Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C3. Sáng Tác
 Viết Hòa Âm hay là "Đạo Nhạc" ?
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Previous Page
Author Previous Topic Topic Next Topic
Page: of 2

ple22

Others
678 Posts

Posted - 10/15/07 :  01:23  Show Profile Send ple22 a Private Message  Reply with Quote

Cùng các bác youngdinh, Vasc. và bác GOPY,
Các bác nói thế thì em cũng nghe thế, nhưng theo em thấy thì những bản nhạc nổi tiếng thế giới thiên hạ cũng xào nấu lia chia; chắc các bác cũng biết bài Ave Maria của Franz Schubert chớ gì ít ra cũng có đến hàng tá hòa âm khác nhau mà bài nào nghe cũng đã lổ tai hết. Rồi đến bài "Chúa Thống Trị" nhạc của L. Deiss mà Mỹ Hoàng post cách nay mấy tuần (?) hết cha Hoàng Kim rồi đến cha Kim Long cũng xào nấu lại, mỗi người một vẽ mười phân vẹn mười, hầu như lễ Phục Sinh nào cũng hát thay Ca Tiếp Liên.
Còn nữa, bài "Say Noel" thơ Xuân Ly Băng nhạc của Kim Long cũng hay ra phết ấy thế mà nhạc sư Hải Linh cũng chơi luôn một lèo chỉ giữ lại mấy phiên khúc là có hơi hám của cha Kim Long.
Tới phiên ns Cát Minh cũng hòa âm vài đoạn trong Trường Ca Ave Maria thơ Hàn Mặc Tử nhạc Hải Linh (http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2965)
Đó chỉ là một vài tiêu biểu để các bác thấy là chuyện viết thêm hoà âm một bản nhạc của người khác là chuyện bình thường xảy ra trong thế giới, có như thế âm nhạc mới được phong phú như ngày nay, có như thế ta mới được thưởng thức nhiều hòa âm khác nhau của bài Ave Maria trong đó có một version của bác Liên Bình Định...

*** Những sáng tác của bác youngdinh thì nhớ ghi chú thêm câu sau đây:

"Tác giả giữ bản quyền, cấm mọi trích dịch, sửa đổi lời ca, nốt nhạc hoặc hoà âm lại."


peter
Go to Top of Page

NCHung

CT/NC
13 Posts

Posted - 10/15/07 :  02:51  Show Profile  Email Poster Send NCHung a Private Message  Reply with Quote
Các bạn Micae, Youngdinh, vash và ACE thân mến,

Tôi trân quí những góp ý sau đây

của Micae:
"Vấn đề bản quyền trong thánh nhạc theo nhà cháu thì đã đến lúc những người thiết tha với thánh nhạc VN cần phải đem ra thảo luận nghiêm chỉnh rồi. Tất cả những sai sót, vấp váp trong thời ly loạn đã qua thì nhà cháu tin là bất cứ ai cũng rất sẵn lòng cảm thông, nhưng hình như đã đến lúc cả trong nước lẫn hải ngoại, chúng ta cần một lần lắng nghe nhau một cách đầy thiện chí, để có thể đi đến một điểm "đồng qui", một kết luận chung khả dĩ thích hợp với hoàn cảnh và được nhiều người trong cộng đoàn dân Chúa chấp nhận. Sự kiện có nhiều ý kiến rất trái ngược nhau, dẫu sao cũng là lẽ thường tình thôi, và chúng ta cần phải giữ sao cho những lập trường khác biệt đó không làm chúng ta mất đi sự đoàn kết, yêu thương và hiệp nhất".

của youngdinh:
"Em chỉ có mấy hàng muốn cùng chia sẻ với các anh chị trong topic này. Khi đã có bức tranh treo ở công cộng có 2 mầu rồi thì cứ để nguyên vậy, và nguyên thủy là như vậy. Nếu có muốn sơn thêm 4, 5 mầu cho đẹp, hay hơn, right ways, high tech... thì PHẢI hỏi tác giả của tác phẩm ấy, nếu không thấy, không biết tên tác giả, không liên lạc được tác giả, mà cũng rất muốn thêm màu thì ghi lại bản mới có những dòng ghi chú, cắt nghĩa, sử dụng, giới hạn, trong phiên bản mới. Em nghĩ làm vậy cũng không khó và sẽ ít rắc rối đúng không các anh chị?

Mai mốt em có mời các bác tới nhà em chơi, thấy nhà em có mổi màu trắng, tự nhiên có bác nào tư vô ra mua sơn xranh về sơn nhà em có nước em tự giận, điên lên mất......em không thích màu gì hết, chỉ màu trắng em đã suy nghĩ bao ngày mới được như vậy.... No Fa No La please... Cảm ơn".

và của Vash:
"Nhà cháu đồng ý với bác Youngdinh, xấu đẹp hay dở gì cũng là của người ta, mình có tài giỏi, có giàu thẩm mỹ cách mấy mà người ta không đồng ý sửa đổi thì nên xin lỗi và rút lui. Đấy là chưa biết mình có hiểu được cặn kẽ ý của người ta chưa, có những bản thánh ca của các Tác Giả lão thành vẫn rung động lòng người một cách lạ lùng vì tâm tình đơn sơ nhưng rất chân thành, dẫu chỉ có một bè, hoặ 2 bè thật căn bản và đơn giản. Dẫu không có vấn đề bản quyền đi nữa, ít ra chúng ta cũng nên lịch sự và giữ lễ với nhau ( trước khi trách người ta vô lễ với mình )"

Thiết nghĩ trên đây chính là một tổng kết hết sức đầy đủ để cò thể khóa sổ topic này.

NC Hùng
Go to Top of Page

tranthanh

CT/NC
61 Posts

Posted - 10/15/07 :  05:50  Show Profile  Email Poster Send tranthanh a Private Message  Reply with Quote
Lục lọi đồ cũ, tôi mới tìm được cái này gởi các bác đọc thêm

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1908

Thân
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/15/07 :  07:38  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Bác TranThanh mến, hi hi, cám ơn bác đã cất công "lục lọi đồ cũ" để cung cấp thêm thông tin cho anh chị em. Nhưng "đồ cũ" của bác vẫn còn mới chán, vì chỉ ra lò năm 2006 thôi. Có bác còn nhắn tin bảo cháu rằng catruong.com từng có topic đề cập đến đề tài này rồi, từ... 2001-2002 lận:

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=329

Chưa hết đâu, vì nhà cháu nhớ cách đây không lâu diễn đàn mình cũng đã có người đề cập đến chưyện các CD thánh ca được thực hiện và bán ra: trong khi các ca sĩ trình bày được người ta trả thù lao cẩn thận thì các nhạc sĩ sáng tác lại bị... quên tuốt ! Công tâm mà nói, đây đúng là chuyện rất thiếu công bằng và khó có thể chấp nhận.

Đối với nhà cháu, các bác ơi, topic này (và những topic liên quan trước đây) ít nhất cũng đưa đến một kết luận rất đáng cho chúng mình lưu ý: chuyện bản quyền trong Thánh nhạc đã càng ngày càng thực sự trở nên một "vấn đề" mà chúng ta không thể làm ngơ hoặc xem thường, nếu muốn nền thánh nhạc VN phát triển tốt đẹp.

Sự thể là trong bao nhiêu năm ly loạn qua, đã có nhiều bản thánh ca mà các nhạc sĩ hòa âm đã... "lỡ" bỏ công sức ra hòa âm rồi, trong khi chưa có điều kiện để liên lạc xin phép tác giả (khá nhiều chứ không phải ít). Giả dụ mai này Giáo hội VN công bố một qui định về bản quyền thánh nhạc, cũng gắt gao như thông lệ quốc tế hiện nay, thì nhà cháu nghĩ qui định đó chắc cũng không nỡ khai tử tất cả những bản hòa âm đã ra đời trước đó, và các tác giả chắc cũng không nỡ bắt các soạn giả hòa âm phải huỷ đi công trình của mình.

Thôi thì chuyện dẫu sao cũng chưa tới, chúng mình đành chờ vậy. Điều mà nhà cháu nghĩ trang catruong.com của chúng ta có thể làm ngay, (và nhà cháu xin mạo muội đề nghị với các bác Admin, Mod của trang này) là:

- điều chỉnh lại các bản mà chúng ta đã đăng lên trong kho thánh ca sao cho thật chính xác so với các bản gốc (ví dụ ở đây là bài Hồng Ân Chúa Bao La, bản gốc 2 bè của cha Thiện Cẩm, cũng như phần lời ca có một hai chỗ chưa chính xác),

- liền ngay sau đó, có thể giới thiệu thêm các bản hòa âm khác của các soạn giả khác (ví dụ của bác soạn giả Liên Bình Định, của soạn giả X, của soạn giả Y v.v...), trong tinh thần là chúng ta ghi nhận tất cả mọi đóng góp thiện chí của mọi người, như là tài liệu tham khảo, nếu cần thì ghi thêm lời xin lỗi các tác giả trong trường hợp soạn giả chưa có điều kiện xin phép tác giả.

Kho thánh ca của catruong.com là kho tài liệu chỉ duy với mục đích chia sẻ, hoàn toàn phi kinh doanh, phi lợi nhuận, nhà cháu nghĩ chắc các tác giả sẽ không đến nỗi khắt khe mà bắt lỗi chúng mình đâu.

Edited by - Micae on 10/15/07 13:34
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 10/15/07 :  09:04  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Xin khoan khoan đóng topic này đã các bác , cho tôi được nói vài nhời rồi hẵng ending .
Kính thưa các bác
Nói về việc hòa âm các bài nhạc của các tác giả khác , tôi chợt liên tưởng tới câu chuyện Bá Nha - Tử Kỳ - một người chết , người kia đập đàn , rồi tới chuyện một người là chủ , một người là đầy tớ , nhưng đã trở thành bạn tâm giao ( Đoàn Chuẩn - Từ Linh ) và gần đây và thân thiết với chúng ta nhất , đó là Miên Ly và Thế Thông , Miên Ly chết , Thế Thông không còn đưa nhạc cho ai viết lời nữa .
Qua đó , tôi nhận thấy rằng việc viết hòa âm lại trên một tác phẩm của người khác nó tế nhị biết bao nhất là các bài của những nhạc sĩ đã thành danh , nó đòi hỏi phải "môn đăng hộ đối" và phải có sự thân tình đồng cảm với nhau , dù rằng với một bài nào đó mà chúng ta cảm thấy rung động với một nét phát kiến mới để hòa âm lại , chúng ta cũng nên kìm nén lại để bày tỏ lòng kính trọng đối với tác giả nếu xét thấy về tuổi đời và trình độ cũng như công lao có thể là thày của chúng ta .
Nói như thế cũng không hẳn là không nên hòa âm lại những bài nhạc có sẵn , vì thực tế đối với các anh chị ca trưởng sẽ gặp rất nhiều trường hợp : Ca đoàn chỉ có thể hát 2 bè nữ và một bè nam , với một bài bốn bè thì làm sao mà hát , người ca trưởng học hòa âm để có thể dựa trên bài bốn bè và xây dựng lại 3 bè cho phù hợp với tình trạng của ca đoàn , cũng như với những bài viết đồng giọng (viết cho nhà dòng nam hoặc nữ ), ca trưởng cũng có thể viết lại 2 bè dị giọng để ca đoàn có thể hát hay hơn , và cũng tự hiểu rằng việc này thực sự chỉ dành riêng cho ca đoàn mình mà thôi , và tôi nghĩ điều này thực sự là có thể chấp nhận được và đó là lý do tại sao cần phải có những ca trưởng giỏi , mặc dù không có khả năng sáng tác nhưng đủ trình độ để dẫn dắt và giải quyết những phát sinh thực tế trong sinh hoạt ca đoàn về Thánh Nhạc.
Với trường hợp như vậy tôi thiết nghĩ người hòa âm lại cho riêng ca đoàn mình hát không nên đặt tên mình chung hàng với tác giả , tốt nhất là không nên để tên (vì ca đoàn mình ai mà chẳng biết)hoặc nếu có , cần phải chú thích rõ ràng sao cho bài hòa âm lại nếu có tới tay tác giả bài hát thì cũng không xảy ra vấn đề gì và quan trọng nhất và tình người nhất là trong tâm tư luôn phải có sự tôn trọng và đồng cảm đối với tác giả bài hát.
Vài lời xin chia sẻ cùng các bác trực tiếp hoặc gián tiếp theo dõi cuộc mạn đàm được trực tiếp truyền hình trên forum về topic này - Thân mến - CTH
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/15/07 :  14:50  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by hoangmusic
Nói như thế cũng không hẳn là không nên hòa âm lại những bài nhạc có sẵn , vì thực tế đối với các anh chị ca trưởng sẽ gặp rất nhiều trường hợp : Ca đoàn chỉ có thể hát 2 bè nữ và một bè nam , với một bài bốn bè thì làm sao mà hát , người ca trưởng học hòa âm để có thể dựa trên bài bốn bè và xây dựng lại 3 bè cho phù hợp với tình trạng của ca đoàn , cũng như với những bài viết đồng giọng (viết cho nhà dòng nam hoặc nữ ), ca trưởng cũng có thể viết lại 2 bè dị giọng để ca đoàn có thể hát hay hơn , và cũng tự hiểu rằng việc này thực sự chỉ dành riêng cho ca đoàn mình mà thôi , và tôi nghĩ điều này thực sự là có thể chấp nhận được và đó là lý do tại sao cần phải có những ca trưởng giỏi , mặc dù không có khả năng sáng tác nhưng đủ trình độ để dẫn dắt và giải quyết những phát sinh thực tế trong sinh hoạt ca đoàn về Thánh Nhạc.


Ý kiến này của bác Hoangmusic nghe thật có lý ! Quả là có những trường hợp cụ thể như bác nêu, mà người ca trưởng cần phải xoay sở để giải quyết cho ổn thỏa.

Nhưng nếu thế thì các bác sẽ nghĩ sao trong trường hợp này:
- một ca đoàn có nhân lực hùng hậu và thích hát những bài 4 bè,
- muốn sử dụng một bản thánh ca vốn chỉ có 1 hay 2 bè đơn giản,
- và bài hát này sẽ được hát trong một thánh lễ trọng thể,
- đôi khi chính linh mục quản xứ và cộng đoàn giáo dân ở đó cũng thích nghe những bài hợp xướng công phu...
Vậy thì một người ca trưởng có khả năng hòa âm, cũng sẽ có thể hòa âm lại bản nhạc gốc để đáp ứng nhu cầu cụ thể này chứ ?

Trong thực tế thì những trường hợp như vậy đã từng xảy ra, khá nhiều:
- Bài "Dâng Mẹ" (một bè) rất quen thuộc đã từng được phối thành 4 bè rất hay (Bài có câu đầu là "Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ đồng trinh..", nhà cháu không nhớ tên tác giả, cũng không nhớ tên vị đã hòa âm lại).
- Bài Jingle Bells (hic, nhà cháu không biết viết đúng chính tả chưa nữa), được cố nhạc sĩ Viết Chung soạn lại thành một bản hợp xướng phải nói là tuyệt vời, gồm một giọng lĩnh xướng và 4 bè phụ họa.

quote:
Originally posted by hoangmusic
Với trường hợp như vậy tôi thiết nghĩ người hòa âm lại cho riêng ca đoàn mình hát không nên đặt tên mình chung hàng với tác giả , tốt nhất là không nên để tên (vì ca đoàn mình ai mà chẳng biết) hoặc nếu có , cần phải chú thích rõ ràng sao cho bài hòa âm lại nếu có tới tay tác giả bài hát thì cũng không xảy ra vấn đề gì và quan trọng nhất và tình người nhất là trong tâm tư luôn phải có sự tôn trọng và đồng cảm đối với tác giả bài hát.


Điểm này thì nhà cháu nghĩ bất cứ một bản thánh ca nào được chép lại, chúng ta rất cần ghi chú rõ tất cả những chi tiết liên quan về xuất xứ, về tên tác giả, tên người hòa âm... Cả trong trường hợp bản nhạc được chép lại theo trí nhớ vì không có bản gốc, thì người chép cũng cần ghi chú rõ. Tình trạng tam sao thất bổn thời gian qua nhiều phần là do sự thiếu cẩn thận này. Ở trong nước, một thời gian dài việc xuất bản thánh ca bị đình trệ, các ca đoàn thường chuyền tay nhau các bản chép tay không được ghi chú rõ ràng nên mới xảy ra tình trạng lộn xộn như ngày nay.

Trong trường hợp người soạn hoà âm khiêm tốn nghĩ là mình không dám ký tên chung hàng với tác giả (như bác Hoàng nói) thì theo nhà cháu, ta nên ghi rằng: "Hòa âm: Khuyết Danh" để tránh ngộ nhận cho người sau. Tuy nhiên, nếu bản gốc đã có hòa âm rồi, cần trình bày toàn bộ bản gốc của tác giả trước đã, sau đó mới tới phần thêm vào sau của mình.

Ý kiến của bác Hoàng thật hay và thật cần thiết, hì hì, nếu bác còn ý kiến nào hay như thế nữa thì dù topic có đóng, bác cứ... cạy cửa mà vào nhé,
Go to Top of Page

youngdinh

Soprano
233 Posts

Posted - 10/15/07 :  19:02  Show Profile  Email Poster Send youngdinh a Private Message  Reply with Quote
Xin chào qúy anh chị.

Bác Ple22 nói đúng vậy. Khi đã thấy trong ca khúc có ghi chú " Đăng ký số 1234 ở Ty cảnh sát, All rights reserved... " thì cần phải tránh xa ra, no but, no Pha, no La.....

Thầy tôi vẫn thường nhắc, "Âm nhạc nghệ thuật không thể để 50 phần trăm được, mức trung bình được, nhưng phải điều khiển, sáng tác, tìm kiếm hay hơn, nổi bật hơn mới gọi là nghệ thuật." Em rất muốn và trân trọng được nghe những âm hưởng hay hơn, nghệ thuật hơn, mới hơn, nhưng cũng phải hợp tình, hợp lý, hòa hợp, phép tắc, ghi chú, tên tuổi tác giả, phiên dịch, ôi đủ thứ trong đó cả....Nhưng nhiều khi cũng có vài bác học âm nhạc quốc gia trong thời loạn ly chỉ nghe music không, mà không thèm biết nghe tiếng súng người.... mới ra nông nỗi này..... Người ta thường nói. Người tài, người học thì nhiều. Mà thiên hạ vẫn than thiếu nhân tài. Chắc vậy....

Young Dinh
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 10/15/07 :  19:13  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Kính các bác , ý kiến của tôi chỉ đặt nặng tới các bài đã có hòa âm gốc của tác giả rồi - vì điều này người ta hay nói như trong bóng đá là "tình huống nhạy cảm" , dễ gây ra các sự hiểu lầm , còn đối với những bản nhạc đơn thuần chỉ có một bè , thì việc hòa âm cho bài nhạc lại là chuyện khác , nó đòi hỏi người hòa âm phải cân nhắc , tìm hiểu kỹ càng ý của tác giả , một là , không thích hòa âm nhiều bè cho bài đó (tác giả đã từng có nhiều bài hợp xướng công phu), hai là , tác giả không rành về hòa âm mà chỉ chuyên diễn tả về giai điệu thì việc người khác hòa âm mà làm tôn lên thêm được cái hay đẹp trên tác phẩm của mình thì chắc tác giả phải hoan hô cả chân tay và người nghe cũng cảm thấy mãn nguyện.
Thêm nữa , chúng ta cũng phải nhận rằng như một người thợ chuyên nghiệp trang điểm cho cô dâu trong ngày cưới , cô dâu nào mà chả đẹp , nhưng cũng chẳng có cô dâu nào từ chối sự trang điểm trong ngày trọng đại của mình - nhưng họ cũng đòi hỏi phải được trang điểm bởi một tay thợ mà họ biết trình độ và tài năng - vì thế người hòa âm cho một tác phẩm - tốt nhất - như nhiều người đã nhận định là nên có sự trao đổi trước và sau đối với tác giả - thứ nhất để tỏ lòng tôn trọng đối với người đã có công biên soạn một tác phẩm - thứ hai biểu lộ sự tôn trọng với chính bản thân và tài năng của mình , và tôi nghĩ rằng các vị nhạc sĩ tên tuổi bậc thầy đầy tài đức của chúng ta cũng rất khiêm nhường mà làm như vậy . Thân mến - CTH
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/15/07 :  20:47  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by youngdinh

Xin chào qúy anh chị

Em chỉ có mấy hàng muốn cùng chia sẻ với các anh chị trong topic này. Khi đã có bức tranh treo ở công cộng có 2 mầu rồi thì cứ để nguyên vậy, và nguyên thủy là như vậy. Nếu có muốn sơn thêm 4, 5 mầu cho đẹp, hay hơn, right ways, high tech... thì PHẢI hỏi tác giả của tác phẩm ấy, nếu không thấy, không biết tên tác giả, không liên lạc được tác giả, mà cũng rất muốn thêm màu thì ghi lại bản mới có những dòng ghi chú, cắt nghĩa, sử dụng, giới hạn, trong phiên bản mới. Em nghĩ làm vậy cũng không khó và sẽ ít rắc rối đúng không các anh chị?

Mai mốt em có mời các bác tới nhà em chơi, thấy nhà em có mổi màu trắng, tự nhiên có bác nào tư vô ra mua sơn xanh về sơn nhà em có nước em tự giận, điên lên mất......em không thích màu gì hết, chỉ màu trắng em đã suy nghĩ bao ngày mới được như vậy.... No Fa No La please... Cảm ơn.

Young Dinh


quote:
Originally posted by NC Hùng 10/15/07

Thiết nghĩ trên đây chính là một tổng kết hết sức đầy đủ để cò thể khóa sổ topic này.

NC Hùng


quote:
Originally posted by gopy 10/14/0
Tai hạ trộm nghĩ Topic này tới đây cũng nên STOP là vừa . Để càng lâu càng ...rối như canh hẹ .

gopy



Gớm các bác mới góp có mấy ý mà đã ... buồn ngủ rồi sao ? Các bác không thức với em được ... một giờ ru ?

Mới lại theo qui luật của Forum này là chỉ có bác Admin mới có quyền STOP và khoá cổng thôi . Nếu mọi người còn có ý kiến thì cứ để đóng góp ý kiến, hay hay dở gì ta cũng nghe . Không ai hối, không ai bắt các bác phải nói . Và phiên họp này cũng không có giờ ... bế mạc đâu . Ai muốn có ý kiến gọi là “sau cùng” của riêng mình thì đó cũng chỉ là “ý kiến sau cùng của người đó ” . Xin người đó miễn bàn tiếp ! Còn nhiều topics ở chỗ khác chứ đâu phải chỉ có mỗi một topic này . Nếu không có ai góp thêm gì, thì tự nhiên nó sẽ “die down” , cho đến khi có người hứng chí nào đó nhào vô ... nói tiếp hì hì . Chẳng hạn như bác NC Hùng mới “làm sống lại” đề tài “Hiệu lực của một bài thánh ca đã được Imprimatur” mà nó tưởng chừng như nó đã... chết theo mùa đông năm nao.

Trước hết xin cám ơn bác Young Dinh lắm lắm đã cho chúng ta một ví dụ rất hay . Em nói là “hay” thôi vì thực sự vấn đề ta bàn nó lại không ... được hay và ... đơn giản như vậy bác ạ ! Nếu cuộc đời mà nó là bức tranh “chỉ màu trắng” như bác nói thì nó ... đơn sơ quá và như thế nó cũng chả có interesting gì, và cũng không còn gì để nói . Mặc dầu một bên ta nói về âm thanh và hoà âm, còn ví dụ của bác là màu sắc và ánh sáng . Xét về "cảm nhận" thì cả hai đều là hai thứ nghệ thuật cả . Ở đây ta xin tạm bỏ vấn đề đó qua một bên . Tại vì bác Young Dinh hỏi "Em nghĩ làm vậy cũng không khó và sẽ ít rắc rối đúng không các anh chị ?" Mình xin trả lời ngay đúng mà cũng ... không đúng !

Em xin phép bác “luộc lại” ví dụ của bác nhé . Và qua ví dụ này của bác, em xin được trình bày lại để chứng tỏ cho các bác thấy cái "very phức tạp" của đề tài này, nhất là nó lại liên quan đến cái tập tục và thói quen của người mình nữa . Xin phép bác Young Dinh được nói chuyện trực tiếp với bác như là ví dụ thôi, chứ không phải phê bình bác đâu nhé . Bác dễ thương lắm, ai mà nỡ lòng nào ... phang ! Giả dụ bác là bác có bức tranh trong truyện nhé và em là người đi coi tranh thôi . Bác ready chưa ? Go !

(Em xin nói rõ là em "chỉ trình bày lại" và em cũng không bênh vực hay đả phá khuynh hướng nào trong lần chia sẻ này . Mặc dầu giọng văn có thể làm các bác nghĩ là em ... ba phải !)

1) Bác Young Dinh đã nói: “Khi đã có bức tranh treo ở công cộng có 2 mầu rồi thì cứ để nguyên vậy, và nguyên thuỷ là như vây.”

Vâng, tác phẩm của bác treo ở bên Mỹ với những dòng chữ nhỏ : “Tác giả giữ bản quyền, cấm sang lại dưới mọi hình thức .” Thiên hạ ông đi qua bà đi lại cũng coi rồi bỏ đi, chả ai thèm bén mảng gì đến nữa .

Nhưng tác phẩm này bác treo cho người Việt Nam mình coi, không phải chỉ có một tấm, mà bác còn để cả đống posters ở đó nữa . Trong lòng bác cũng thổn thức, tuy không nói ra, nhưng bác cũng muốn người mình đem về treo trong nhà họ, cho đẹp mắt . Ai cũng hiểu là bác đem ra bày như vậy là “hình cho không biếu không”, như bày ... báo biếu để ngoài chợ vậy. Vì nếu bác đề giá tiền bán thì chả có ma nào nó đụng đến đâu. Cái mục đích của việc bác đem tranh treo ở công cộng là bác muốn người khác biết đến bác, và xử dụng tác phẩm của bác. "Hòn đất ném đi thì hòn chì ném lại" . Đó là “cái tình” “cái tính” của người mình với nhau là vậy .

2) Nếu chuyện nó chỉ có vậy thì cũng không có gì là quan trọng bác nhỉ. Nhưng ngặt một cái là bác muốn ở yên mà không được yên . Có người “lôi” bác ra để xin bác "nhận xét tình hình tranh vẽ ở Việt Nam bây giờ" . Bác bảo: “ biết nói gì bây giờ ?”

Tâm niệm của bác là, thôi mình cũng nên cho một vài ý kiến gọi là “xây dựng” vì hơn một thời, bác đã từng vẽ những bức tranh tuyệt tác. Thế là bác đi ra ... chợ, kiếm được một lô những bức tranh in lại trên giấy báo, giấy bổi do những hoạ sĩ khác vẽ mà bác chưa bao giờ nghe tên, và bác đoán có thể là những hoạ sĩ này từ bên ... tào . Bác chê thằng này vẽ xấu . Bác bảo thằng kia lên tranh không có bố cục . Rồi bức tranh không được sặc sỡ ! Bác kết luận ngay rằng là tình hình vẽ tranh ở Việt Nam bây giờ đang ... xuống dốc. Không thấy bác tìm thêm những bức tranh đẹp khác để mà phân tích, cho công việc phê bình của mình được khách quan, cân bằng và trung thực hơn ? Bác không cần tìm tấm tranh original hay bác cố tình không nhìn thấy ? Đang khi đó, bây giờ bác không còn thích vẽ tranh nữa và bác chỉ thích những bức tranh có... màu đỏ chói với một chút ít màu vàng .

Chê tranh người khác thì cũng tạm được đi, nhưng dường như người nghe thấy bác phê bình như vậy, lại hiểu là bác muốn dùng cớ này để chửi “cái thằng nào đó ” đã lấy tranh cũ của bác về tô màu lại “lộng kiếng” mà không cho bác biết. Ai ngăn cản được những ý nghĩ như thế của họ về bác ?

3) Qua việc làm của bác như vậy, người biết bác thì thương bác muốn bênh vực bác, nghĩ là tại bác “quá nóng” chứ bác không có dữ dằn như vậy đâu . Người không biết bác, hoặc đã biết bác ngày xưa cũng tự hỏi: sao bây giờ bác lại thay đổi quá ? Từ lời nói cũng như việc làm . Và họ cũng nao núng muốn giúp bác, để bác có thể bình tâm mà vẽ lại những bức tranh tuyệt vời như hồi bác còn trẻ .

4) "Cái người mà bác chửi đó" cũng xững sờ không biết mình lỗi luật nào ? Trong dân gian vẫn không rõ ràng về có "được sao chép lại dưới mọi hình thức hay không ?" Có những bức poster ở Việt Nam, những hoạ sĩ khác lấy về đóng khung tô điểm lộng lẫy, nhìn vô ai cũng biết người vẽ nguyên thuỷ và người làm cho tấm hình nó thay đổi . Có những tấm hình thì cũng chả ai nói lời nặng nhẹ gì; trái lại còn khen hay và cám ơn rối rít là đằng khác. Đúng hay sai ? Chả ai biết, vì từ trước đến giờ ở Việt Nam chả ai đặt thành vấn đề chuyện này. Kể cả những người họa sĩ đại tài cũng đã từng làm như vậy . Xin phép hay không ? Chả ai có thể kiểm chứng ? Phép vua thua lệ làng , hay lệ làng “không care gì” phép vua ?

5) Người Việt Nam sống với nhau về tình quen rồi . Nhưng cũng chẳng biết khi nào mình "dùng tình", khi nào mình "dùng lý" được. Bác hiểu câu chuyện bản quyền này, nó cũng rối bù như một tô mì sào vậy. Chả biết đâu là mì, đâu là rau, đâu là thịt cả ! Mỹ thì họ thích ăn riêng . Mì cho ra mì . Thịt cho ra thịt . Nhưng người mình ăn như vậy thì chả có ma nào dám đụng đũa. Rồi người nấu lại buồn vì đồ ăn chắc chắn sẽ dư thừa . Để thiu là đằng khác ! Bác Bách Việt nấu mì rành chắc bác biết rõ điều đó ?

6) Chúng ta, đa số đã đồng ý với bác Young Dinh là tranh của bác nó như thế nào thì để yên cho bác như vậy. Nhưng khi bác "không nói như vậy", thì ai nào biết "tính bác là như vậy", bác đã thay đổi khi nào ? Và cũng chả ai ra thông cáo là không được làm như vậy . Bác biết làm thế là xúc phạm đến tác phẩm của bác, nhưng đối với người Việt Nam thì bác lại "không dám nói thẳng như vậy ngay từ đầu". Vì chính bác cũng đang sợ người ta sẽ ... né bác, lần sau bác có mời người ta tới nhà bác xem tranh thì cùng chả có ma nào dám "show up" vì họ sẽ nghĩ là ... bác khó, không ai mà thèm đến chơi với bác nữa. Bác sợ bác bị bỏ rơi, bị cô đơn nên đã không dám nói. Ngược lại cũng có thể bác thầm ước rằng có người đại tài nào đó sẽ vẽ thêm màu, đóng khung vàng khung kiểu, để tranh của bác được giá trị thêm . Đấy "cái tính" và "cái tình" của người Việt Nam không nói ra thì bố ai biết được .

7) Mà đối với người Việt Nam, thì thế nào là "xúc phạm" . Làm cho một bức tranh đẹp hơn bằng cách đóng khuông, lộng kính có phải là ăn cắp không ? Cũng một bản nhạc tại sao một ban nhạc này chơi hay, ban nhạc khác chơi dở có phải vì hoà âm viết thêm hay là vì ban nhạc đó "ăn cắp, luộc lại" giỏi hơn ? Khó định nghĩa quá bác nhỉ ?

8) Đó là chưa kể trong cái hoàn cảnh chạy giặc này, có người thương bác mà nhớ được tranh của bác vẽ, sang bên này họ cố gắng với tấm lòng thành để mà vẽ lại cho con cháu biết là bác đã là người sáng tác ra bức tranh đó . Rồi có người có tài hơn, thêm chút màu chỗ này, thêm cái cảnh chỗ kia . Khi có người thêm màu như vậy, thì cũng có người thích, có người chê, quần chúng mà bác nhỉ. "Người-có-công-vẽ-lại đó", cũng có người thích, cũng có người chê . Nhưng khi bác thấy vậy, thì bác nổi nóng lên , bác chửi người ta đến ... vuốt mặt không kịp .

Nhưng bình tâm lại mà nói, ai là người có lợi trong cái việc vẽ lại tranh này của bác . "Người-có-công-vẽ-lại đó" được nổi tiếng hay là nhiều người sẽ biết đến bác hơn, vì bác không cho người ta đụng đến tranh của bác .

Truyện còn dài phải không bác ? Đâu là lời giải thích thoả đáng ?

Vì thực sự, cũng không ai biết bác muốn người ta xem tranh bác theo kiểu nào, Việt Nam hay kiểu Mỹ.

Đó là những sự "trình bày lại" của em khi đọc lại đề tài này ? Dĩ nhiên là theo cái nhìn của em, em cũng phải chịu thua, vì cũng thật khó mà biết được người mình thích ăn mì sào kiểu Mỹ hay kiểu Việt Nam lắm .

Nhưng có một điều em và anh Young Dinh cũng tin chắc rằng chúng ta

"ai cũng có thể tìm ra lời giải thích cho riêng mình rồi."


Em xin ngồi xuống nhường microphone cho các bác ạ !

Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/15/07 21:26
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 10/15/07 :  22:55  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Chào các bác,

Bác Batê à,
Sau khi xem xong vở kịch của nhà bác diễn, mà vì lý do trục trặc làm sao, nên:
quote:
Màn sân khấu không thể kéo lại được nữa

Em xin phép bác cho nhà em thêm...một màn nữa, mà đừng sue em, bởi chẳng tôn trọng kịch bản của bác viết, còn phịa thêm mà không xin phép trước, và cũng xin phép anh Thế Thông cho em mượn một khúc nhạc để làm nhạc nền nhé, hì, hì...
Đây đây,

MÀN 3

(Sau màn kịch, do lỗi kỹ thuật, màn sân khấu bị…kẹt, nên chẳng đóng được, gã kéo màn loay hoay mãi, và tiếng vỗ tay của khán giả cũng dần thưa. Kẹt quá, Ban Tổ Chức kịch, bèn tắt điện tối thui, và trong khi chờ gã kéo màn sửa giây kéo, liền linh động cho chiếu tiếp một khúc phim hoạt họa, với lời giới thiệu mở đầu như sau:

Dà dạ, kính thưa quý vị, để chương trình tìm…chỗ kết, chúng tôi xin mạn phép quý cụ quý ông, bà, cô, chú, cậu, mợ, và toàn thể quý khán giả trẻ em…chúng tôi sẽ trình chiếu một đoạn phim hoạt họa rất ngắn về sinh hoạt của loài chiên trên thảo nguyên, hy vọng đoạn phim ngắn này sẽ mang lại cho qúy vị thêm vài giây phút vui tươi.
Và đây phim hoạt họa với tựa đề "Chiên Bầy Trên Đỉnh Yên Bình”




Click, click, click…vào phim….
Nhạc nền dạo lại khúc:

“…Nỗi đăm chiêu tựa sóng dâng trong hồn,
những đêm khuya lạnh giá trôi trên thảo nguyên .
Chuỗi kinh đêm lần hết muôn sao trời,
bốn mươi năm lần bước mỏi mong …”


Một thảo nguyên bát ngát, với đồng cỏ xanh không thấy bến bờ, đàn chiên đông đúc, tung tăng khắp mọi hướng. Có tốp hiền lành nằm lim dim mắt thưởng thức cỏ tại chỗ nằm, có tốp đứng hồn nhiên uống nước bên cạnh dòng suối lờ lững, và có những đứa nghịch phá, chạy lung tung xà bần, giỡn nhau, húc nhau, đụng đầu kêu “cộp cộp”.
Người mục tử dáng vẻ an tâm, liền ngã lưng đưa mắt nhìn trời xanh mông lung.

Bỗng bầy chiên ở tự dưng kêu “be be” rồi cắm đầu hùa nhau chạy về phía triền dốc xa, trong khi người mục tử nằm lim dim với nụ cười còn phảng phất trên khuôn mặt thoáng có chút mệt mỏi.

Trên triền dốc xa kia, đám chiên quay xung quanh nghe hai con chiên đang…cãi lộn “be be” ì xèo (để quý vị dễ theo dõi, xin được dịch và phụ đề tiếng Việt cho ngôn ngữ của loài chiên, hì hì…)

- Chỗ cỏ xanh mướt, chưa đứa nào xực tới, là của tui tìm ra, trong khi đi lang thang, thế mà con chiên trắng nhóc con kia nó bảo là của chung, nó cũng được ăn ké.
Con chiên trắng bự liền to tiếng, hậm hực phân bua với bầy chiên hiếu kỳ, đang đứng giương cả ngàn con mắt nhìn tò mò.

Con chiên trắng nhóc cãi lại:
- Thì các bác biết, tui đâu có giành gì, tui chỉ xin cho tui xực vài ngoạm thôi rồi đi mà, cỏ ở thảo nguyên này, tui nghĩ là của…chung. Ổng tìm thấy trước, thì ổng ăn trước; tui theo sau, thấy sau, thì share chút chút, chớ có gì mà làm…big deal vậy?

Bầy chiên nhao nhao hỏi tới tấp, có con vừa liếm mép dãi, vừa ngó lung tung:

- Đâu đâu, cỏ chỗ nào đâu, chỉ xem nào, để tụi tui cùng…nghiên cứu thử?

Con chiên trắng bự nói:
- Đằng sau lưng tui. Nhưng nhìn thì nhìn, cấm đứa nào làm một ngoạm thử, ông…đá bỏ bu!

Bầy chiên nhướng mắt to hơn và thấy, quả thật ở sau lưng con chiên bự có một lùm cỏ màu xanh mướt như ứ đầy vị ngọt của một loại cỏ…tiên!

Thế là cả bầy xúm nhau phát biểu ỏm tỏi cả lên, tiếng be be làm náo động cả thảo nguyên, đánh thức người mục tử đang trong giấc thiêm thiếp. Người mục tử chả hiểu chuyện gì xảy ra với chiên, nhưng như một phản xạ, đứng liền dậy và quơ cậy gậy chạy về bầy chiên đang kêu inh ỏi, tưởng đâu là có con sói nào nó lảng vãng gần kề.

- Chuyện gì?
Mục tử vừa quơ cây gậy lên cao vừa hỏi, đàn chiên hơi ngán, im thin thít, sợ ổng nóng sảng, phang cho một gậy thì ê mông. Hai con chiên cãi lộn, liền kể lại sự tình và phân bua với người mục tử những lý sự của mình.

Nghe mấy con chiên kể lể xong, người mục tử bèn phán:
- Đứa nào cũng đúng lý cả, nhưng quên tình!
Rồi chuyển giọng hiền lành, nheo mắt như diễu, nói tiếp:

- Ai dẫn qúy vị chiên vào thảo nguyên xanh tươi này? Hay là có đứa nào tự tìm ra thảo nguyên này? Cỏ nơi đây, hằng hà sa số, các ngươi ăn cho tới đời cháu chắt cũng chưa hết…cỏ, nước ngọt uống không hết, còn dư để phá, để tắm lông cho sạch…mà tại sao phải dành nhau một chút cỏ xanh cơ chứ. Giả như ta chẳng đưa các ngươi vào đây, thì các ngươi đã ở nhà gặm cỏ khô hôm nay rồi. Đúng là chiên mà cứ như…người phàm, hở ra là dành giựt! Ở nhà ăn cỏ khô, thì đứa nào phần nấy cũng tạm OK, còn nơi đây là thảo nguyên very special ta dẫn tới, thì là của cho mọi đứa ăn. Đứa nào thấy trước, ăn trước, đứa nào thấy sau, nếu còn, thì ăn sau. Bởi cỏ phải ăn tới gốc, mùa sau cỏ mới phát triển tốt nữa, dành với nhau làm chi, các ngươi là bầy chiên có người chăn dắt, chứ không phải là bầy chiên hoang, ta bỏ các ngươi đói, thì ta chịu chủ layoff, bởi thế ta muốn các ngươi cùng chia sẻ, cùng bảo vệ nhau, cùng ăn, cùng uống cho béo mập ra thì ta còn job, và các ngươi sẽ được đưa tới những thảo nguyên xanh tươi như thế này, hiểu chưa?

Còn nếu các ngươi vẫn còn tranh dành, thì ta sẽ một là… quit job, hai là bảo chủ chia làm hai bầy riêng biệt, thì ăn riêng, uống riêng, ngủ riêng, chơi riêng…chả bầy nào làm phiền bầy nào, ta cũng đỡ mệt, vì một số trong các ngươi sẽ….di tản chiến thuật sang bầy khác, và kẻ khác trông coi. Thế thì các ngươi quyết định đi, đứa nào muốn riêng thì kêu hai tiếng “bi, bi”; đứa nào muốn chung thì kêu hai tìếng “be, be”. Ta cho biểu quyết dân chủ kiểu người phàm, và ta hứa sẽ tôn trọng ý kiến của mỗi đứa.


Bầy chiên chợt im lặng, chìm trong…suy nghĩ, có con còn lén nhìn đám cỏ xanh mơn mởn kia rồi liếm mép. Sau một hồi, hai con chiên gây lộn tự dưng cùng há mõm, ngước mắt lên trời lấy hơi rồi kêu: “be, be, be, be…..” một tràng dài.
Thế là cả bầy chiên hùa hét “be, be” theo vang trời.

Mục tử vừa cười hiền vừa hét:
- Stop! Hai tiếng “be, be” thôi là đủ hiểu rồi, kêu nhiều ta điếc óc, ta phang cho một gậy bây giờ!

Bầy chiên đồng loạt nhe răng cười nham nhở, và vừa kêu “be, be, be, be…” vừa chạy xuống triền dốc, theo sau là người mục tử, vì chỉ có hai chân, nên không thể nào đuổi kịp loài có 4 chân.

Chợt màn sân khấu kéo cái rột, nhanh như phẹc-ma-tuya, nhạc nền từ sân khấu vọng ra, còn sót một vài hình ảnh máy chiếu phim tắt không kịp, còn chiếu mờ mờ hình ảnh người mục tử dáng vẻ đăm chiêu, vương dòng nhạc nền nghe xa vắng:

1) Chốn nào, thảo nguyên xanh ngát lựng hương cỏ mật
Giữa cuộc đời bàn chân đau xót vì gai góc .
Kiếp mục tử còn lang thang giữa đồi vắng rừng chiều
Chiên về đàn, ánh lửa hồng, khúc nhạc lòng .


Khán thính giả người lớn tuổi phần đông, đã ngủ tại ghế hay ra về lác đác, còn khán thỉnh giả con nít, thì khoái chí huýt sáo và vỗ tay ì xèo, hì hì…


Duc
Go to Top of Page

chilienba

Others
286 Posts

Posted - 10/16/07 :  12:05  Show Profile  Email Poster Send chilienba a Private Message  Reply with Quote
Dạ phải phục là các bác trong phố có tài nghệ sĩ thật ... chứ còn như tớ "rặng cả ngày" cũng chả ra được một câu thơ ....nhưng cứ theo khoa học mà giải thích thì mỗi bộ óc của con người được chia ra nhiều phần để chỉ những tài năng đặc biệt chẳng hạn nếu ai có phần bên trái phát triển mạnh thì người đó sẽ có khiếu về văn nghệ và ngược lai, nếu người náo giỏi về toán hay kỷ thuật thì phần bên mặt của bộ não phát triển mạnh hơn .
À nếu lý thuyết trên mà đúng thì người nào mà vừa giỏi toán vừa có tài văn nghệ nữa thì cái đầu của họ sẽ ra sao nhỉ ?
Chắc là mọc 2 cái sừng hai bên ...hì hì

clb
Go to Top of Page

Fiat

Others
196 Posts

Posted - 10/16/07 :  18:18  Show Profile  Email Poster Send Fiat a Private Message  Reply with Quote
Phải công nhận là 2 bác TTT và BachViệt một lòng một dạ mà sáng tạo những môn chơi hấp dẩn. Bác TTT thì tạo ra sân banh, bác nào bác nấy hào hứng nhào dzô, kẻ tung banh người hứng đỡ trông rất ư là ngoạn mục, lại bất phân thắng bại, cuộc vui đang hào hứng thì bác BV dẫn khán giả vào phòng tối thui, đẻ làm gì đây? à thì ra bác ấy dẫn khán giả vào sân khấu để coi kịch, đào thương kép độc đều diễn xuất rất ư là xuất sắc, khán giả cũng vẫn nườm nượp xếp hàng thứ tự, Trước khi vào sân khấu, chủ quán lịch thiệp nói lời cám ơn... Lúc này nhà cháu mới thấy vai trò của khán giả trong đó có nhà cháu là quan trọng, vì chơi banh hay diễn kịch thì phải có người xem chứ nhỉ, các khán giả khác ai phản đối thì...về nhà mà làm gì thì làm... còn ở đây thì nhà cháu xin bravo bravo...Thế rồi có tiếng vang "xin qúi vị nhớ điền vào tờ survey cho ý kiến trước khi ra dzìa..", nhà cháu xin điền thêm vài dòng này là:

"Rằng hay thì thật là hay...
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào..." Ai có tai hãy nghe.... Amen
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/16/07 :  18:40  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hi hi, sức khoẻ của nhà cháu lúc này "xíu xìu ểnh ểnh" quá, đang mong có bác nào rảnh rang "sơ kết" lại (hay "bán kết", hay "tổng kết" cũng được) cuộc thảo luận này xem chúng mình đã và đang tiến tới đâu, thì may quá, nhiều bác đã đồng ý làm liền.

Có bác đã thử đưa ra kết luận rất ngắn gọn, như bác N.C.Hùng: "như vậy là đầy đủ rồi, khóa sổ được rồi", hay như bác GopY: "Stop thôi, vì càng để lâu càng rối như canh hẹ!". Có bác cũng nhắn tin cho nhà cháu đề nghị rằng nên ngừng thôi, càng lâu càng không hay.

Có bác như bác Hoangmusic và bác Youngdinh muốn bổ túc thêm một chút cho rõ hơn những ý kiến mình đã đưa ra trước đó. Nhà cháu nghĩ điều này là chính đáng và đáng tán đồng, vì có thể càng giúp làm sáng tỏ thêm vấn đề.

Bác Bách Việt, cảm hứng từ màn kịch trước của bác Ba Tê, đã đưa ra một kết luận cũng bằng kịch, vừa vui vừa thơ mộng, (hì hì, hễ nghe ai nhắc tới hình ảnh người chăn chiên với cây gậy là nhà cháu nhớ ngay đến Thầy Giêsu tuyệt vời nhà mình; xem xong màn kịch, nhà cháu tự nhiên buột miệng cười... "be be").

Bác Ba Tê cũng đã tóm kết lại topic theo cách nhìn của bác:

Originally posted by Trantrungtruc:

...(Em xin nói rõ là em "chỉ trình bày lại" và em cũng không bênh vực hay đả phá khuynh hướng nào trong lần chia sẻ này . Mặc dầu giọng văn có thể làm các bác nghĩ là em ... ba phải !)

Hì hì, bác Ba Tê ơi, nhà cháu đúng là đã có cảm tưởng đó, rằng bác chỉ muốn đóng vai người giới thiệu đề tài và kích thích cuộc thảo luận thôi (như thể một MC dẫn chương trình vậy mà). Bác ghi lại những cật vấn có vẻ quyết liệt, thậm chí có vẻ cực đoan nữa, về bài viết của cha Thiện Cẩm, theo nhà cháu cảm nhận thì chỉ vì bác muốn mời gọi (hay bác mong đợi) anh chị em ở đây thử cùng bác suy nghĩ và trả lời những cật vấn đó xem sao thôi. Chủ kiến riêng của bác, nhà cháu nghĩ có lẽ bác chưa tiện hay chưa muốn nói rõ ra trong topic này đó thôi.

Ví dụ về vấn đề bản quyền chẳng hạn, nhà cháu quen biết bác đã khá lâu trong diễn đàn này, đã thích thú đọc nhiều bài viết của bác, nhà cháu dám đoán chắc rằng lập trường của bác rất gần với lập trường của bác N.C.Hùng ; hay ít nhất là, bác tuy không đến nỗi cực lực lên án những sự vi phạm bản quyền trong thánh nhạc, nhưng trong tất cả những bài viết của bác trước nay (mà ở đó bác bày tỏ rõ ràng chủ kiến của mình), thì bác đã tỏ ra rất tôn trọng "chủ quyền" của các tác giả.

Hì hì, tới giờ đi làm rồi. Khuya về nhà cháu sẽ còn viết tiếp một hai điều mà nhà cháu thấy là rất cần thiết, cần đến nỗi nếu topic này đóng cửa, dàm nhà cháu cũng kiếm xà beng ráng cạy cho bằng được để chui vô ...

he he, ủa lộn,... "be be" !
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 10/16/07 :  21:38  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Fiat

...cuộc vui đang hào hứng thì bác BV dẫn khán giả vào phòng tối thui, đẻ làm gì đây? à thì ra bác ấy dẫn khán giả vào sân khấu để coi kịch...

Bậy quá! Nhà em đâu có dẫn ai vào phòng tối thui?! Chỉ là...cúp điện chíu xíu thôi mà, hì hì...
Chỉ là thấy các bác...cãi căng quá, mà màn thì bác Batê chưa đóng được, các bác còn ngồi đấy, em sợ các bác buồn, em mới đem phim chiếu bậy, cho các bác...thư giãn chút đỉnh thôi mà, nhà bác nói thế thì nhà em:

Rằng nghe thì thiệt là nghe
Em ăn xong cỏ "be be" rồi nằm
hì hì...

Duc

Edited by - bachviet on 10/16/07 21:39
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/17/07 :  07:26  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Micae

Hì hì, có bác Ba Tê thì diễn đàn không bao giờ sợ thiếu đề tài mới!


quote:
Originally posted by Micae


Hì hì, bác Ba Tê ơi, nhà cháu đúng là đã có cảm tưởng đó, rằng bác chỉ muốn đóng vai người giới thiệu đề tài và kích thích cuộc thảo luận thôi (như thể một MC dẫn chương trình vậy mà).



Cám ơn bác Micae đã nhìn thấu ... nòng em. Vâng, em chỉ là người đóng ... "tuồng", ý quên ở ... trần trùng trục, mua vui cho các bác, hopefully được một vài trống canh . Đó cũng là một cách để chúng ta "chia sẻ" với nhau trong forum này .


Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 10/17/07 :  10:10  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by bachviet
Bậy quá! Nhà em đâu có dẫn ai vào phòng tối thui?! Chỉ là...cúp điện chíu xíu thôi mà, hì hì...



cái "cúp điện chút xíu thôi mà, hì hì..." cúa bác ăn tiền lắm đấy!
ai đời cho xem triễn lãm tranh mà cúp điện thì "nàm thao" mà thấy cái đẹp, cái nghệ thuật cúa những bức tranh nghệ thuật nhỉ ??
Chả nhẽ bác muốn ám chỉ rằng ai đó "...đạo tranh" hay "luộc tranh" không khéo để người thưởng thức không còn thấy cái tinh hoa cúa bức tranh gốc !!!!!
Chả nhẽ bác muốn nhắc khéo lại bà con cái đề tài ở đây là "Viết Hòa Âm hay Đạo Nhạc"?
Em cứ nghĩ "Viết Hòa Âm" không nên bị kết án là "Đạo Nhạc" đấy chứ!!!

quote:
Originally posted by Trantrungtruc

Cám ơn bác Micae đã nhìn thấu ... nòng em. Vâng, em chỉ là người đóng ... "tuồng", ý quên ở ... trần trùng trục, mua vui cho các bác, hopefully được một vài trống canh . Đó cũng là một cách để chúng ta "chia sẻ" với nhau trong forum này .


vâng, cám ơn bác đã có cái can đảm ..."đóng ... "tuồng", ý quên ở ... trần trùng trục", nhờ cái bụng "thẳng như ruột ngựa" có sao cứ nói "tuốt tuồn tuột" mọi điều anh xem, anh thấy, anh phân tích mà nhà em mới có cơ hội tham khảo thêm nhiều ý kiến cúa anh chị em mọi nơi về đề tài nóng bỏng này . Em cũng thấy rằng có lẽ ..."ai cũng có thể tìm ra lời giải thích cho riêng mình rồi."
LouisLong
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 10/17/07 :  10:20  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Chỉ có tôi là chưa có lời giải thích cho chính mình - vì dù sao tôi vẫn cứ thích nghe hòa âm của nhiều người cho một bản nhạc hay nào đấy - và vẫn cứ bái phục hết tất thảy các vị đó . CTH
Go to Top of Page

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 10/17/07 :  10:38  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by hoangmusic

...dù sao tôi vẫn cứ thích nghe hòa âm của nhiều người cho một bản nhạc hay nào đấy - và vẫn cứ bái phục hết tất thảy các vị đó . CTH


Vâng, em cũng nghĩ vậy. LouisLong

Edited by - LouisLong on 10/17/07 10:38
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 10/17/07 :  10:59  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Cùng các bác, bác Louis Long và anh Hoàng thân mến,

Quả thực, em chỉ muốn nó tóm gọn trong đề tài original mà bác Batê đưa ra thôi ạ. Nhà em chả biết chi đâu mà nói nhiều, nói to, nói rộng ra em sợ em hay nói...bậy, rồi các bác cười em, mắc cỡ chết, chịu sao thấu! hì hì... Nhiều lúc nhà em hứng sảng, tưởng có thể xách quả địa cầu nhét túi, đem đi úynh...bi da lắm, nhưng không có cây cơ dài! Chuyện tưởng tượng thôi mà, hì hì...

Thôi thì em xin phép "be be" hai tiếng với ý kiến sau của hai bác, vì thật ra nhà em hổng có cái khả năng hòa âm, nên cũng muốn nghe ké bá tánh trải hồn ra...phang thêm phần hòa âm lắm. Tim óc của ai cũng rất đáng quý và đáng trân trọng, cho dù người đó có thấp cổ bé miệng cỡ nào, có non dại cỡ nào...Nhưng theo cái suy nghĩ tầm phào của em, sự va chạm của tim óc con người luôn sẽ mang lại cho "trái tim chưa ngủ yên" của em lắm điều để học hỏi và cảm nhận. Tuy thế, cái cảm nhận là cái em vẫn ưa hơn cái học hỏi, bởi thế cứ lù đù giữa cuộc trần ai các bác ạ. Cũng chả sao, vì cái cảm nhận nó làm em phê hơn là cái biết các bác ạ, nếu giả như nhà em phải chọn một. Đằng này được bonus cả hai, thôi em xin thành thật cảm ơn tất cả quý bác xa gần, đã lần nữa cho em nghe Điệp Khúc "Giọt Mưa Trên Lá", không phải của Phạm Duy, mà là của giọt mưa đời lăn tăn trên một cõi người, dù sao cũng vẫn đáng iêu muôn thuở.
hì hì...

Duc
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 10/17/07 :  13:28  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hic, các bác thỉnh thoảng lại... văn chương bóng bẩy quá, khiến nhà cháu phải đọc tới đọc lui vài lần mới dám đoán là các bác đang ngụ ý nói về sự gì, (mà đoán xong vẫn chưa dám chắc là mình đoán đúng nữa !).

Nhà cháu thì rất mong câu chuyện chúng mình đang bàn đây càng sáng tỏ càng tốt. "Sáng tỏ" - không phải theo nghĩa kết luận cho được ai phải ai trái hay ai thắng ai thua, nhưng theo nghĩa là tránh được chừng nào hay chừng đó những sự ngộ nhận (có khi là tai hại) về sau. Có vài điều mà nhà cháu e có thể gây ngộ nhận, nên xin phép các bác cho nhà cháu được nói nữa, dù có lập lại vài ý cũ đã nói rồi thì xin các bác cũng lượng thứ cho:

1). Đọc kỹ lại bài viết của cha Thiện Cẩm, thì ra như khi đề cập đến vấn đề bản quyền, cha Cẩm không hề nói đến việc các soạn giả hòa âm lại bản gốc của người khác, hoặc là góp phần mình để bổ túc thêm vào tác phẩm của người khác, tỷ như đặt thêm các phiên khúc mới.

Cha Cẩm chỉ nói đến việc:
- "sửa bậy" (chữ cha Cẩm đã dùng) bài của người ta, tức là làm sai lạc hẳn bản gốc,
- lại còn đánh tráo tên tác giả,
- rồi lại đem ra in ấn, phổ biến, kinh doanh,
- và nhất là, đây là một hành động cố tình chứ không phải nhầm lẫn, dù có một linh mục quản xứ góp ý rồi, vẫn "tỉnh bơ" !

Cho đến nay, chúng ta không biết cha đã nói về trường hợp nào, nhưng theo nhà cháu - người đã từng đọc bài viết trên cách đây nhiều năm và đã từng nghe cha tâm sự cách đây còn nhiều năm hơn nữa, thì đó là một vụ việc đã xảy ra ở VN, từ lâu lắm rồi.

2). Cha Cẩm không kể lại câu chuyện đó với chủ đích "ăn thua đủ" hay là kiện tụng đòi lại tác quyền, chỉ là một ví dụ để góp ý rằng vấn đề bản quyền trong Thánh nhạc đã chưa được Giáo hội chúng ta quan tâm cho đủ.

3). Cách nói của cha - những chữ như "luộc nhạc", "đạo nhạc", "ăn cắp", "sửa bậy"... - có thể gây phản cảm nơi một số người đọc, âu có thể là một sơ xuất, nhưng là sơ xuất nhỏ chứ hoàn toàn không phải cố ý mạt sát ("chửi") người khác. Nhà cháu tin là ai đã từng tiếp xúc với cha Cẩm nhiều thì không thể nào kết luận cha là người hẹp hòi, dữ tợn hoặc là... "ác khẩu" được !

4). Riêng về sự phản cảm: quả thực là do sự cách biệt về không gian, thời gian và hoàn cảnh, cách cảm nhận sự việc của người trong nước và người Việt ở hải ngoại trong khá nhiều trường hợp là khác nhau, thậm chí khác nhau rất xa. Đây là một khó khăn mà có thể sẽ trở thành vấn đề lớn cho đất nước, dân tộc và giáo hội mai này, khi chúng ta cần đến sự đối thoại, hòa giải, đoàn kết, cộng tác... giữa trong và ngoài nước. Cùng trong một giáo hội mà thỉnh thoảng còn thấy những sự hiểu lầm, thiếu thông cảm, bất hòa, thì huống chi giữa các giáo hội khác nhau, các nhóm nghề nghiệp, quyền lợi, vùng miền, chính kiến... khác nhau.

(Ví dụ về những "chức danh" ghi bên dưới tấm hình cha Thiện Cẩm: nhà cháu hiểu tâm trạng của vài bác ở đây khi nhìn tấm hình đó. Nhưng nhà cháu đoan chắc rằng các bác sẽ nghĩ rất khác nếu các bác sống ở trong nước. Nhà cháu qua Mỹ hơn một năm nay, kiểm lại, mới thấy rõ ràng là hồi còn trong nước, mình và phần đông -có thể nói là hầu hết- người trong nước đã hiểu rất sai -thậm chí có thể nói là "chẳng hiểu gì cả"- về cuộc sống, tâm trạng, nỗi niềm của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhà cháu qua đây, đọc báo in hay báo trên mạng, theo dõi các diễn đàn... cũng có cảm tưởng là có nhiều điều đồng bào mình bên này hiểu rất sai hay rất khác người trong nước. Đúng là... "đoạn trường phải có qua cầu mới hay" !)

Đây là một khó khăn mà theo nhà cháu là hết sức quan trọng cho dân tộc và giáo hội VN mai này !

Chúng ta là những người tin vào Đức Giêsu, chẳng nhẽ không học được gương Thầy -"khiêm nhường và hiền lành trong lòng"- sẵn sàng hạ mình xuống hàng tôi tớ để phục vụ anh chị em, phục vụ quê hương sao ? Tôi tớ thì chỉ có nước nín lặng vâng lời, chăm chú lắng nghe để tìm hiểu tâm tư và nhu cầu của chủ, cúc cung tận tụy, dậy sớm thức khuya mà hầu hạ chủ ! Khổ thế ! Khó thế ! Nhưng ông Thầy của chúng mình gọi mời chúng mình làm như thế, biết nói làm sao ???

Edited by - Micae on 10/17/07 13:37
Go to Top of Page

Fiat

Others
196 Posts

Posted - 10/17/07 :  15:30  Show Profile  Email Poster Send Fiat a Private Message  Reply with Quote
Bác Micae ơi, thông cảm và đồng ý với bác về nhiều điểm bác nêu trên, nhất là vấn đề hiểu LẦM và sự khác biêt KHÔNG GIAN, THỜI GIAN
va QUAN NIỆM NHÂN SINH QUAN thôi bác a. không hiểu sao nhà cháu đang viết thì bị xáo trộn, nên viết lại vắn tắt vài hàng thông cảm với bác, mới đinh cư vừa phải đi cày bừa kiếm cơm cháo mà còn quan tâm đen ThánhNhạc, bác ráng giữ gìn sức khoẻ, nếu cần nghi ngơi, cứ nghỉ, phố xá mà thấy vắng bóng bác, họ lại ơi ới như gọi đò cho mà xem, lúc đó bác tha hồ mà làm reo...bác có nhiều điều mà phố xá cần học hơi bác lắm đó...take care
Go to Top of Page

chilienba

Others
286 Posts

Posted - 10/19/07 :  23:25  Show Profile  Email Poster Send chilienba a Private Message  Reply with Quote

Các bác ơi,
Bác BaTê trốn đâu rồi ...Trận đấu mồm, à quên, đấu bút đang tới hồi gây cấn vậy mà " cease fire " rồi nhỉ . Hơi uổng :-)
Tớ nghĩ là bác BaTê đang nghỉ xả hơi... rồi sẽ tìm trận chiến khác không lâu đâu . Các bác cứ đợi ...mà xem tớ đúng hay sai ...hì hì

clb
Go to Top of Page

Binh Nhieuloc

Others
91 Posts

Posted - 11/08/07 :  11:14  Show Profile  Email Poster Send Binh Nhieuloc a Private Message  Reply with Quote
Theo ngu ý của tôi - ngoại trừ trường hợp được tác giả cho phép - giai điệu và lời ca của một tác giả là bất khả xâm pham.
Còn các bè và nhạc đệm thì được tự do.
Mặt khác của vấn đề, nếu tác giả nào khó chịu trong việc người khác hoà âm bài của mình, thì điều này chứng minh tác giả ấy chẳng bao giờ cầm bút để viết hòa âm.
Trường hợp này hãy chờ tác giả ấy qui tiên, thì tác phẩm sẽ thành của chung!

Bình Nhiêulộc
Go to Top of Page

myhoang

Others
582 Posts

Posted - 11/08/07 :  12:49  Show Profile  Email Poster Send myhoang a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Binh Nhieuloc
.......
Trường hợp này hãy chờ tác giả ấy qui tiên, thì tác phẩm sẽ thành của chung!

Bình Nhiêulộc



Luật tác quyền ở ViệtNam thì em không biết nhưng luật của Mỹ thì phải chờ đến 70 năm sau thì mới trở thành của chung đó anh Bình ơi.

Trường hợp bài hát đã có hòa âm sẳn của chính tác giả rồi thì coi như hết nhúc nhích phải không anh Bình

Edited by - myhoang on 11/08/07 12:54
Go to Top of Page

Binh Nhieuloc

Others
91 Posts

Posted - 11/09/07 :  06:47  Show Profile  Email Poster Send Binh Nhieuloc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by myhoang

Luật tác quyền ở ViệtNam thì em không biết nhưng luật của Mỹ thì phải chờ đến 70 năm sau thì mới trở thành của chung đó anh Bình ơi.

Trường hợp bài hát đã có hòa âm sẳn của chính tác giả rồi thì coi như hết nhúc nhích phải không anh Bình




Tôi cũng chưa đọc được luật tác quyền Vietnamít gì. Nên không biết nó ra sao!
Như vậy có lẽ là luật tác quyền tại Mỹ có liên quan đến luật thừa kế đến 3 đời.

Có những dị bản hoà âm của một tác phẩm đã tồn tại. Thí dụ: Bài "Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời" - Hải Linh - có bản hòa âm của Vũ Văn Tuynh hình như xuất hiện từ thập niên 60 trở về trước. Những phiên bản này đều là những tuyệt phẩm.
Cái mà bạn nói là "hết nhúc nhích" tôi cho rằng không phải ở khía cạnh luật lệ, mà ở chỗ khó có thể làm cho hay hơn thế.

Việc hoà âm lại và việc sử dụng là những vấn đề khác nhau.
1. Tôi viết lại hoà âm trên bản thảo rồi thôi.
2. Tôi cung cấp cho ca đoàn để phục vụ thuần tuý trong và ngoài Phụng vụ.
3. Tôi đem xuất bản bản in để bán thu tiền.
4. Tôi tổ chức nhạc nhạc hội bán vé thu tiền.
5. Tôi thu âm và in sang băng dĩa để bán.
Nếu đóng vai là tác giả thì tôi chấp nhận trường hợp 1. và 2. Vì bài của tôi được phổ biến. Những trường hợp có lợi nhuận thì phải xin phép. Nhuận bút thì còn tuỳ. Còn việc trả tiền tác quyền thì phải có thỏa thuận: người ta có muốn mua hay không, tôi có muốn bán hay không. Ngoài ra, còn có vấn đề chia lợi nhuận ở mỗi lần tái bản nữa. Tôi không hiểu hết. Mệt quá !

Quan niệm riêng tôi thì không mua bán Thánh Ca - Thánh Nhạc.
Chỉ có: hiến - cho - biếu - tặng.
Còn chiều ngược lại là nhà tài trợ, Mạnh Thường Quân ...

Bình Nhiêulộc
Go to Top of Page

myhoang

Others
582 Posts

Posted - 11/09/07 :  09:44  Show Profile  Email Poster Send myhoang a Private Message  Reply with Quote
Những bài mà myhoang nói "hết nhúc nhích" là những bài mà tất cả các bè bổ túc cho nhau về giai điệu cũng như ca từ (không có bè chính, bè phụ - tất cả các bè đều là bè chính) thí dụ như: Hallelujah của Handel, Khúc Ca Mặt Trời, Trường Ca Các Tạo Vật của Hải Linh, Đêm Bình An của cha Ngô Duy Linh vv...

myhoang

PHỤC VỤ - PHỤC TÙNG - PHỤC THIỆN
Go to Top of Page

Binh Nhieuloc

Others
91 Posts

Posted - 11/10/07 :  02:24  Show Profile  Email Poster Send Binh Nhieuloc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by myhoang

Những bài mà myhoang nói "hết nhúc nhích" là những bài mà tất cả các bè bổ túc cho nhau về giai điệu cũng như ca từ (không có bè chính, bè phụ - tất cả các bè đều là bè chính) thí dụ như: Hallelujah của Handel, Khúc Ca Mặt Trời, Trường Ca Các Tạo Vật của Hải Linh, Đêm Bình An của cha Ngô Duy Linh vv...

myhoang

PHỤC VỤ - PHỤC TÙNG - PHỤC THIỆN



Đây là vấn đề phân tích tác phẩm.

Cái này "hết nhúc nhích":
Hallelujah của Handel là một bản Tẩu pháp (cấu trúc Fuga).
Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Fuge

Mấy cái khác "chết vẫn còn cục cựa":

Các bè bổ túc cho nhau không chỉ Fuga mà Choral cũng có:
Cantata: http://en.wikipedia.org/wiki/Cantata, tiêu biểu nhất là các tác phẩm của J.S.Bach.
(Xem http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_cantatas_by_Johann_Sebastian_Bach)

Bình Nhiêulộc
quote:
Xem tiếp: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3050

Edited by - Binh Nhieuloc on 11/16/07 01:39
Go to Top of Page
Page: of 2 Previous Topic Topic Next Topic  
Previous Page
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05