca cũng không hơn gì. Rất nhiều thánh ca của tôi đã được Đức cố GM Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (Xuân lộc) cho Imprimatur mà vẫn “nằm im” trong tập bản thảo. Nếu không có “máu” thì rất dễ nản chí và “xuống tay”!

Khỏang gần 20 năm trước, Đài Veritas (Chân lý) phát một số thánh ca của tôi trên làn sóng. Họ hứa sẽ thu vào băng và chuyển về cho tôi, anh bạn tôi nghe đài và cũng nghe được lời hứa đó. Nhưng đó chỉ là “lời-hứa-ở-thì-tương-lai”, nghĩa là không bao giờ có thì hiện tại. Nhà Đạo còn vậy huống chi… nhà Đời! Sự thật luôn mất lòng. Quá phũ phàng!

Tôi không có ý phê phán hay chê trách ai mà chỉ bày tỏ tâm sự rất thật riêng tôi mà thôi!

Tất nhiên, là con người nên vẫn đầy tham-sân-si, khó tránh khỏi tình cảm riêng. Nhưng cần làm sao cho ở mức “phải chăng” thôi. Tôi chợt nhớ câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Về sự nổi tiếng, có người sinh ra và được nó rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Ở đây người viết không có “ý đồ” theo kiểu nổi tiếng trần tục, mà chỉ muốn chia sẻ với cả tấm chân tình…

Dâng Thiên Chúa khúc tân ca
Là lời cảm tạ lòng Cha nhân lành
Dù cho lạc điệu, sai vần
Nhưng rất chân thành phận cát bụi con!

Ngày 29/9/2010, lễ kính các Tổng lãnh Thiên thần. Nghe người chị tinh thần nói: “Chị nghe dạo nhạc là chị đoán lễ về Thiên thần”. Tôi lấy làm lạ vì Thánh ca về Thiên thần rất hiếm. Buổi chiều, tôi dự Thánh lễ, và tôi “giật mình” khi nghe ca đoàn hát bài về Chúa Thánh Thần. Thì ra vậy!

Điều đó chứng tỏ người có trách nhiệm với ca đoàn không hiểu đúng Phụng vụ, không phân biệt Thánh Thần và Thiên thần. Và nếu vậy thì sai tín lý Công giáo!

Ngày xưa, người đệm đàn trong nhà thờ không phải chỉ biết đánh đàn mà còn phải biết phụng vụ. Ngày nay đã thoải mái hơn, thế nên có khi người đệm đàn hoặc ca trưởng có thể có những người thiếu kiến thức về phụng vụ.

Trước đây, tôi thấy có linh mục (một giáo xứ thuộc giáo phận Xuân lộc) đích thân tập hát cho cộng đoàn hát bài Dâng về Mẹ (Con dâng về Mẹ một niềm tin yêu bao la…) làm bài ca dâng lễ, và thường sử dụng như vậy. Tại một nhà thờ thuộc giáo hạt Gia định, giáo phận Saigon, tôi thấy ca đoàn sử dụng bài Lời Thiêng (Lời thiêng dâng Chúa từ trong đáy tim âm thầm…) làm ca dâng lễ. Một số nhà thờ cũng đã và đang sử dụng bài này làm ca dâng lễ (sic!). Có lẽ do điệp khúc bài Lời Thiêng có câu “Bàn tay con nâng lên cao, dâng Chúa hết những ý nghĩ, dâng Chúa trót xác thân con…” nên họ cho đó là ca dâng lễ!

Thực ra bài Dâng về Mẹ là bài tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ, bài Lời Thiêng chỉ nói lên tâm nguyện con người đối với Chúa và là dạng bài Ca nguyện. Giáo hội bớt khắt khe hơn trước nhưng không phải vì vậy mà tự do thái quá, không phải cứ thấy bài nào có chữ DÂNG là cứ “vô tư” sử dụng làm ca dâng lễ.

Về phần lời ca, như bài Con chỉ là tạo vật (Phanxicô) vẫn thấy các ca đoàn “vô tư” hát: Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật… Chúng ta không thể là TẠO VẬT mà chỉ là THỤ TẠO, vì Tạo vật là Tạo hóa – tức Thiên Chúa, theo cách gọi của Công giáo. Ngữ nghĩa đã bị hiểu sai lệch, riết rồi quen, nhưng không lẽ cứ “quen” mãi một thói quen “lệch lạc” như vậy? Dục Tử nói: “Thấy đúng mà không theo thì là DỞ, thấy sai mà không sửa thì là MÊ”.

Mong sao thánh ca được sử dụng đúng phụng vụ hơn. Đừng khinh suất!

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU

Nguồn: http://www.daminhvn.net/index.php?option=com_content&view=article&id=3103:van-de-thanh-nhac&catid=21:tai-lieu&Itemid=50
7   L A T E S T    R E P L I E S    (Newest First)
imtuan Posted - 11/27/15 : 12:48
Cám ơn anh TranTrungTruc -- Bài chia sẻ quá hay, càng đọc càng thấy mình dở quá và cần học hỏi (và nhớ) thêm.

thân,
tuan

"Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony."
Gandhi (1869-1948)
Trantrungtruc Posted - 11/22/15 : 16:43
quote:
Originally posted by xuandan22

Cái quan trọng nó không phải nằm ở từ :" tạo vật" mà nó nằm ở : Con xin dâng lên chính LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA"
Câu này sai tín lý nhé, vì dâng lễ là dâng những gì mình có : vui,buồn, lo lắng, lời cảm ơn, bánh, rượu, công sức .... nhưng tuyệt nhiên không có : CHIÊN THIÊN CHÚA để dâng
Thiên Chúa là tình yêu.


Bạn xuandan22 mến, Khi đọc câu tuyên bố nẩy lửa của bạn: "Câu này sai tín lý nhé, vì dâng lễ là dâng những gì mình có : vui,buồn, lo lắng, lời cảm ơn, bánh, rượu, công sức .... nhưng tuyệt nhiên không có : CHIÊN THIÊN CHÚA để dâng", tôi có thể hình dung ra câu nói của bạn như là câu nói của ông quản già ở miền quê ngày xưa mang ra hù dọa thằng bé giúp lễ đang khoanh tay khúm núm sợ sệt vì không thuộc Bổn Đồng Ấu. Thú thật kiểu nói ra oai dọa hù … ngáo ộp đó ngày nay không còn thích hợp nữa, vì nói phải có sách, mách phải có chứng.

Tuy nhiên, tôi không dám nghi ngờ Đức tin của bạn vì những gì bạn trưng giẫn ở đây là có thật, nhưng đó không phải là đức tin của người Công Giáo chúng tôi tuyên xưng. (Có thể bạn không cùng đồng đạo với chúng tôi chăng?)

Xin được cắt nghĩa hai tín điều rất quan trọng mà bạn đề cập đang được dạy trong Giáo Lý của người Công Giáo:

1.Định nghĩa Thánh Lễ: Lễ vật duy nhất là Ðức Ki-tô

Giáo Lý Công Giáo điều 1330 (1341) dạy rằng: Bí tích Thánh Thể được gọi là cuộc Tưởng Niệm Chúa Giê-su chịu chết và sống lại.

Điều: (2643 614) Bí tích Thánh Thể được gọi là Hy Lễ Thánh, vì hiện tại hóa hy lễ duy nhất của Chúa Cứu Thế và bao gồm lễ vật của Hội Thánh. Bí tích Thánh Thể còn được gọi là "hy tế thánh lễ", "hy lễ ca ngợi" (x. Dt 13,15; x. Tv 116, 13.17), hy lễ thiêng liêng (x. 1Pr 2,5), hy lễ tinh tuyền (x. Ml 1.11) và thánh thiện, vì hoàn tất và vượt trên mọi hy lễ trong Cựu Ước.

Điều 1367 (1545) Hy tế của Ðức Ki-tô và hy tế Thánh Thể chỉ là một. Lễ vật duy nhất là Ðức Ki-tô, xưa chính Người dâng trên thập giá, nay được dâng lên nhờ thừa tác vụ linh mục. Chỉ khác biệt ở cách dâng: "Vì trong hy lễ thần linh được cử hành trong thánh lễ, Chính Ðức Ki-tô, Ðấng đã một lần dâng mình bằng cách đổ máu trên bàn thờ thập giá, cũng hiện diện và được sát tế mà không đổ máu, nên hy tế này thực sự có giá trị đền tội." (CONCILUM TRIDENTINUM, Sess. 22a. Doctrina de ss. Missac sacrificio, c.2: DS 1743)

Người theo đạo Baptist chỉ tin rằng Chúa Giê-su đã chết một lần là đủ. Cái chết một lần duy nhất của Ngài đủ để đền bù tội lỗi của cả nhân loại qua khắp mọi thời đại. Người Baptist tin rằng Chúa Giê-su ngày nay đang ở trên trời, tín hữu chỉ cần tin vào Ngài là được cứu rỗi, chỉ cần rửa tội một lần là đủ, là sạch mọi tội, cho nên họ không cần có những bí tích khác. Và vì không tin vào các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể nên họ cho người Công Giáo cử hành Thánh Lễ và tin Chúa Giê-su đang hiện diện trong Thánh lễ chỉ là một hình thức đóng kịch, nhạo báng và phạm thượng, tuyệt đối không có “giá trị đền tội.”

Trái lại, người theo đạo Công Giáo tin theo điều 1324 (864) mà Giáo Lý rằng:

“Bí tích Thánh Thể là "nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Ki-tô hữu" (x. LG 11). "Những bí tích khác cũng như các thừa tác vụ và các hoạt động tông đồ đều gắn liền với bí tích Thánh Thể và qui hướng về đó. Thật vậy, phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Hội Thánh, đó là chính Chúa Ki-tô, Người là mầu nhiệm Phục Sinh của chúng ta" (PO 5).

Đức tin Công Giáo dạy chúng tôi rằng: mỗi lần dâng Thánh Lễ, Chúa Giê-su đều hiện diện vì chính Ngài đã hứa “vì đâu có hai ba người tụ họp nhân danh Ta thì Ta sẽ ở giữa những người ấy”. (Mt 18,20)

Đức tin Công Giáo cũng dạy chúng tôi rằng: Thánh Lễ hằng ngày linh mục dâng là Hy tế tưởng niệm cái chết hy sinh vô giá của Chúa Giê-su. Giáo Hội làm để nhớ đến Chúa, để hiệp thông với Ngài. Chính cái chết của Chúa Giê-su mới là của lễ duy nhất đẹp lòng Thiên Chúa. Của lễ của tạo vật, là của chúng ta dâng: “vui, buồn, lo lắng, lời cảm ơn, bánh, rượu, công sức,…” không có gì xứng đáng để dâng lên Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa cả vũ trụ, nhất là để xin Ngài tha tội, nên phải nhờ vào của lễ vô gía là chính Chúa Giê-su. Ngài chính là Con Chiên bị đem đi sát tế, để đền tội cho chúng ta.
( Bởi thế khi kết Lời Nguyện trong phần Dâng của lễ, linh mục luôn luôn đọc “…Chúng con dâng lên, nhờ Đức Giê-su Kitô, Con Chúa, là Thiên Chúa , và là Chúa chúng con, Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa, hợp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời.”

2.Tại sao gọi Chúa Giêsu là Chiên Thiên Chúa

Con Chiên là hình ảnh được dùng để chỉ Chúa Giê-su đã có nguồn gốc từ thời Cựu Ước. Qua bao thế ky, con người đã dùng xúc vật để tế lễ lên Thiên Chúa. Trong phong tục Do Thái, chiên là con vật chính được dùng trong các buổi tế lễ. Trong các đền thờ, hàng ngày chiên được làm thịt để tế lễ. Nghi lễ giết chiên cũng quan trọng trong ngày Chúa cứu dân Do Thái ra khỏi Ai Cập. Hàng năm người Do thái vẫn ky niệm lễ Vượt Qua này để nhớ lại ngày họ được giải thoát.

Chúa Giê-su được gọi là Chiên Thiên Chúa vì Ngài là của lễ Thiện Hảo hoàn toàn xứng đáng để dâng lên Thiên Chúa.

Thánh Phêrô đã nói: "Anh em hãy biết rằng không phải nhờ những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát khỏi lối sống phù phiếm do cha ông anh em truyền lại. Nhưng anh em đã được cứu chuộc nhờ bửu huyết của Con Chiên vẹn toàn, vô tỳ tích, là Đức Ki-tô. (Phêrô 1: 18-19)

Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gửi Cô-rin-tô: "Quả vậy, Đức Ki-tô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta" (1 Cô rin tô 5:7)

Cái chết của Chúa Giê-su trên Thập giá chính là hình ảnh Vượt qua đi từ sự chết đến sự sống cho chính Ngài và cho cả chúng ta nữa. Nhờ máu Ngài đổ ra mà chúng ta được giải thoát khỏi vòng nô lệ của tội và sự chết. Chính Ngài là niềm hy vọng đưa chúng ta về Đất Hứa là quê Trời. Phúc âm thánh Gioan đã nói rõ Chúa Giê-su chính là Chiên Vượt Qua khi ngài kể lại Chúa đã chết vào chính ngày mà con chiên bị giết trong đền thờ vào lễ Vượt qua (Gioan 19:31).

Trong Phúc Âm thánh Gioan, chính thánh Gioan Tiền hô đã gọi “Đây là Chiên Thiên Chúa Đấng gánh tội trần gian” (Gioan 1:29). Sách Khải Huyền nói về Con Chiên 29 lần. Trong một thị kiến Thánh Gioan đã tả lại: "Bấy giờ tôi thấy đứng ở giữa ngai và bốn Con Vật, giữa các vị Kỳ Mục, một Con Chiên, trông như thể đã bị giết; Chiên đó có bảy sừng và bảy mắt, tức là bảy thần khí của Thiên Chúa đã được sai đi khắp mặt đất. Con Chiên đến lãnh cuốn sách từ tay hữu Đấng ngự trên ngai.

Khi Con Chiên đã lãnh cuốn sách, thì bốn Con Vật và hai mươi bốn vị Kỳ Mục phủ phục xuống trước mặt Con Chiên, mỗi vị tay cầm đàn, tay nâng chén vàng đầy hương thơm, tức là những lời cầu nguyện của dân thánh.9 Các vị hát một bài ca mới rằng:

"Ngài xứng đáng lãnh nhận cuốn sách và mở ấn niêm phong, vì Ngài đã bị giết và đã lấy máu đào chuộc về cho Thiên Chúa muôn người thuộc mọi chi tộc và ngôn ngữ, thuộc mọi nước, mọi dân.
(Khải Huyền 5:6-9).

Sở dĩ tôi cắt nghĩa dài dòng như vậy để mời các bạn một lần nữa trở lại câu Điệp Khúc của bài “Con Chỉ Là Tạo Vật” của tác giả Phanxicô: “Con xin dâng lên con người nhỏ bé có chi đâu (có chi đâu)? ôi ! con người ngàn năm mấy thuở có chi đâu? Con xin dâng lên chính là Chiên Thiên - Chúa gánh tội tình (gánh tội tình) tháng năm máu Người đã đổ.... làm hy - sinh.”

Xin dành phần kết luận cho các bạn.

Tôi cũng thành thật cám ơn bạn xuandan22 đã cho tôi có dịp để ôn lại những tín điều mà chúng tôi vẫn tin mà không hiểu thấu đáo.
tranthe Posted - 11/18/15 : 01:11
Bác xuandan22 ơi, bài này thuộc về phần "Ca nguyện/ Hiệp lễ" chứ không phải "Dâng lễ" đâu; bác thấy catruong.com xếp đây này:
http://www.catruong.com/baihat/hieple_canguyen/conchilataovat_px.pdf
Nhiều ca đoàn xử dụng bài này vào Ca Dâng lễ vì thấy có chữ "Dâng"!

thân mến,
Trần Thế
xuandan22 Posted - 11/18/15 : 00:00
Cái quan trọng nó không phải nằm ở từ :" tạo vật" mà nó nằm ở : Con xin dâng lên chính LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA"

Câu này sai tín lý nhé, vì dâng lễ là dâng những gì mình có : vui,buồn, lo lắng, lời cảm ơn, bánh, rượu, công sức .... nhưng tuyệt nhiên không có : CHIÊN THIÊN CHÚA để dâng

Thiên Chúa là tình yêu.

tiencao05 Posted - 11/06/10 : 14:29
Xin chào quý vị ,

Đọc bài viết trên tôi đã tính viết đôi dòng để cám ơn tác giả về những suy tư của ông, đồng thời cùng xin phản biện đôi điều chưa đồng ý , nhưng bận rộn quá , rất may những điều tôi suy nghĩ nay anh TTT đã viết thay rồi . Cám ơn anh nhiều .

Tóm lại:

1-Về việc hát dâng lễ : không chỉ bó buộc trong các bài hát có dâng bánh rượu, mà còn nhiều bài khác nữa như anh Đỗ Vy Hạ đã trả lời thật ngắn gọn nhưng đầy đủ trong 1 bài dưới đây :

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=6137

"Bạn Le Tuan mến,

Có 3 cách thể hiện phần Dâng Lễ:
a. hát một bài ca
b. giữ thinh lặng
c. hoặc dạo một khúc nhạc

Nếu bạn chọn cách thể hiện là hát một bài ca, bài ca ấy phải có phép chuẩn nhận của Giáo quyền và mang một trong ba đặc tính dưới đây:
1. có ý nghĩa và tâm tình phù hợp với ngày lễ hoặc mùa Phụng vụ;
2. có tâm tình chúc tụng và ngợi khen Thiên Chúa (chẳng hạn như lời Thánh vịnh 140);
3. thích hợp với phần thánh lễ: dâng bánh rượu, dâng hồn xác, tâm tư, v.v...

Như vậy, không nhất thiết là bài Ca Dâng Lễ nào cũng phải có bánh rượu. Dù chúng ta giữ thinh lặng, hay dù chúng ta dạo một khúc nhạc để hướng tâm hồn giáo dân lên cùng Chúa, hay dù chúng ta hát một bài ca không có bánh không có rượu thì Linh mục chủ tế cũng đã đọc thầm (hay đọc lớn tiếng) lời nguyện dâng bánh rượu thay cho cộng đoàn rồi.
Trong phần dâng lễ ở Thánh lễ Tiệc Ly chiều thứ năm Tuần Thánh, Giáo Hội đề nghị chúng ta hát bài ca Ubi caritas (Đâu có tình yêu thương). Bài ca này cũng đâu có bánh có rượu!

dovyha "


Và tại các nhà thờ Hoa Kỳ tôi đã dự , bài dâng lễ hầu như họ đều hát 1 bài có nội dung chúc tụng và ngợi khen Chúa, hoặc có ý nghĩa phù hợp với chủ đề Thánh lễ hôm đó , chứ chẳng thấy dâng bánh rượu đâu cả . Có lẽ đây là điều khác biệt với thói quen của nhà thờ VN .

2- Về chữ TẠO VẬT theo nghĩa phổ biến thông thường hiện nay , mà có nghĩa là Thượng Đế, Thiên Chúa , thì 1 giáo dân bình thường như tôi hoàn toàn không hiểu nổi !!! Điều này đã gây nhiều phản biện , tranh cãi trong các bài viết của tác giả ( nhạc sĩ Phanxicô ) , nhạc sĩ Thế Thông, anh TTT và nhiều bạn khác :

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3177&whichpage=1

" Chào bạn hiền Thế Thông và cảm ơn đã gửi CD. Cũng cảm ơn Thế Thông đã cùng với Ba Tê bắc nhịp cầu cho pxc được gặp anh chị em nơi đây để chung vui với nhau vì tất cả chúng ta có rất nhiều điểm chung trong nhà Chúa. Thông gợi chuyện “tạo vật”, pxc xin chia sẻ để chúng ta cùng nhau trao đổi. Nghe nói có nơi bài “Con chỉ là tạo vật” bị cấm vì ý nghĩa của hai chữ “tạo vật” như Thông đề cập. Dạo pxc xin kiểm duyệt để in tập “Cát Biển Sao Trời”, bài “Con chỉ là tạo vật” được đặt vào nghi vấn cũng vì hai chữ này. Mình cũng nghĩ như Thông, xưa nay cứ nghe “tạo vật” là hiểu rằng đó là “vật được tạo dựng” chứ đâu có ngờ từ điển ghi “tạo vật” là Tạo Hoá. Ban Thánh Nhạc giáo phận yêu cầu tác giả viết bài giải trình nếu muốn giữ nguyên từ “tạo vật”. Nhân bác TTT cũng nêu thắc mắc, Pxc xin đính kèm bản giải trình ấy, rất mong được anh chị em đọc và góp ý thêm. Sau khi xét bản giải trình, Ban Thánh Nhạc đồng ý cho giữ lại hai chữ tạo vật nhưng có cẩn trọng chuyển bài viết này đến Đức cha để ngài đọc trước khi ban phép imprimatur.

Thân. Pxc. "


Thân ái trong Đức Kitô .
Tiến Cao .

Download Attachment: TaoVat.pdf
298.9 KB

ple22 Posted - 11/06/10 : 11:52

Cám ơn anh TTT về bài phản biện rất xúc tích này.

P.
Trantrungtruc Posted - 11/06/10 : 10:58
quote:
Originally posted by dovyha

Xin chia sẻ bài viết vừa nhận được qua email.
dovyha

_______________________


Vấn Đề Thánh Nhạc

Ngày xưa, những người có “máu nhạc” bị gán cho biệt danh “xướng ca vô loài”, tức là bị chê tới mức tối đa. Nhưng ngày nay, cũng người “vô loài” ấy lại được đề cao và được “khao khát”. Đối với Công giáo, từ thời ĐGH Gregoria, âm nhạc được trọng dụng và được đưa vào phụng vụ – gọi là Bình ca và Thánh nhạc. Như vậy, âm nhạc Công giáo mang tính thánh thiện, như thánh Augustinô đã so sánh: “Hát là cầu nguyện hai lần”.

Thực ra tự thân âm nhạc không xấu, vì âm nhạc là quốc tế ngữ. Nó bị coi là xấu chỉ vì người sử dụng nó không đúng thôi!

Từ nhỏ, không hiểu sao tôi đã rất thích nghe nhạc trên sóng phát thanh, dù thân nhân không ai có “máu nhạc”. Tôi cũng bị coi là “không giống ai”, một dạng “vô loài”. Và rồi tôi tự tìm hiểu âm nhạc qua các tài liệu của Ns Thiên Quang và Lm Ns Kim Long. Mỗi đêm, tôi tự mày mò tập đánh Harmonium “rách nát” của một nhà thờ nhỏ với chiếc đèn dầu leo lét. Rồi tôi bắt đầu viết thánh ca khi 16 tuổi, viết nhiều dù còn “non nớt” (về mọi mặt), tôi viết trước khi được thọ giáo Ns Hùng Lân. Tôi viết nhiều hơn khi tôi làm ca trưởng suốt thập niên 1980 và 1990. Lúc đó, tôi viết trước tiên là do nhu cầu thực tế của các giáo xứ, vì ở vùng quê lúc đó thiếu thốn đủ thứ!

Với thực tế sáng tác của mình, tôi tự thấy một nghịch lý: Khi cảm thấy tâm hồn an thái và lòng đạo đức tăng thì tôi không viết được gì, ráng cách mấy cũng… “bó tay”! Nhưng khi tôi thấy mình tội lỗi, khô khan và nguội lạnh thì tôi lại khả dĩ viết những bài thánh ca “có hồn”, đượm chất đạo đức và thánh thiện. Có lẽ chính nhờ cảm giác ray rứt, cũng có thể đó là lời cầu nguyện thống thiết của một gã-lãng-du-tội-lỗi trong tôi. Nhưng đó là một nghịch-lý-thuận. Vâng, “ở đâu càng tội lỗi thì càng nhiều ân sủng” (Thánh Phaolô).

Tuy nhiên, viết đã khó rồi, phổ biến tác phẩm càng khó hơn nhiều, thậm chí là rất “gay go”. Muốn phổ biến tác phẩm âm nhạc thì phải “quen biết” và có tài chính. Nhạc đời đã vậy, thánh ca cũng không hơn gì. Rất nhiều thánh ca của tôi đã được Đức cố GM Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật (Xuân lộc) cho Imprimatur mà vẫn “nằm im” trong tập bản thảo. Nếu không có “máu” thì rất dễ nản chí và “xuống tay”!

Khỏang gần 20 năm trước, Đài Veritas (Chân lý) phát một số thánh ca của tôi trên làn sóng. Họ hứa sẽ thu vào băng và chuyển về cho tôi, anh bạn tôi nghe đài và cũng nghe được lời hứa đó. Nhưng đó chỉ là “lời-hứa-ở-thì-tương-lai”, nghĩa là không bao giờ có thì hiện tại. Nhà Đạo còn vậy huống chi… nhà Đời! Sự thật luôn mất lòng. Quá phũ phàng!

Tôi không có ý phê phán hay chê trách ai mà chỉ bày tỏ tâm sự rất thật riêng tôi mà thôi!

Tất nhiên, là con người nên vẫn đầy tham-sân-si, khó tránh khỏi tình cảm riêng. Nhưng cần làm sao cho ở mức “phải chăng” thôi. Tôi chợt nhớ câu nói của đại văn hào Shakespeare: “Về sự nổi tiếng, có người sinh ra và được nó rơi vào mình, có người tìm mãi cũng thấy, nhưng có người tìm cả đời cũng không thấy”. Ở đây người viết không có “ý đồ” theo kiểu nổi tiếng trần tục, mà chỉ muốn chia sẻ với cả tấm chân tình…

Dâng Thiên Chúa khúc tân ca
Là lời cảm tạ lòng Cha nhân lành
Dù cho lạc điệu, sai vần
Nhưng rất chân thành phận cát bụi con!

Ngày 29/9/2010, lễ kính các Tổng lãnh Thiên thần. Nghe người chị tinh thần nói: “Chị nghe dạo nhạc là chị đoán lễ về Thiên thần”. Tôi lấy làm lạ vì Thánh ca về Thiên thần rất hiếm. Buổi chiều, tôi dự Thánh lễ, và tôi “giật mình” khi nghe ca đoàn hát bài về Chúa Thánh Thần. Thì ra vậy!

Điều đó chứng tỏ người có trách nhiệm với ca đoàn không hiểu đúng Phụng vụ, không phân biệt Thánh Thần và Thiên thần. Và nếu vậy thì sai tín lý Công giáo!

Ngày xưa, người đệm đàn trong nhà thờ không phải chỉ biết đánh đàn mà còn phải biết phụng vụ. Ngày nay đã thoải mái hơn, thế nên có khi người đệm đàn hoặc ca trưởng có thể có những người thiếu kiến thức về phụng vụ.

Trước đây, tôi thấy có linh mục (một giáo xứ thuộc giáo phận Xuân lộc) đích thân tập hát cho cộng đoàn hát bài Dâng về Mẹ (Con dâng về Mẹ một niềm tin yêu bao la…) làm bài ca dâng lễ, và thường sử dụng như vậy. Tại một nhà thờ thuộc giáo hạt Gia định, giáo phận Saigon, tôi thấy ca đoàn sử dụng bài Lời Thiêng (Lời thiêng dâng Chúa từ trong đáy tim âm thầm…) làm ca dâng lễ. Một số nhà thờ cũng đã và đang sử dụng bài này làm ca dâng lễ (sic!). Có lẽ do điệp khúc bài Lời Thiêng có câu “Bàn tay con nâng lên cao, dâng Chúa hết những ý nghĩ, dâng Chúa trót xác thân con…” nên họ cho đó là ca dâng lễ!

Thực ra bài Dâng về Mẹ là bài tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ, bài Lời Thiêng chỉ nói lên tâm nguyện con người đối với Chúa và là dạng bài Ca nguyện. Giáo hội bớt khắt khe hơn trước nhưng không phải vì vậy mà tự do thái quá, không phải cứ thấy bài nào có chữ DÂNG là cứ “vô tư” sử dụng làm ca dâng lễ.

Về phần lời ca, như bài Con chỉ là tạo vật (Phanxicô) vẫn thấy các ca đoàn “vô tư” hát: Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật… Chúng ta không thể là TẠO VẬT mà chỉ là THỤ TẠO, vì Tạo vật là Tạo hóa – tức Thiên Chúa, theo cách gọi của Công giáo. Ngữ nghĩa đã bị hiểu sai lệch, riết rồi quen, nhưng không lẽ cứ “quen” mãi một thói quen “lệch lạc” như vậy? Dục Tử nói: “Thấy đúng mà không theo thì là DỞ, thấy sai mà không sửa thì là MÊ”.

Mong sao thánh ca được sử dụng đúng phụng vụ hơn. Đừng khinh suất!

Thomas Aquinas TRẦM THIÊN THU

Nguồn: http://www.daminhvn.net/index.php?option=com_content&view=article&id=3103:van-de-thanh-nhac&catid=21:tai-lieu&Itemid=50



Lời bạt:


Đáng nhẽ tôi không dám viết những lời chia sẻ trong topic này, vì tôi không biết tác giả “Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu” là ai . Ngài có là một member trong trang diễn đàn của chúng ta hay không?

Đi tìm về nguồn xuất xứ của bài viết này thì tôi thấy đang có đăng ở rất nhiều nơi. Ví dụ:

- Trong phần “Tài Liệu” của dòng Đa Minh Việt Nam, Tỉnh Dòng Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo mà trong bài viết đã có nói: http://www.daminhvn.net/index.php?option=com_content&view=article&id=3103:van-de-thanh-nhac&catid=21:tai-lieu&Itemid=50

- Và ở trang "Phố Việt Bút Ký" dưới hàng tên giới thiệu là “Trầm Thiên Thu composer”: http://blogs.phoviet.com/tramthienthu/2010/10/01/v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-thanh-nh%E1%BA%A1c/

- Và trong trang "Dòng Chúa Cưu Thế Hải Ngoại": http://www.denducmehangcuugiup.com/?p=7032

- Và trên trang "Thánh Ca Việt Nam": http://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=25087

- Cả trên trang "Hoa Tình Thương":
http://hoatinhthuong.net/?option=com_content&view=article&id=2454:vn--thanh-nhc&catid=62:bai-viet-chia-se&Itemid=87&fontstyle=f-smaller

Đi tìm quí danh “Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu” trên mạng lưới toàn cầu thì có rất nhiều bài trùng tên tác giả. Ví dụ có những bài hát, bài chuyển ngữ “Thần học”, bài suy niệm đăng trên “Truyền Thông Công Giáo”, là “Trang tin của Uỷ ban Truyền thông Xã hội, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam” và đặc biệt bài “Tự Giới Thiệu” trên trang blog “Viết Cho Nhau”. Xin mạn phép giới thiệu với các bạn để thêm tài liệu tra khảo: http://vietchonhau.blogspot.com/2010/09/tu-gioi-thieu-tram-thien-thu.html . Và ở đây nữa: http://my.opera.com/tramthienthu/about/

Vì anh Đỗ Vy Hạ có post bài này trên trang Diễn Đàn Ca Trưởng với lời giới thiệu: Xin chia sẻ bài viết vừa nhận được qua email. dovyha nên tôi cũng mạn phép được viết bài này trong phạm vi và đối tượng độc giả là các bạn quen biết trên trang Diễn Đàn này, và đồng thời cũng rất mong muốn gửi đến tác giả “Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu” như là một bài tham khảo, cùng tìm hiểu về Thánh Nhạc, nhất là Thánh Nhạc Việt Nam để chúng ta được học hỏi nơi nhau nhiều hơn.

Bài viết này sẽ được sửa lại để đăng trên trang web tài tử của tôi. Nếu các bạn có rảnh rỗi, xin ghé thăm : www.artbyhao.com

Cơn Mê … Bất Tận!


Trần Ngọc Đăng

Đọc xong bài viết ngắn ngủi của tác giả Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu thì tự nhiên tôi gần như sắp bị rơi vào … Mê hồn trận (như tình tiết trong một chuyện phim Tào). Số là bạn Trầm Thiên Thu, khi kết bài viết, đã đưa độc giả vào ... một thế bí mà độc giả … cười cũng không dám cười, mà khóc cũng chả có ra nước mắt. Bạn đã trích câu nói của ông Dục Tử (ông thần hối người ta chết sớm đó mà !!!). Rằng thì là : “Dục Tử nói: ‘Thấy đúng mà không theo thì là DỞ, thấy sai mà không sửa thì là MÊ’ “.

Bạn còn bắn thêm một câu cho chắc ăn như một mũi tên cắm “phập” vào cột đèn, đuôi còn đang rung rung: “Mong sao thánh ca được sử dụng đúng phụng vụ hơn. Đừng khinh suất ! “

Đấy nhé, các đằng ấy mà đã có đọc bài viết chia sẻ trên thì thế nào cũng bị rơi vào một trong hai sự cố … khẩn trương này:

- Một là thấy tác giả nói đúng mà không theo thì bị cho là Dở . Dở ở đây có nghĩa là Dở hơi, Dở người , theo kiểu nói ngày nay thì có nghĩa là Dở… mát, có nghĩa là “không bình thường.”

- Hai là nếu thấy nói sai mà không sửa thì bị gọi là Mê. “Sự sửa” ở đây là người đọc phải tự sửa mình, phải đấm ngực thình thình như kẻ trộm đang đập cửa; nếu không thì là kẻ đang ngủ … , mê một cơn mê … bất tận. (Tôi nhắc đến hai chữ “bất tận” vì nó làm tôi nhớ đến cái cảnh nghèo và khổ triền miên không lối thoát trong chuyện phim buồn Cánh Đồng Bất Tận đang chiếu ở Việt Nam, làm biết bao nhiêu khán giả phải “ún” đầy nước mắt).

Có những tâm sự mà tác giả đã chia sẻ thật cảm động! Nào là kinh nghiệm chong đèn dầu tập đàn Harmonium của tác giả (chứ không được đàn keyboard tối tân … hại điện như bây giờ). Nào là phải tự mò mẫm tìm tòi đọc sách, tự học hỏi âm nhạc để rồi cũng ở cái tuổi mà các văn nhân thi sĩ gọi là … “khờ khạo ngây ngô đó”, tác giả Trầm Thiên Thu cũng đã có thể viết được nhạc, “viết trước khi được thọ giáo Ns Hùng Lân.” Và rồi sau kinh nghiệm làm ca trưởng và viết nhạc mấy chục năm đó, những kinh nghiệm đầy ấn tượng, đã để lại trong lòng tác giả nhiều ấp ủ, nhiều suy tư, nhiều thao thức, nhiều trăn trở, để rồi ngày hôm nay phải viết lên thành những lời tâm huyết lưu truyền cho hậu thế .

Nếu tác giả chỉ có "không có ý phê phán hay chê trách ai mà chỉ bày tỏ tâm sự rất thật riêng tôi mà thôi!" thì chúng ta đọc, như là đang nghe một lời chia sẻ ... suy niệm Phúc Âm trong những giờ kinh tối (có nghĩa là nghe xong tai này bỏ ra tai kia). Nhưng ở đây, tác giả lại kết bài viết bằng một lời cảnh cáo rất ngầu nghịa nghe oang oang như một vị tướng Tào sửa soạn xuống thuyền đem quân đánh chiếm đảo Trường sa. Tôi xin được phép trích lại một lần nữa:

Dục Tử nói: “Thấy đúng mà không theo thì là DỞ, thấy sai mà không sửa thì là MÊ ".

Mong sao thánh ca được sử dụng đúng phụng vụ hơn. Đừng khinh suất!


Vâng, thưa các bạn, ai trong chúng ta mà không biết Thánh Nhạc phải theo đúng qui luật của Phụng Vụ ?

Nhưng thế nào là ”đúng”, thế nào là ”sai” ?

Đối với “thân phận mỏng dòn như cánh chuồn chuồn” của chúng ta đây, thì vẫn còn là vấn đề, phải tìn hiểu, phải tranh cãi thì mới “thuộc làm lòng”. Tranh cãi không phải để đòi thay đổi những qui luật của Phụng Vụ, nhưng là để chúng ta có dịp học hỏi, tìm hiểu thêm hầu có thể thực hành những qui luật của Giáo Hội cho được hoàn hảo .

Nói thật với các bạn, chúng ta tuy là những người vô danh tiểu tốt, tiếng tăm chả có (đã bảo “tìm cả đời cũng không thấy cơ mà !” Huống chi là chuyện có tiếng tăm nổi lềnh bềnh như lục bình trôi sông). Chúng ta còn biết giữ qui luật của Phụng Vụ kỹ lưỡng hơn các đấng bậc cầm quyền.

Cứ suy gẫm “15 sự khó thương” của các đấng, các bậc nhạc sĩ cổ thụ, đại tài, đối với chỉ thị của Toà Thánh về việc hát Bộ Lễ, Thánh Vịnh Đáp Ca, phải giữ trung thành với bản văn thông dịch chính thức sang tiếng Việt Nam đã được Toà Thánh chấp thuận, thì rõ.

Ai DỞ, ai ? chỉ có Chúa mới có quyền phán quyết phải không các bạn ?

Còn đối với chúng ta, nếu muốn nói cái sự DỞ hay sự MÊ ở đây thì cũng chỉ là nói chuyện ... tào. Tào là tào ... lao thiên địa, chứ không phải là Tào Trung Quốc, Made in China đâu. (Sẽ nói thêm về chuyện Tào và tiếng Tào trong lời bàn về chữ “tạo vật” ở sau ).

Bởi thế tôi cũng ráng gồng mình chia sẻ (vừa “chia” - vừa “sẻ” để hiểu cho kỹ) với tác giả Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu cho vui, để xem cho biết ai DỞ ai MÊ !!! Hì Hì !!!! (Chỉ nói chơi thôi đấy nhá !!!)

Thật ra những topics này cũng chỉ là chuyện "ăn cơm mới nói chuyện cũ ". Xin phép được giới thiệu lại với các bạn trẻ mới tham gia trang Diễn Đàn này, vậy thôi .

Sau khi đọc bài chia sẻ của tác giả Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu, có hai vấn đề mà chúng ta cần tìm hiểu trong nhiều tỉ dụ (chỉ có hai thôi cũng đủ mệt rồi, huống chi là cả ... tỉ ) để học hỏi thêm. Đó là:

1) Chỉ thị của GH về bài hát trong phần dâng của lễ.
2) Ý nghĩa của chữ “tạo vật” trong tiếng Việt nam.

Đề tài 1: Ý nghĩa của phần dâng của lễ


Đọc phần chia sẻ, chúng ta thấy bạn Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu đã kể:

“Tại một nhà thờ thuộc giáo hạt Gia định, giáo phận Saigon, tôi thấy ca đoàn sử dụng bài Lời Thiêng (Lời thiêng dâng Chúa từ trong đáy tim âm thầm…) làm ca dâng lễ. Một số nhà thờ cũng đã và đang sử dụng bài này làm ca dâng lễ (sic!). Có lẽ do điệp khúc bài Lời Thiêng có câu “Bàn tay con nâng lên cao, dâng Chúa hết những ý nghĩ, dâng Chúa trót xác thân con…” nên họ cho đó là ca dâng lễ!

Thực ra bài Dâng về Mẹ là bài tôn kính và cầu nguyện với Đức Mẹ, bài Lời Thiêng chỉ nói lên tâm nguyện con người đối với Chúa và là dạng bài Ca nguyện. Giáo hội bớt khắt khe hơn trước nhưng không phải vì vậy mà tự do thái quá, không phải cứ thấy bài nào có chữ DÂNG là cứ “vô tư” sử dụng làm ca dâng lễ.”


Ở đây chúng ta không cần phải nói về bài hát “Dâng về Mẹ” vì ý nghĩa thật tỏ tường là bài hát này không thích hợp trong phần Dâng Lễ, kể cả cho phần dâng Lễ trong Thánh Lễ biệt kính Đức Mẹ. Nhưng còn bài "Lời Thiêng dâng Chúa từ trong đáy tim âm thầm" thì sao ?

Trước khi có câu trả lời, thiết tưởng chúng ta cần ôn lại những suy tư về phần Dâng Lễ này trong ý nghĩa toàn thể của Thánh Lễ là Hy Tế chúng ta cử hành dâng lên Thiên Chúa.

Linh mục Josef Jungmann, SJ trong The Mass of the Roman Rite (1986) đã cắt nghĩa như sau:

Kinh nguyện mà vị chủ tế đọc trên lễ vật mà cộng đoàn vừa dâng lên là:

Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất,
Chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này
là hoa màu ruộng đất và công lao của con người,
chúng con dâng lên Chúa để trở nên bánh trường sinh cho chúng con.

Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất,
Chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con rượu này
là sản phẩm từ cây nho và công lao của con người, chúng con dâng lên Chúa để trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con.


Trong kinh nguyện này, mặc dầu ngôn ngữ là nói về bánh và rượu nhưng ý nghĩ Thần học thật là rõ ràng: Chúng ta dâng lại cho Thiên Chúa những gì Ngài đã ban tặng cho chúng ta . Lời nguyện này mang ba ý nghĩa : Bánh và rượu là sản phẩm của trái đất này và do đó tượng trưng cho thế giới và đời sống của chúng ta . Bánh và rượu cũng tượng trưng cho công lao của con người, và chúng ta dâng lên Chúa để trở nên lương thực thiêng liêng nuôi sống chúng ta . Do đó của lễ chúng ta dâng lên Chúa trong phần Dâng lễ vật không chỉ có giới hạn theo nghĩa là chỉ có bánh và rượu, mà chúng ta còn phải “vượt qua nhũng sự vật hữu hình mà say mến những sự vô hình."

Đây cũng chính là cơ hội trong Thánh Lễ, để người tín hữu tập dâng chính mình . Cũng lưu ý là bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ mới, trong phần dâng lễ đã thay thế "lễ vật" bằng "hy lễ" (Xin Chúa nhận hy lễ [sacrifice] bởi tay cha...).

Những hy lễ đó là:

Hy lễ của thời gian (time):
Thời gian là của Chúa . Chúa đã ban cho chúng ta cả đời người để sống nhưng có bao giờ chúng ta nghĩ phải dâng lại một phần thời gian này cho Chúa để đến gặp Ngài nói lời cám ơn, để ca tụng và tôn vinh Ngài.

Hy lễ của tài năng (talent):
Thiên Chúa ban cho chúng ta rất nhiều tài, nhưng chúng ta đã dùng biết bao khả năng đang có mà dâng lại cho Chúa .

Hy lễ của tài sản (treasure):
Tất cả mọi sự Chúa ban cho chúng ta, tiền bạc, vật chất của cải, để chúng ta hưởng. Chúng ta đã bới ra bao nhiêu phần dâng lại cho Chúa.

Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng đã ca ngợi : ở nhiều nơi, không có hát nhưng mà cả nhà thờ giữ thinh lặng . Theo ngài, việc đúng nhất và có hiệu quả nhất là ta xem việc chuẩn bị lễ phẩm không phải chỉ là những việc làm bề ngoài nhưng là một tiến trình chính yếu của nội tâm. Đây chính là ý nghĩa của sự kết hiệp với Thiên Chúa mà ngài muốn nhấn mạnh. Chúng ta phải cần nhìn trong con người của chúng ta, xem chúng ta có thể là chính của lễ trong hy lễ của Ngôi Lời qua việc chúng ta được thông phần với hành động tự hiến mình lên Thiên Chúa của Chúa Giêsu hay không? Và rồi sự thinh lặng này không phải chỉ là khoảng thời gian chờ đợi bên ngoài, nhưng là chúng ta đang từ bỏ mình, dọn đường, đặt mình trước mặt Chúa, xin Ngài cho chúng ta được sẵn sàng để biến đổi . (The Spirit of the Liturgy, trang 210-211)

Những người chủ trương cắt nghĩa “ý chính của phần Dâng Lễ” là dâng bánh và rượu là thì quả là giới hạn vào hành động, không những không đi đúng với sự hướng dẫn của GH, mà còn làm nghèo nàn, thiệt thòi cho những ý nguyện của cả cộng đoàn dân Chúa tham dự Thánh Lễ .

ĐGH Benedictô XVI đã nói rất nặng lời: "Nếu những hành động khác biệt bên ngoài trở thành ý chính của phụng vụ, nếu phụng vụ mà giảm thành những tác động tổng quát, thì tự căn bản chúng ta đã hiểu sai cái "theo - drama" của phụng vụ mà thành ra như là làm trò hề vậy."

"If the various external actions become the essential in the liturgy, if the liturgy degenerates into general activity, then we have radically misunderstood the "theo-drama" of the liturgy and lapsed almost into parody." (TSOTL: trg 171-175)

Xin đưa ra một bằng chứng hướng dẫn cụ thể để chúng ta cùng hiểu thêm: Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ năm 1972 đã ra văn kiện " Music In Catholic Worship", coi như là văn kiện chính thức về Thánh Nhạc trong toàn nước Hoa Kỳ. Và sau khi Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Roma (bản năm 1974) ban hành, nhiều Địa phận cũng đã có những chỉ thị riêng. Đây là nguyên văn bài Hướng Dẫn Về Ca Nhạc Trong Thánh Lễ về phần "Chuẩn Bị Lễ Phẩm của Giáo Phận Orange Hoa Kỳ, ban hành ngày 6 tháng 10, năm 2005 :

"Chuẩn Bị Lễ Phẩm


- Ca tiến lễ sẽ hát cùng một lúc và ca mừng các khía cạnh đời sống cộng đồng của việc tiến lễ.
- Dù hát hay dạo nhạc cũng phải kéo dài cho hết lúc tiến lễ và chuẩn bị bánh và rượu (trên bàn thờ).
- Trong Giáo Phận Orange Hoa Kỳ, có bốn chọn lựa cho bài Ca Dâng Lễ, cũng giống như Ca Nhập Lễ:
1) Điệp ca cùng với Thánh Vịnh ghi trong sách Graduale Romanum
2) Điệp ca theo mùa cùng với Thánh Vịnh trong sách Graduale Simplex.
3) Dùng một bài hát từ một bộ Điệp Ca hay Thánh Vịnh được công nhận bởi Hội Đồng Giám Mục Hoặc Giám Mục địa phương.
4) Dùng bản hát nào khác phù hợp được công nhận bởi Hội Đồng Giám Mục Hoặc Giám Mục địa phương.
- Bản văn có thể để ngợi ca dùng theo Mùa hoặc lấy từ ca tiến cấp của Sách Lễ Roma có
các câu Thánh Vịnh.
- Không cần nói về bánh rượu hay việc dâng của lễ.

- Nhạc khí, bài hát cộng đồng hoặc hòa nhạc có thể được dùng.
- Hát dâng lễ thì luôn luôn đi theo với việc tiến lễ và chuẩn bị lễ phẩm, ngay cả khi không
có việc tiến lễ đi nữa.


Đọc qua những hướng dẫn trên chúng ta thấy, GH đã nhấn mạnh và đặt ưu tiên hàng đầu cho những bài Thánh Vịnh, hay những Ca Khúc có nền tảng lời ca nguyên ngữ lấy từ Thánh Vịnh. Cả ba hướng dẫn 1,2,3 đều nói những bài Thánh Vịnh đã được chính GH soạn ra và chấp thuận cho dùng trong Thánh Lễ .

Xem như thế thì chúng ta có thể rất dễ dàng dùng những bài “Ca khúc Thánh Vịnh Đáp Ca” của ngày xưa mà các nhạc sĩ đã sáng tác, để hát trong phần Dâng Lễ này. Vì bây giờ, nếu những bài hát đáp ca này - nếu có lời ca không trung thành với bản dịch chính thức của GH - mà đem hát trong phần Thánh Vịnh Đáp Ca sau bài đọc I như trước, thì không còn đúng với chỉ thị của Giáo Hội nữa. Xin xem “Những câu hỏi và trả lời liên quan đến việc dệt nhạc cho Bộ Lễ KYRIE và Thánh Vịnh Đáp Ca” ở trang Thánh nhạc » Hướng Dẫn Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: http://www.hdgmvietnam.org/huong-dan-muc-vu.105.18.aspx

Và cũng xin đọc bài nghiên cứu rất công phu của nhạc sĩ Khổng Vĩnh Thành ở đây: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=6280

Mục đích GH muốn mọi nhạc sĩ dệt nhạc cho những bài Thánh Vịnh Đáp Ca phải đi theo sát với văn bản chính thức, không được thêm bớt hoặc thay đổi, vì GH muốn bảo vệ và lưu truyền sự đồng nhất của những bản văn Thánh Kinh chính thức đó, đang dùng trong phụng vụ. Thánh Vịnh Đáp Ca là một phần không thể thiếu sau bài đọc thứ I, trong phần Phụng Vụ Lời Chúa .

Trở lại phần nội dung trong những bài Thánh Vịnh mà GH đã soạn để dùng trong phần hát dâng của lễ (sách Graduale Romanum hay sách Graduale Simplex), thì ta thấy rất hiếm có những bài TV chỉ có nội dung là dâng bánh và rượu trong đó. Thánh Vịnh là những thi ca đã có từ thời Cựu Ước xa xưa, và trải qua mấy ngàn năm, GH vẫn luôn dùng những bài Thánh Vịnh này làm Thánh Ca để hát ca tụng Thiên Chúa trong các nghi thức phụng vụ. Những thi ca này đã có lời ca đầy cảm xúc, dạt dào với những tâm tình cầu nguyện, thống hối ăn năn, ca tụng ngợi khen tôn vinh và cậy trông vào Thiên Chúa .

Xin đọc thêm một đề tài tương tự mà tôi đã được hân hạnh đóng góp ý kiến trên diễn đàn Ca Trưởng : http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3241

Hoặc trên trang của Việt Catholic ở đây:
http://vietcatholic.org/News/Html/53088.htm

Đề Tài 2: Ý nghĩa của chữ Tạo Vật trong tiếng Việt Nam ngày nay .


Bạn Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu đã viết và phê bình như sau:

“Về phần lời ca, như bài Con chỉ là tạo vật (Phanxicô) vẫn thấy các ca đoàn “vô tư” hát: Lạy Chúa, con chỉ là tạo vật… Chúng ta không thể là TẠO VẬT mà chỉ là THỤ TẠO, vì Tạo vật là Tạo hóa – tức Thiên Chúa, theo cách gọi của Công giáo. Ngữ nghĩa đã bị hiểu sai lệch, riết rồi quen, nhưng không lẽ cứ “quen” mãi một thói quen “lệch lạc” như vậy?”


Thật ra đây không phải bạn Thomas Aquinas Trầm Thiên Thu là người đầu tiên nói đến chữ “tạo vật” theo ý nghĩa này. Lm Stephanô Huỳnh Trụ, một học giả rành chữ Hán cũng đã đặt nặng vấn đề ý nghĩa của chữ này trong bài viết tựa đề “Tạo Vật: "Tạo Hoá" hay "vật thụ tạo" ?” đăng trên báo Thánh Nhạc Ngày Nay , số 29 tháng 1 năm 2008. Các bạn có thể đọc nguyên văn bài viết đó ở đây: http://www.calendi.com/thanhnhac/uploaded/trantrungtruc/TaoVat_LM_HuynhTru_s.pdf

Tôi cũng đã có dịp hân hạnh viết một bài nghiên cứu để chia sẻ và đóng góp ý kiến với Lm Stephanô Huỳnh Trụ. Trong đó, tôi đã đồng ý với ngài là chữ “Tạo Vật” nguyên ngữ là của chữ Tàu, nhưng tôi đã hoàn toàn không đồng ý với ngài về cách dùng chữ đó trong tiếng Việt Nam. Vì từ thời ông Nguyễn Trường Tộ, cách đây 130 năm đến nay, không có bằng chứng dùng chữ “Tạo Vật” mang ý nghĩa chỉ Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa đang còn được dùng trong văn hóa và tiếng Việt Nam nữa. Trái lại, tôi đã theo phương pháp nghiên cứu Mục Vụ (Method in Ministry) của hai ông bà Whiteheads để đi tìm những lần dùng chữ “tạo vật” trong văn chương Công Giáo Việt Nam.

Phương pháp này khuyên rằng khi ta đưa ra bất cứ những phán quyết gì liên quan đến những vấn đề Mục Vụ ngày nay, người ta phải dựa vào ba nguồn tài liệu chính. Đó là:

- Dựa vào các văn kiện nói về Truyền thống Kitô giáo
(Christian Tradition) chẳng hạn như các bản dịch Thánh Kinh, bản dịch các Văn Kiện của Giáo Hội .

- Dựa vào những kinh nghiệm cá nhân
(personal experience) bao gồm những suy tư, những chia sẻ của các nhà thần học và học giả đã có sử dụng danh từ đó để nói về những vấn đề của đạo và Giáo Hội hay không .

- Dựa vào những tài liệu văn hóa
( cultural resources) , những áp dụng thực tế tại giáo hội địa phương, hoặc nền văn hóa và xã hội địa phương .

Các bạn có thể đọc lại nguyên văn bài nghiên cứu đã được đăng ở đây:

-Trên trang web của Dũng Lạc Cao Tường: http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=3553

- Hoặc trên trang Diễn Đàn Ca Trưởng: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3329

Xin được trích lại và tóm tắt sự cắt nghĩa của tôi trong bài viết dài đó:

Chữ "tạo vật" [trong tiếng Việt Nam chứ không phải chữ Hán trong tiếng Tàu] cũng đồng nghĩa với những chữ thụ tạo, thụ sinh, thọ sinh, tạo thành, ... Tất cả đều có nghĩa là vạn vật, vật thụ tạo hay những vật do Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa dựng nên . Những chữ này ngày nay đã được Giáo Hội Việt Nam chấp thuận cho xử dụng rất rộng rãi trong các bản dịch sách Thánh Kinh, các Văn Kiện Tín Lý và Thần Học của Giáo Hội, các bản dịch Lễ Nghi Phụng Vụ. Chữ tạo vật cũng được phép dùng trong những bài Thánh Ca, trong kinh sách của đạo Công Giáo, trong những bài giảng của các Đức Giám Mục, các vị Chủ Chăn hay trong những câu nói hàng ngày của mọi tín hữu, để chỉ những vật được Đấng Tạo Hóa dựng nên.

Ngày nay, chữ "tạo vật" đã trở thành tiếng Việt Nam thuần tuý, đến nỗi mọi người không những ở trong đạo Công Giáo mà ở ngoài xã hội địa phương và các tôn giáo bạn, đã quá quen thuộc, không còn ai muốn đặt thành vấn đề nữa. Vì ngoài những qui luật hình thành một ngôn ngữ như cú pháp (syntax) và dụng ngôn (pragmatic), từ ngữ nghĩa (semantic) của một chữ cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì khi một tập thể, một dân tộc đã cùng chấp nhận một chữ với ‎ý nghĩa (semantic structures) mà mọi người cùng hiểu, thì chữ đó đã trở thành ngôn ngữ của tập thể và dân tộc đó rồi. Nhất là những chữ đó đã được lưu dụng trong dân tộc đó qua nhiều thế hệ.

Hẳn nhiên chữ "tạo vật" cũng đã nằm trong loại hình thành của qui luật ngôn ngữ này .

Ngày 2 tháng 11 năm 2005, Ủy Ban Giáo Lý và Đức Tin thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã tái xác nhận những cho lưu hành "Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải Của Thiên Chúa" (Dei Verbum) của Công Đồng Vatican II đã dịch. Đây là Hiến Chế quan trọng nhất nói về cốt tuỷ của đức tin Công Giáo, cắt nghĩa sự tương quan giữa Thiên Chúa và con người cùng các loài thụ tạo khác. Đọc toàn bản văn ta đếm được 5 lần dùng chữ "tạo vật" để chỉ những gì Thiên Chúa đã dựng nên . Ban hành bản dịch này Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã xác nhận là vẫn còn cho dùng những chữ "tạo vật" trong đó, không có gì là sai lầm cả.

"Của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa ."
Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, thật hoàn hảo, con người có dùng bất cứ ngôn từ và hình ảnh nào để mà ca tụng Ngài, cũng không phải để làm cho Ngài thêm hoàn hảo mà trái lại chỉ vì phần rỗi của chúng ta. Ý nghĩa trong ngôn ngữ mà mọi người Công Giáo Việt Nam vẫn dùng hai chữ "tạo vật" để nói về thân phận thấp hèn, hư vô, của mình trong mối tương quan với Thiên Chúa, thì nó đã trở thành một biểu tượng của ngôn ngữ để mọi người cùng hiểu và cùng dùng theo ‎ý nghĩa đó. Và khi chúng ta cùng cất lên câu kinh: "Lạy Chúa con chỉ là tạo vật" thì mọi người Việt Nam thuần túy đều hiểu là chúng ta đang đặt thân phận ‎yếu hèn của con người trước Đấng Tạo Hóa đầy quyền năng, và tuân phục Ngài là Thiên Chúa. Đây cũng chỉ là biểu tượng ngôn ngữ trong tiếng Việt Nam mà đại đa số người Việt đã chấp nhận, chứ không phải là vấn đề của Luân L‎‎ý, Tín L‎ý hay Thần Học mà phải nói đúng hay sai .

Thiết tưởng việc chúng ta vẫn dùng chữ "tạo vật" để chỉ mọi vật được Thiên Chúa dựng nên, không làm cho tín hữu Công Giáo Việt Nam thành "rối đạo". Trái lại, chính việc cắt nghĩa ngược lại, hay thay đổi không được xử dụng chữ "tạo vật" nữa càng làm cho mọi người thêm bối rối và có thể gây hậu quả tai hại không ít.

Cứ tưởng tượng ngày nay, có một ông trùm trong Ban Đại Diện đứng trong nhà thờ đọc lại lời này: "tạo vật là đấng nhân ái, công bằng, coi mọi người như con ... loài người là con của tạo vật ." Nếu không nói đó là câu văn viết bằng chữ Hán cổ văn của ông Nguyễn Trường Tộ năm 1864, thì chắc chắn mọi người sẽ cho ông trùm này là ... phạm thượng, nếu không muốn nói là ... bất bình thường rồi .


Kết Luận:


Xin một lần nữa được trích lại một phần những suy tư của tôi đã chia sẻ trong bài viết:

Ngày xưa khi đa số dân Việt Nam chỉ là những người dân chất phát bận rộn với công ăn việc làm không có thời giờ và cơ hội để được đi học, mà “các bậc đàn anh” vẫn còn phải “nghiên cứu, học hỏi một cách tường tận tinh tuý của Ngôn ngữ Việt, Văn Hoá Việt để làm lợi khí Truyền Đạo”, thì huống chi là ngày nay, trình độ hiểu biết của mọi người đã được phát triển vì học vấn, nhờ những phương tiện truyền thông và giáo dục đã tiến bộ không ngừng. Ngày xưa, một lời cha giảng, cha phán, có thể được kết luận ngay là “mầu nhiệm” phải tin, nhưng ngày nay những lời cắt nghĩa đó không còn là nhiệm mầu nữa vì nếu nói không đúng, sẽ bị đặt thành nghi vấn rất nhanh chóng qua phương tiện tìm kiến rất hiện đại của hệ thống máy móc điện toán bây giờ. Vì bổn phận truyền giáo và chăn dắt đàn chiên, các mục tử cũng phải luôn thăng tiến, học hỏi để có thể đáp ứng với mọi nhu cầu của hoàn cảnh mới.

Bổn phận của người tín hữu Công Giáo cũng vậy, đức tin, lòng mộ mến đạo và sự thông cảm bác ái với anh em sẽ càng phát triển khi chúng ta cởi mở tâm hồn và quảng đại với những chân trời hiểu biết khác. Kiến thức là những gì rất mênh mông, bao la như biển cả không phải chỉ có gói trọn trong một hai cuốn tự điển, một vài câu truyền tai, hay chỉ một bài báo, một quyển sách.

Điển hình như trong lãnh vực Thánh Ca, có những người tưởng mình có thể sửa đổi cái này, đề nghị cái kia, mà không hề nghĩ đến hậu quả của chính việc làm đó còn tai hại hơn là không cần phải thay đổi. Có những câu kinh, có những bài hát đã được Giáo Quyền tốn công, tốn sức kiểm duyệt và cho phép chuẩn ấn Imprimatur để hát trong phụng vụ, đã đi sâu vào lòng người Công Giáo Việt Nam, tự nhiên có người nào đó cho là sai Thần học, sai Tín l‎ý và đề nghị sửa đổi hay cấm đoán nó.

Phải chăng "Thần học" đã được định nghĩa là những suy nghĩ về Chúa để đưa mọi người đến với Chúa, chứ đâu có phải "Thần học" là tìm ra những l‎ý lẽ để ngăn cản không cho tín hữu được đến gần Chúa hơn.


ĐGH Benedictô XVI, trong cuốn The Spirit of the Liturgy đã so sánh phụng vụ như là một sự tiên đoán, một buổi tập dợt, một tiền đề cho đời sống sẽ tới sau này. Vì trong phụng vụ chúng ta sẽ cảm nghiệm trước đời sống được kết hiệp với Thiên Chúa. Phụng vụ cho ta niềm hy vọng để chúng ta được sống trước đời sống sẽ đến đó, đời sống thực sự, đời sống tự do mật thiết với thiên Chúa và hoàn toàn cởi mở với anh em.

Ngài còn cắt nghĩa thêm: sở dĩ Giáo Hội cần phải có những qui tắc và luật lệ vì Giáo Hội muốn bảo vệ quyền lợi và sự tự do sống đạo và tôn thờ Thiên Chúa của mọi tín hữu để họ không sợ bị những người khác ngăn cấm hoặc thay đổi. ( The Spirit of the Liturgy, translated by John Saward. (San Francissco: Ignatius Press, 2000) tr 207-216).

Đó mới chính là tinh thần của Phúc Âm vì Chúa Giêsu đến để đưa mọi người về với Thiên Chúa chứ Ngài đâu có nệ lề luật để đe dọa, ngăn cấm, hoặc cướp mất đi những quyền lợi của những người muốn được làm con Chúa, muốn tôn vinh ca tụng Ngài trong sự thánh thiện và hợp nhất với Giáo Hội của Ngài.

Trần Ngọc Đăng

www.artbyhao.com

Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05