Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 Phụng Vụ Thánh Lễ An Táng tại giáo phận Bắc Ninh
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

hanpham

CT/NC
308 Posts

Posted - 10/06/06 :  07:11  Show Profile  Email Poster Send hanpham a Private Message  Reply with Quote
Đọc bài viết về Thánh Lễ An Táng cho Đức Cha Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, Giám Mục giáo phận Bắc Ninh tôi thấy có một chi tiết rất đặc biệt.

“...Vào Thánh lễ, ca đoàn cất lời hát ca nhập lễ đầy tin tưởng cậy trông: Chúa là gia nghiệp đời con. Vì ngoài Chúa ra con tìm đâu thấy hạnh phúc, vì chỉ nơi Chúa con tìm thấy được nguồn vui... Những lời ca trong suốt Thánh lễ luôn tràn đầy hi vọng vào tình yêu bao la biển trời của Thiên Chúa chứ tuyệt nhiên không thấy buồn đau tang tóc...”

Tôi nhớ cách đây không lâu tôi có được đọc một bài viết của một LM về việc đăng cáo phó. LM đó đề nghị là thay vì dùng các từ ngữ như: vô cùng đau đớn, vô cùng thương tiếc, từ trần .... thì chúng ta hãy dùng các từ ngữ như: được Chúa đón về, được Chúa cất về ... Nói tóm là chúng ta nên có một cách nhìn .... lạc quan hơn về cái chết.

Chết và đám tang là buồn. Điều đó không ai chối cãi được. Tuy nhiên là người Công Giáo thì chúng ta phải nhìn cái chết trên một góc cạnh khác. Chết là về với Chúa, là được vào hưởng vinh quang Nước Trời ... Do đó phụng vụ Thánh Lễ An Táng cũng nên là một dịp chia vui cho người quá cố vì từ nay chúng ta tin tưởng là vị đó sẽ được xum họp với Chúa trên trời.

Nếu chúng ta theo dõi nghi lễ An Táng, chúng ta thấy ngay từ đầu là nghi thức đón tiếp với việc phủ khăn trắng và đặt thánh giá lên quan tài. Đây là tấm khăn trắng tinh tuyền chúng ta nhận trong phép Rửa Tội để chúng ta sẵn sàng ra nghênh đón Chúa bên cạnh Thánh Giá Phục Sinh của Ngài. Sau thánh lễ là nghi thức tiễn đưa với việc rảy nước thánh và xông hương quanh quan tài. Câu nói tôi nghĩ là đặc biệt nhất là câu nói cuối cùng của LM Chủ Tế trước khi quan tài được đưa ra nghĩa trang là “Xin các Thiên Thần dẫn đưa người quá cố vào Thiên Đàng và khi tới nơi thì xin các Thánh Tử Đạo hướng dẫn người quá cố vào thành thánh Jerusalem.”

Trở lại với thánh lễ An Táng cho Đức Cha Tuyến, tôi rất hoan nghênh việc chọn các bài hát cho thánh lễ đó. Bên cạnh việc gieo niềm tin tưởng phó thác vào tình yêu bao la của Thiên Chúa, chúng ta còn làm dịu đi nỗi tang thương cho tang quyến. Tưởng tượng trong gia đình có người từ trần là đã buồn nát ruột, bây giờ vào thánh lễ còn nghe các bài hát thê thảm nữa thì chúng ta còn ... down đến mức nào nữa ?

Lúc sau này khi “phải” hát đám tang, tôi thường theo chương trình như sau:

NL: Con nay trở về (Hùng Lân) hay
Con sẽ hân hoan (LM Kim Long)
ĐC: Tôi chỉ ước trông (LM Kim Long, Hoàng Khánh)
HL: Đồng cỏ tươi (Hùng Lân)
TL: Xin gởi lại anh em (thơ Tagor, lời LM Thiện Cẩm) hay
Trên con đường về quê (Nguyễn Khắc Xuyên) (tôi sử dụng version “Trên con đường về quê mà có bóng Mẹ, con vững tâm lòng tin, tiến lên bình yên”

Bên cạnh đó, khi rảy nước thánh và xông hương quan tài, tôi cũng hay hát bài Hãy Tiếp Nhận Con (Hùng Lân). Khi ra đến nghĩa trang thì tôi chỉ sử dụng hai bài: Ca tình tri ân (LM Kim Long) để bắt đầu nghi thức và bài Ngày về (LM Kim Long) khi hạ huyệt.

Những bài hát Từ Vực Sâu, Từ Chốn Luyện Hình tuy rất hay nhưng tôi thấy hình như các bài hát đó làm thê thảm khung cảnh quá cho nên tôi rất sợ. Làm thê thảm rồi thiên hạ khóc lóc để rồi mất đi sự cầu nguyện và chia vui cho người vừa được Chúa đem ra khỏi thế gian. Hơn nữa nhiều khi tôi thấy các bài hát đó vô hình chung khi được xướng lên giống như .... giật đi mọi ân huệ mà thánh lễ An Táng vừa đem lại cho người quá cố. LM chủ tế vừa xin các Thiên Thần và các thánh dẫn đưa người quá cố vào Thiên Đàng và thành Jerusalem thì ngay lập tức chúng ta hát “Từ chốn luyện hình u tối ....”. Hình ảnh trái ngược đó đối với tôi rất là ... shocking.

Tôi khâm phục Giáo phận Bắc Ninh về nét nhìn rất tiến bộ cho phần phụng vụ ca hát cho thánh lễ An Táng. Đương nhiên nói gì thì nói, khi tôi thấy một rừng khăn tang và hình ảnh giáo dân khóc lóc, tôi cũng nhận thức được nỗi đau đớn tột cùng của họ trong sự mất mát này. Tuy nhiên giáo phận Bắc Ninh đã vượt trên tất cả để không đánh mất đi sự tôn kính và tin tưởng vào Thiên Chúa. Chính sự suy nghĩ tiến bộ của giáo phận Bắc Ninh cộng với những lời giảng thuyết sau đây của Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên “...Nghi thức phụng vụ an táng và lý tưởng đời tu không cho phép chúng ta kể lại công trạng theo kiểu người đời. Bởi lẽ chính Thiên Chúa là Đấng phán xét công trạng mỗi người chúng ta và cũng chỉ có Ngài mới trả công xứng đáng cho những ai đã nhiệt thành xây dựng Giáo hội của Ngài. Trong giờ phút linh thiêng này, chúng ta tiễn đưa một con người, một tín hữu, một chủ chăn. Trong đức tin kiên trung nơi Đấng Phục Sinh, chúng ta phó thác Đức Cố Giám mục Giuse nơi cánh tay nhân lành của Chúa...” mà tôi cho dù ngồi tận bên Hoa Kỳ xa xôi cũng cảm thấy sự nhiệt thành tôn kính Chúa của họ.

Chính những trường hợp này là những bài học quí giá cho Ca Trưởng để mỗi ngày tìm ra những nét mới lạ trong phụng vụ. Nhiều khi giáo dân sẽ thấy hơi .... kỳ cục vì thật sự cũng khó mà thay đổi một nề nếp lâu đời, nhưng những tư tưởng đó chắc chắn sẽ phải nhường bước cho những sự thật của Chân Thiện Mỹ. Giáo phận Bắc Ninh đã mạnh dạn khởi tấu, chúng ta có sẽ noi theo ? Thân.

Phạm Dương Hãn
www.hanpham.com


Edited by - hanpham on 10/06/06 13:23

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/29/06 :  02:41  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Bác Hanpham viết bài này hay quá. Tớ hầu như đồng ý hoàn toàn với những chia sẻ của bác. Cũng thật ngạc nhiên khi được biết -qua thông tin của bác- giáo phận Bắc Ninh lại có quan điểm "tiến bộ" như vậy về Thánh lễ An táng.

Hì hì, hồi ca đoàn của bọn tớ còn "đi hát đám ma" ở Sài Gòn, bọn tớ cũng hay chọn bài hát giống như cách bác đã chọn đấy bác Hanpham ạ. Bọn tớ lúc ấy (khoảng những năm từ 1980 - 1984) hăng lắm nhé: "đám nào kêu cũng đi hết á!", và thường là đến hát tận nhà của tang gia ít là một lần (vào lúc liệm xác).

Gặp phải những gia đình nghèo, neo đơn, nhà cửa chật chội thậm chí dột nát, ở sâu trong các hẻm khu lao động mà 10 nhà thì đến 6, 7 nhà là "người bên lương" v.v... thì bọn tớ càng hăng hơn nữa, hát liền tù tì luôn trong cả ba ngày, từ lúc liệm xác cho đến khi chôn cất. Ca đoàn đi hát kiểu đó chả... được xu nào, mà còn hí húi góp tiền lại mua trà bánh đến giúp họ tiếp khách, lại còn phân công nhau đến trực nhà họ, cả ngày lẫn đêm, hì hục xuống bếp nấu nướng rửa chén dọn bàn... cứ ý như người nhà cùa tang gia vậy... Hi hi, nghĩ lại hồi đó sao mà hăng thế không biết nữa!

Tớ không phải kể lại chuyện đó để "khoe" đâu các bác ơi, nhưng là để chia sẻ một trong những kinh nghiệm quí báu nhất mà ca đoàn bọn tớ học được thời gian ấy. Xã hội VN những năm ấy thì nghèo, khó khăn, và buồn nữa... Sống đã cực nhọc rồi, thế nên chết, nhất là những cái chết nghèo, còn nặng màu mất mát bi ai ngậm ngùi tiếc nuối đến đâu cho những người ở lại.

Tự dưng bọn tớ cảm thấy không thể hát những bài thở than buồn thảm trong lúc đó được, các bác ạ. Bà con lối xóm tò mò xúm lại (có cả những người bồng con, vác theo ghế đẩu và tô cơm nữa), họ đến xem như đi xem một đoàn hát hiếm hoi ghé vô cái hẻm sâu nghèo nàn cơ cực của họ vậy. Và bọn tớ đọc thấy, hay nghe thấy, từ trong ánh mắt hay những lời xì xào của họ: rằng "mấy người đạo Chúa này sao mà lạc quan quá vậy ta?".

Tự dưng bọn tớ cảm thấy cái thúc bách cần phải "làm chứng" cho họ niềm vui, niềm bình an của những người tin vào Chúa, ngay cả trong những hoàn cảnh bi đát nhất. Không phải thứ niềm vui ồn ào vật chất, mà là "niềm vui của những người nghèo được nghe Tin Mừng", những người dù sống trong bao nhọc nhằn tủi cực, vẫn tin chắc rằng mình được yêu, và được kêu mời để tiếp tục làm lan tỏa tình yêu ấy ra chung quanh.

Và cái chết, sẽ không phải như một cuộc "ra toà" (toà phán xét) đầy âu lo ngán ngại (không biết mình sẽ bị xử ra sao?), mà là một "đám cưới" tuyệt vời giữa vị Hoàng Tử cao cả -là Đức Kitô- với nàng Lọ Lem -là cái thân phận tuy bất xứng nhưng lại được yêu thương vô điều kiện= là từng người chúng ta đây... Kìa chàng rể đến! Hãy mau hớn hở mừng vui ra đón Người! Việc gì mà phải buồn sầu khóc lóc nhỉ?

"Miệng tôi nức vui tiếng cười,
"Lưỡi tôi vang lời ca hát,
"Ngàn dân tung hô tôi thật vinh phúc!..."


Hì hì, chia sẻ với bác Hanpham và các bác những điều này, trong lúc đang mệt và... buồn ngủ quá. Có lẽ ý tứ không đầu không đuôi, lộn xộn hết cả. Mong các bác thông cảm.
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05