Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C4. Ca đoàn & Ca Hát
 Cách tìm hợp âm cho bài hát!
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

haminhtam

Others
53 Posts

Posted - 12/21/06 :  22:49  Show Profile  Email Poster Send haminhtam a Private Message  Reply with Quote
Xin kính chào,

haminhtam hiện đang "tập tẹ" học ký hợp âm và đệm đàn cho những bài Thánh Ca thông thường, cùng lúc thấy trong diễn đàn này có nhiều tiền bối có nhiều năm kinh nghiệm đệm đàn cho ca đoàn, cho nên hôm nay mạo muội vô đây xin qúy vị chỉ giáo.

Tại vì haminhtam tự học nhạc lý và đệm đàn, cho nên không biết thế nào là đúng thế nào thì hay, cho nên nếu được xin các bậc tiền bối "chấm điểm dùm bài hát có kèm dưới đây:

Vài théc méc của haminhtam:
1. ký hợp âm như vầy có được không? Có chỗ nào sai nhạc lý không? Có nên thay thế hợp âm nào khác cho hay hơn không?
2. Cái (left-hand style) mà haminhtam dùng có hợp với bài hát này không, và nếu có vị tiền bối nào biết một cái (left-hand style) hay hơn thì xin chia sẻ với.

Xin cám ơn quý vị trước.


Download Attachment: chinhnhongai.zip

Ps. Tại vì trong đây có nhiều người quá, cho nên không biết phải xưng hô ra sao cho phải lễ, cho nên tạm dùng tên vậy, nếu có ghì sơ xót các tiền bối tha thứ!

VL315

CT/NC
116 Posts

Posted - 12/22/06 :  10:45  Show Profile  Email Poster Send VL315 a Private Message  Reply with Quote
Xin chào bạn Haminhtam,

Tôi vừa download bài của bạn xuống và thấy bài này những hợp âm bạn chọn không phù hợp với bài hát, có rất nhiều chổ sai cần phải sửa lại cho đúng với bài hát. Điều cần thiết là bạn phải để ý đến các dấu thăng giảm trong bài để chọn hợp âm cho đúng. Khi bạn dùng 1 hợp âm nào cho 1 khuông nhạc thì không những phải chọn 1 hợp âm hay nhất mà phải thỏa 1 điều kiện là hợp âm đó phải có hầu hết các nốt nhạc trong khuông đó, như vậy thì người hát sẽ không bị "ngang phè". Tôi không có giờ viết lại chord cho bài hát nên xin góp ý với bạn sửa lại chút thôi, tôi ráng giữ lại hầu hết những chord đúng, chỉ sửa những chord sai thôi.

Khuông
#3: chữ "con" Dm or Bdim (Bdim = B D F)
#4: chữ "đã" Am or F
#5: chữ "người" Fdim (Fdim = F G# B)
#6: chữ "người" Esus4 (Esus4 = E A B)
#7: chữ "đời" E7
#9: chữ "con" Dm or Bdim
#10: chữ "phúc" giữ F, nhưng đến chữ "tan" chuyển lên G
#12: chữ "mời" thêm 7th thành E7
#14: nhịp nghĩ E7 (trước chữ Chúa)
#15: chữ "sống" A7
#16: chữ "con" giữ D, nhưng đến chữ "nâng" chuyển thành E7
#17: chữ "con" giữ E, nhưng đến chữ "dìu" chuyển thành D
#18: chữ "bước" F#m, nhưng đến chữ "luôn" chuyển thành D
#19: chữ "chờ" C#m
#20: chữ "mến" thêm 7th thành E7
#21: chữ "động" giữ A, nhưng đến chữ "vỡ" chuyển thành A7
#23: chữ "con" giữ E, nhưng đến chữ "huyền" chuyển thành D
#24: chữ "thế" F#m, nhưng đến chữ "con" chuyển thành D
#25: chữ "hiểu" E7

Pattern của left hand thì cũng ok, rất normal, áp dụng khi chuyển các chord cho đúng.

Một vài ý kiến

VL315
Go to Top of Page

VL315

CT/NC
116 Posts

Posted - 12/22/06 :  11:22  Show Profile  Email Poster Send VL315 a Private Message  Reply with Quote
Đây là bài viết của tôi về cách chấm gam, bạn có thể đọc để tham khảo


Cách chấm gam theo “kiểu Việt Nam” thường thì chấm vào nhịp 1 của khuông nhạc nhịp 2/4 hay 3/4, đôi khi thêm 1 gam ở nhịp 3 nhịp 4/4. Còn theo kiểu Mỹ thì mỗi nốt nhạc thì chuyển 1 hợp âm.

Xin tóm gọn lại như sau:

1. Nhận diện khóa nhạc, xem có thăng giảm gì không?
2. Nếu không có thăng giảm, thì chủ âm sẽ là C hoặc Am

1b = F hay Dm
2b = Bb hay Gm
3b = Eb hay Cm
4b = Ab hay Fm
5b = Db hay Bbm
6b = Gb hay Ebm

Các nốt giảm (b) trên khóa nhạc phải được sắp theo thứ tự sau:
1 2 3 4 5 6
Bb Eb Ab Db Gb Cb

1# = G hay Em
2# = D hay Bm
3# = A hay F#m
4# = E hay C#m
5# = B hay G#m
6# = F# hay D#m

Các nốt thăng (#) trên khóa nhạc phải được sắp theo thứ tự sau:
1 2 3 4 5 6
F# C# G# D# A# E#

3. Tìm nốt cuối của Điệp khúc hoặc phiên khúc, nếu trùng với chủ âmnào thì bài nhạc được viết theo chủ âm đó (thí dụ bài nhạc có 2#, nốt cuối là nốt Si, thì bài nhạc là Bm, còn nếu là nốt Re, thì là D). Cách này chỉ đúng khoảng 90% mà thôi, thí dụ bài "Lạy Đức Kitô" trong bộ lễ Chúa Thánh Thần của Cát Minh chẳng hạn, bài có 1b, nên chủ âm là Dm hay F, nhưng tác giả kết bài bằng nốt Đô và La (tức Am), nếu gặp những trường hợp trên thì chỉ còn cách là play bài nhạc 1 lần rồi định ra chủ âm, nếu melody vui tươi, thì là tông trưởng, còn hơi buồn buồn thì là tông thứ.

4. Mỗi bài nhạc có ít nhất là 7 hợp âm căn bản cho cả 2 chủ âm trưỏng và thứ

Thi’ du.:
C Dm Em F G7 Am Bdim
Am Bdim C Dm E7 F G

Từ đây suy dra cho những chủ âm khác

7 hợp âm này chỉ rất căn bản, còn có thể thêm nhiều hợp âm đi kèm theo tùy thuộc vào tiết tấu của bài nhạc. Đây là 1 số hợp âm "có thể thêm vào cho
*Chủ âm C: Caug, Cmaj7, C7, D, E7, Fm, Gaug, Ab, Bb ...
*Chủ âm Am: AmMaj7, Am7, Am6, A7, Bb, D, Em, F#dim ...

Ghi chú: Khi viết hợp âm phải chú ý đến các nốt thăng giảm để viết chord cho đúng. Thí dụ, tuy hợp âm F#m và Gbm có âm hưởng giống nhau, nhưng khi viết phải dùng F#m cho khóa có nốt thăng vì nốt Fa mới thăng, chứ nốt Sol không giảm, nên nếu viết là tông Gb thì không có ý nghĩa gì hết.

5. Mỗi nốt nhạc trong khuông nhạc có thể dùng được ít nhất là 1 trong 3 hợp âm, chọn hợp âm nào nghe cho hay đó là do kinh nghiệm và tài của người đàn.

Thí dụ bài "tuyên xưng mầu nhiệm đức tin"
Ngay câu đầu "con tuyên xưng ..." là 3 nốt Sol Sol Sol", nốt Sol của chữ "xưng" có thể chấm được 3 hợp âm là "C, Em, và G" mà không làm cho bài nhạc bị lạc.
Câu thứ 2 "con tuyên xưng..." là 3 nốt Fa Fa Fa, nốt Fa của chữ "Xưng" cũng có thể chọn 1 trong 3 hợp âm là "F, Dm hay Bdim" cũng không bị ngang. Nhưng tại sao 10 người đánh đàn cả thảy đều chọn hợp âm F, vì hợp âm F làm cho bài sáng ra, trong khi đó Dm hay Bdim làm cho bài chìm xuống.

6. Nếu đánh đàn theo kiểu Mỹ, mỗi nốt là 1 hợp âm thì áp dụng cách trên. Còn nếu đánh đàn theo kiểu VN, tức là chỉ chấm gam vào nhịp 1 thì hợp âm chọn phải thỏa hầu hết các nốt nhạc nằm trong khuông nhạc đó. Cách này phải được áp dụng cho các bài 1 bè cho đến 5, 6 bè gì cũng vậy, Cho những bài hợp xướng thì càng phải thận trọng chi chấm gam, đa số chỉ chọn hợp âm theo bè soprano mà quên đi các bè khác, làm cho đôi khi ca đoàn hát đúng nhưng bị người đàn làm cho lợ lợ hoặc nếu gặp ca viên hát hơi yếu thì giáng tiếp hay trực tiếp sẽ bị tiếng đàn lấn át hát trật thành 1 nốt khác. Việc này xãy ra rất thường xuyên.

Bạn có thể đọc thêm cách Intro và Ending bài nhạc trong các topic về đệm đàn trong nhà thờ trong forum này để tìm hiểu thêm.

Chân thành

VL315
Go to Top of Page

haminhtam

Others
53 Posts

Posted - 01/05/07 :  17:54  Show Profile  Email Poster Send haminhtam a Private Message  Reply with Quote
Trước hết xin chân thành cám ơn LV135 đã dành thời gian trả lời, và cũng xin lỗi là mấy tuần rồi lu bu nhiều thứ cho nên bây giờ tam mới có giờ lên đây. Tại vì đây là lần đầu tiên haminhtam ký chord cho một bài hát, cho haminhtam thấy rất vui khi được VL135 tận tình chỉ giáo, xin cám ơn VL135 một lần nưã.

Dựa theo đề nghị của VL135, haminhtam đã ký chords lại và play thử, quả thật là có nhiều trỗ nghe phê và phong phú hơn. Tuy nhiên ở những ô nhịp #10, #16, #17, #18... không biết vì lý do haminhtam không biết đổi chord hay một lý do nào khác mà khi đàn lên nghe hình như nó không phê mây. Theo như cách mà haminhtam học ký chord của mỹ thì có cái rule như vầy nè:

3/4 meter: usually one chord to a measure
2/4 meter: usually one chord to a measure
6/8 meter: often two chords to a measure
4/4 meter: usually two chords to a measure

Chords are identified according to their qualities.
I = Major, II&III = minor, IV&V = Major, VII = minor, VIII = diminished.

Nhưng mà hình như là haminhtam có đọc được một bài viết ở đâu đó là khi đệm đàn trong nhà thờ thì không nên cầu kỳ quá trong vấn đề dùng chords, mà nên dùng tối đa những hợp âm chính nếu có thể đươc. Tại vì những hợp âm thuộc loại Diminished, Augmented or Suspensed chords will give the listeners một cảm giác không trọn vẹn, không vững chắc, cho nên không thích hợp cho Thánh Nhac. Không biết có đúng không?

haminhtam còn có một thắc mắc nữa là; nếu như dùng cái left-hand style mà haminhtam post lên đây để đệm một bài hát (chỉ bấm nốt của hợp âm vv. hợp âm C thì chỉ bấm CGC) thì làm sao có thể bấm được hợp âm C7, mong có vị nào biết xin chỉ giáo.

haminhtam cũng có một yêu cầu như vầy nè; hay là chúng ta mở một cái topic mới để các vị nào biết đàn có thể vô post lên các left-hand style có dùng để đệm các nhịp điệu, tiết tấu hay các bài hát khác nhau, để tụi con nít chúng em có thể dựa vào đó mà tự luyện đệm đàn, quý vị nghĩ sao? Nếu được chắc sư phụ TranDaiPhuoc là người thích hợp nhất để bắt đầu cái topic này?

HMT
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 01/06/07 :  09:12  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Bạn Hà Minh Tâm mến,

Ít lâu nay tôi bị trục trặc với mấy cái software trong máy để unzip các zipped files nên không đọc được bài của Tâm để mà góp ý. Nhưng sau khi đọc dần các thư qua lại thì phỏng đoán được là Tâm dùng cách đệm đàn thông thường (chữ dùng của Cha Tiến Dũng), nghĩa là tay phải đánh giai điệu chính, tay trái đi các dấu trầm làm nền ở quãng 4 bên trên và quãng 5 bên dưới.

Xét theo căn bản của cách cấu tạo từng hợp âm thì cách chơi tay trái như vậy không có gì sai lạc mà có thể nói là tốt. Nhưng khoa hoà âm không phải chỉ dừng lại ở đó: ngoài việc cấu tạo hợp âm còn một việc thứ hai là móc nối, liên kết các hợp âm lại với nhau nữa, mà chính việc thứ hai này đã làm cho chúng ta phải mất rất nhiều giờ để học hỏi và thực tập các nguyên tắc để làm cho sự móc nối hợp âm thành ra chặt chẽ vững vàng và có mỹ thuật.

Tôi tự đọc các sách vở về hoà âm từ hồi trẻ, rồi thực hành qua việc viết lách, lúc đầu cũng sai nhiều, dần dần sửa đổi thì khá hơn, các lý thuyết cứ nhập tâm dần từng mảnh rời rạc, nên đến bây giờ phải nói đến chuyện nguyên tắc thì thường quên, lúng túng, khó sắp xếp cho ra đầu đuôi. Vì vậy nhớ được gì mà thấy ích lợi cho anh chị em thì xin đưa ra (và thực tình không dám nhận hai chữ sư phụ đâu nhé):

Trước khi viết đệm đàn, nên quay lại học/thực tập thật kỹ thật nhiều về cách viết cho giọng hát cho 4 bè, vì đó là cách viết tạo cho mình một khuôn phép chặt chẽ, vững vàng, cân xứng.

Các kỹ thuật viết cho 4 bè tốt đẹp, như dệt bè sao cho liền lạc, dùng các thể đảo 1, 2, 3,..., kép dấu, chuyển âm, dấu ngoài hợp âm,..., về sau sẽ có thể áp dụng vào đệm đàn tuỳ theo kỹ thuật trình tấu của từng loại đàn.

Nói về thể đảo: Đây là cách giúp cho phần đệm bè trầm của tay trái tránh được việc lúc nào cũng nhẩy quá xa, nghe thành ra vất vả lọng cọng. Chẳng hạn khi chuyển từ A qua D, dấu trầm có thể đi từ A xuống F#, hoặc từ E xuống D, E lên F#,....

Dấu ngoài hợp âm: Phụ thêm vào việc trên, chẳng hạn A G F#, E Eb D, E E# F#, khiến cho bè trầm tay trái vừa liền lạc vừa có nhiều mầu sắc.

Ngoài ra nếu biết đón trước rào sau, chuẩn bị và giải toả các hợp âm một cách hợp lý, đúng chỗ, việc dùng thêm các hợp âm nghịch như tăng giảm vào các chỗ cần thiết sẽ không phải là điều cần tránh nữa.

Tôi vừa tìm ra một bài viết của nhạc sỹ Tiến Linh về chuyện đệm đàn, Tâm và các bạn đọc thêm thử:

http://hopxuongpiox.com/images/240906/DemDantrongnhatho.pdf
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 01/06/07 :  15:46  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
Tôi gửi kèm đây một ví dụ về việc dùng hợp âm có quãng tăng hoặc giảm trong thánh ca. Bài hát này lập đi lập lại 4 chữ "đi về nhà Chúa" nhiều lần, nên đến lần cuối, tôi cố tình tạo nên một climax cho 4 chữ đó bằng cách dùng hợp âm C7-giảm-9, vốn có tác dụng mạnh vào cảm giác của người nghe, rồi từ đó chuyển qua F#, F#7 để nhẹ nhàng về chủ âm. Khi nhạc sỹ Thiên Quang viết phần đàn, ông đã dùng đúng như vậy, chỉ thêm thắt phần dạo và nối câu mà thôi (ông là một nhạc sỹ có uy tín và kinh nghiệm trong lãnh vực thánh nhạc).


Download Attachment: DiVeNhaChua.enc
12.58 KB
Go to Top of Page

VL315

CT/NC
116 Posts

Posted - 01/07/07 :  12:57  Show Profile  Email Poster Send VL315 a Private Message  Reply with Quote
Chào bạn haminhtam, thú thật với bạn là bài nhạc này tôi chỉ viết hợp âm lại theo cách chấm chord riêng của tôi mà thôi, tôi cũng chưa từng play nó, nên không biết chổ nào "phê" chổ nào "không phê". Chord là chết còn Feeling mới là sống, vậy bạn cứ theo "tiếng gọi con tim" mà chấm chord vào cho thích hợp. Còn việc đệm cho khuông 10, 16, 17 & 18, thì tôi suggest bạn thế này, giữ nguyên pattern cho chord đầu khi đến chord thứ 2 thì bạn play 1 nốt root mà thôi hoặc dùng block chord rồi sustain nó cho đến khuông kế tiếp, đừng try apply pattern cho những chord đó, nó sẽ làm cho bạn bị lúng túng khi chuyển chord đến khuông kế tiếp. Bạn play thử rồi cho tôi biết nghe có "phê" hơn không?

Còn những chord diminish, augmented, suspended, trong Thánh nhạc sử dụng rất nhiều, đúng như bạn nói là những chord này vì người nghe không quen nên có cảm giác sai lạc, nhưng nói thật ra dùng những chord này tôi thấy làm cho bài nhạc "sang hơn" và phong phú hơn. Nhạc Việt Nam 2 bè mình ít khi thấy có chổ có thể áp dụng được, bạn sẽ thấy những chord này nhiều hơn trong những bài hợp xướng 4 bè của các danh sư như Hải Linh, Kim Long, Cát Minh. Bản thân những bài hợp xướng thì đã hình thành các chord rồi, người đàn chỉ việc xuôi theo bài mà đánh thôi, một số người đàn chỉ viết chord cho bè soprano mà thôi mà quên đi những bè còn lại, nên làm cho bài nhạc dở đi rất nhiều. Tôi vừa học được 1 câu từ một ca trưởng thượng thặn "người đàn là người ca trưởng thứ 2" cho nên mới thấy tầm quan trọng của người đàn như thế nào. Hôm nào tập hát mà có người đánh đàn thì hiệu quả hơn nhiều, nhưng phải nói đến nếu người đàn "đánh đúng" kìa, còn nếu đánh "chẳng ra gì" thì thà hát không đàn nghe còn hay hơn.

Tôi thì không chuyên về classic cho lắm nên không biết nhiều về play by left hand bằng những pattern khác nhau, hầu hết các pattern là do tôi tự sáng chế tùy theo mỗi bài hát và tùy theo cảm giác lúc chơi mà thôi, cho nên có 1 điều không tốt là lần sau đánh lại bài đó tôi lại "chế" 1 pattern khác có thể hay hơn mà cũng có thể là dở hơn. Tôi có 1 ý nghĩ thế này, nếu có sai thì mong mọi người bỏ qua cho, tôi thấy khi đệm đàn cho ca đoàn hát người đàn dùng fix pattern cho left hand sẽ làm cho bài nhạc rất khô khan, với lại người đàn giáng tiếp tạo thành 1 fix tempo cho bài nhạc, khiến ca trưởng và ca đoàn "phải" hát theo tempo đó, thí dụ ca trưởng muốn chậm lại khúc này chổ kia thì phải làm sao? Dùng pattern để đánh "nghe chơi" thì được, còn nếu dùng khi đệm đàn thì người hát phải hát rất đúng nhịp, không hát lơi, còn nếu không thì "ông đánh gà, bà hát vịt"

Một vài ý kiến

VL315
Go to Top of Page

TranDaiPhuoc

Others
581 Posts

Posted - 01/08/07 :  22:50  Show Profile  Email Poster Send TranDaiPhuoc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by haminhtam

haminhtam còn có một thắc mắc nữa là; nếu như dùng cái left-hand style mà haminhtam post lên đây để đệm một bài hát (chỉ bấm nốt của hợp âm vv. hợp âm C thì chỉ bấm CGC) thì làm sao có thể bấm được hợp âm C7, mong có vị nào biết xin chỉ giáo.


Để bấm C7 ở tay trái, đôi khi người ta có thể chơi C E Bb (bỏ bớt G, là một trong nhiều cách).

Tôi tìm ra Web site này có chỉ dẫn đại cương về các kiểu mẫu cho đệm đàn:

http://users.wireweb.net/green
Go to Top of Page

haminhtam

Others
53 Posts

Posted - 01/13/07 :  19:06  Show Profile  Email Poster Send haminhtam a Private Message  Reply with Quote
Xin cám ơn hai bác Vl315 và bác TranDaiPhuoc rất nhiều. Đúng là có nhiều cái đọc bao nhiêu cuốn sách cũng không bằng.

to VL315: Để có thể đạt đến trình độ đệm tay trái như VL315 nói (mỗi bài và mỗi lần mỗi khác) thì chắc haminhtam đây phải tập một thời gian nữa mới được, tại vì bây giờ thì haminhtam chỉ gọi là mới tập tẹ đánh đàn thôi, cho nên tay trái mới chỉ có thể play được (fixed) style.

to TranDaiPhuoc: Bác TranDaiPhuoc thiệt khiêm tốn. Thực sự nếu nói về trình độ kiến thức âm nhạc thì bác TranDaiPhuoc thiệt đáng cho haminhtam gọi một tiếng thầy.

Xin cám ơn bác TranDaiPhuoc đã gửi link bài viết của nhạc sỹ Tiến Linh, cùng bài DiVeNhaChua và còn cái link tới website có những kiểu mẫu đệm đàn.

Riêng về bài viết của nhạc sỹ Tiến Linh về "Đệm Đàn Trong Nhà Thờ" thì với sự hiểu biết khiêm tốn về âm nhạc của haminhtam, thì chưa dám mơ ước có thể làm được như vậy đâu. Tuy nhiên những tài liệu hữu ích đó sẽ là mục tiêu mà haminhtam sẽ cố gắng đeo đuổi trong tương lai.

Một lần nữa xin cám ơn rất nhiều!

HMT
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05