Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C6. Nhạc Sĩ Thánh Ca
 Lm Thái Nguyên - "Tình Con Yêu Chúa"
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 11/05/07 :  21:06  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Lm Thái Nguyên

"Tình Con Yêu Chúa"


Tôi chưa bao giờ được đặt chân lên vùng đất Hà Tiên, miền đất mà nhạc sĩ Lê Dinh trong bài hát về Hà Tiên đã có câu :

"Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời
Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi "


Vâng, người ta vẫn nói Hà Tiên là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng thật đẹp trong nước. Nhìn hình ảnh du lịch, ta thấy những hòn núi nhỏ rất đẹp nổi bật trên biển trời xanh biếc, những chiếc thuyền buôn bán đi lại trên sông . Phong cảnh cho ta một cảm giác đây là quê hương của những người dân miền Nam hiền hoà, chất phát .

Tôi đã chỉ biết có vậy về Hà Tiên, về tỉnh Kiên Giang, ở gần tận vùng cuối trời của mảnh đất Việt Nam hình chữ S . Nhưng tôi đã không biết, tại một nơi nào đó, trên một bờ sông lụt lội nào đó, trong một mái tranh đơn sơ và quá nghèo nào đó, mấy chục năm trước, em bé Võ văn Thọ đã mở mắt chào đời . Và em bé đó, mọi người sau này đã quen gọi là Lm nhạc sĩ Thái Nguyên.

Từ Kiếp Nghèo


Tôi rất thích đọc những tác phẩm viết từ miền Nam, về những người dân miền Nam đơn sơ của những tác giả như Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam và nhất là Nguyễn Ngọc Tư , viết về đời sống ở vùng Đồng Tháp Mười. Hồi trước năm 1975, tôi cũng đã có dịp sinh hoạt với những người dân nghèo miền Trung có "đất cày lên sỏi đá" . Nhưng tôi cũng đã không thể hình dung ra được tại sao ở Miền Nam, có ruộng lúa phì nhiêu, thẳng cánh cò bay, có sông Cửu Long thừa thãi cá, mà dân lại nghèo và đói. Chuyện của những năm sau 1975 thì có thể tin . Nhưng trước đó, làm gì có chuyện người dân phải luôn ăn khoai độn cơm vì thiếu gạo và đồ ăn .

Tôi đã không ngờ, được sự trả lời rất thành thật và chân tình, từ chính đời sống bản thân của LM Thái Nguyên từ những năm 1955 đó:

" Tôi là người con duy nhất trong gia đình. Cha tôi người miền Nam, quê Đồng Tháp Mười, Phật giáo. Mẹ tôi người miền Bắc, Bùi Chu. Ngay từ còn tấm bé, Cha tôi ru tôi bằng những khúc dân ca miền Nam, còn Mẹ tôi thì lại ru tôi bằng những làn điệu miền Bắc. Những âm điệu đó nay vẫn còn văng vẳng bên tai tôi, đã ảnh hưởng rất nhiều trong các bài Thánh Ca của tôi.

Gia đình tôi rất nghèo, khổ đến nỗi phải ở nhờ đất người khác, và người ta chỉ cho ở dưới bờ sông chứ không được ở trên đất của họ. Cha mẹ tôi cũng chỉ cất được căn chòi tranh, và trong chòi cũng chỉ có cái giường bằng tre cho cha mẹ và tôi cùng ngủ chung.

Qua bao nhiêu năm vẫn còn nghèo, kéo dài hầu như suốt đời cha mẹ tôi. Nhiều lúc gia đình tôi chỉ ăn cháo trắng độn rau cho qua ngày. Ngày nào có cơm tôi mừng lắm, nhưng sau những lần được ăn cơm như vậy tôi mới khám phá ra, là cha mẹ tôi đã nhường cơm cho tôi ăn, cha mẹ nói dóc tôi là đã ăn rồi. Có cơm nhưng ít khi nào có cá, chỉ ăn với rau chai (rau trai) mọc đầy ở ngoài đồng và hái về chấm với nước muối chứ cũng không có nước mắm.

Vì cha tôi ở đợ cho người ta, lâu lâu mới về chòi một lần, còn mẹ tôi phải đi mót lúa ngày có ngày không, ngày nào không mót lúa thì mẹ tôi mới đi mò cá. Và vì chỉ có đứa con một, nên cha mẹ tôi "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa". Đến khi 7 tuổi mới cho tôi đi học, và mỗi ngày cha tôi hoặc mẹ tôi phải cõng tôi tới trường, rồi trứa đến cõng về."


Nhận được e-mail trả lời cho những câu tôi đã hỏi, tôi đã phải đọc đi đọc lại những đoạn viết tâm sự trên làm nhiều lần vì ... không cầm được nước mắt. Tôi tưởng những chuyện tôi đọc ngày xưa trong văn chương là chuyện chỉ có viết trong tưởng tượng . Đến bây giờ tôi đã thực sự được nghe từ chính cha Thái Nguyên, từ lời của một người đã sống trong cảnh nghèo, thật quá nghèo từ muôn kiếp .

Con Đường Theo Chúa


Câu chuyện chú Thọ vào nhập Tiểu Chủng Viện Cái Răng để bắt đầu ơn gọi theo Chúa, cũng là một trường hợp thật hy hữu, mà tất cả mọi người từ cha mẹ, cha sở hồi đó và chính chú Thọ, cho đến ngày nay, cũng còn cho đó là một chuyện rất kỳ lạ .

Mùa hè năm 1968, TCV tuyển 40 chủng sinh mới . Thường là có ít nhất 200 thí sinh dự thi, nhưng năm đó vì hoàn cảnh tết Mậu Thân nên chỉ có 70 người tham dự . Chú Thọ cũng có tên trong đoàn người đến dự thi đó, mặc dầu bố mẹ đã hết sức tìm cách ngăn cản, vì trong nhà chỉ có cậu là đứa con duy nhất. Mẹ cậu còn đi xin khấn Thánh Vinh Sơn để cho cậu biết đổi ý, mà ở nhà đừng đi tu .

Sau 10 ngày thi, cậu trở về nhà trong sự hồi hộp chờ đợi của tất cả mọi người . Bố mẹ thì mong cho con rớt . Còn cậu thì mường tượng ngày được mặc áo dài đen, quần trắng, mang guốc ngồi trên cung thánh rất oai phong như các chủng sinh khác trong giáo xứ . Ngày được kết quả , cha sở đã long trọng thông báo ở nhà thờ rằng: "Năm nay Chủng viện Thánh Quý Cần Thơ tuyển sinh 40 người, và chú Thọ đã thi đậu vào đúng hạng 40".

Cha Thái Nguyên đã kể tiếp rằng : “Cả Nhờ Thờ cười vang lên. Còn Cha Mẹ tôi thì khóc ròng. Đó là hình ảnh mà nay vẫn còn ghi đậm trong tâm trí, tôi không bao giờ quên được, tưởng chừng mới như hôm qua. Sau đó, Mẹ tôi khóc hoài, năn nỉ tôi đừng đi, còn Cha tôi thì buồn rười rượi, không nói không cười. Và cứ thế cho đến sau này, Cha Mẹ tôi đã nuôi dưỡng ơn gọi của tôi bằng nước mắt và hy sinh âm thầm đau khổ suốt đời.

Suốt thời gian tiểu chủng viện 7 năm, tôi chỉ có 2 bộ đồ cũ nhèm cha sở cho, phải vá đi vá lại nhiều lần. Nhìn thấy cha mẹ quá nghèo khổ tôi cũng chẳng bao giờ dám xin tiền để sắm sửa những nhu cầu hết sức cần thiết. Tôi chỉ xin đủ tiền đi xe, hoặc đò, để đi từ Hà Tiên tới Cần Thơ. Trong Chủng viện, mỗi Chúa Nhật được ra ngoài đi mua sách hay vật dụng cần thiết, tôi chẳng bao giờ dám đi vì chẳng có đồng nào."


Ngài tâm sự :

“Đời sống như thế phát sinh nơi tôi mặc cảm nghèo hèn. Không những thế, tôi còn là một người học hành và nhận thức rất kém cõi, thua sút các anh em mọi điều, nên tôi phải cố gắng nổ lực gấp đôi, gấp ba thì mới mong được tiếp tục ơn gọi.

Sau 1975, gia đình tôi và bản thân tôi cũng vậy. Tôi đã quen với nghèo khổ nên khi đi giúp xứ trong vùng sâu gặp bao nhiêu khốn khổ cũng là chuyện bình thường. Tôi còn nhớ, năm 1979 là năm đói khổ, tôi với Cha Sở phải ăn độn cơm với bo bo hay khoai mì (củ sắn) suốt năm. Có điều lúc đó hằng ngày tôi đi giăng câu, đặt lờ, đặt lọp nên cũng có cá ăn mỗi ngày.”


Thời điểm là năm 1975, chú Võ văn Thọ được lên Đại chủng viện và được sai đi giúp xứ ngay vào những vùng xa xôi hẻo lánh thuộc Giáo Phận Cần Thơ, vào những vùng mà dân thành thị vẫn gọi là nơi " khỉ không muốn ho, cò không thèm gáy ." Vì nó buồn lắm ! Đó cũng là bắt đầu một thời gian dòng dã 16 năm trời đầy thử thách, hoang mang và lo âu trước một tương lai, tối đen mờ mịt như những khu rừng chàm U Minh mà mỗi ngày thầy Thọ phải đối diện .

Vì bản thân tôi cũng đã có những kinh nghiệm ở lại quê hương sau năm 1975 , nên cũng đã có thể hình dung ra được cuộc sống của chàng thanh niên mới 20 tuổi, đang phải dấn thân ở những vùng của quê hương sứ sở rất nghèo này . Một nơi mà con người không có bị lệ thuộc nhiều vào vật chất vì họ đã quá quen với những phương tiện đơn sơ của kiếp người . Đời sống họ không có những bon chen xô đẩy, vội vàng như của thành phố . Niềm ao ước của họ là được những cái mà người thành thị vẫn dư thừa, là có cơ hội để được đến trường, để hiểu biết thêm về đạo, để tăng thêm niềm tin vào Thiên Chúa . Họ không có được những linh mục, những giảng viên giáo lý ở gần để dạy dỗ, để dẫn dắt đưa họ đến gần Chúa hơn.

Chàng thanh niên Thái Nguyên năm 1975 đó, rất tràn đầy l‎ý tưởng và hy vọng, đã được sai đến với họ như là khí cụ bình an của Chúa, đến “để dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu.”

Mười sáu năm trời, có thể nói là một thời gian quá dài để cho một người thanh niên cần phải quyết định con đường tương lai của mình, khi đứng trước những sự giằng co về l‎ý tưởng theo Chúa và trách nhiệm đối với bố mẹ già yếu, không biết cậy nhờ ai. Nhưng mười sáu năm trời đó, cũng là một thời gian quá ngắn để Thiên Chúa muốn thử luyện sự hy sinh và lòng trung thành của một người muốn dâng trọn đời mình cho Thiên Chúa.

Thầy Thái Nguyên đã hiểu hơn ai hết, khi sau này viết bài Con Đường Theo Chúa có lời ca và dòng nhạc rất đặc biệt, khác hơn những bài ca khác, chứng tỏ sự băn khoăn thao, thức, giằng co của thầy :

ĐK: Theo Đức Kitô là đi con đường Thập tự, là bước vào lối nhỏ đi qua cửa hẹp và khước từ mọi sự thế gian .

1) Con đường theo Chúa ví như con đường của tên tử tội cô độc giữa đám đông
hay giữa những tiếng cười chê xỉ nhục .
Nhưng sau thử thách sau thập giá là cuộc sống mới
trong vinh quang ngàn thu .

2) Con đường theo Chúa khó khăn gian khổ vượt qua từng ngày giữa đời bao đắng cay
một lòng cậy trông vào Chúa vững vàng .
Xin ban ánh sáng ban niềm vui
để lòng con vững bước trên đường bình an .


Rồi một ngày nắng đẹp của năm 1991, tiếng Chúa gọi đã vang lại mà thầy đã nghe được như một sự tình cờ: thầy Thái Nguyên được gọi về Đại chủng viện Cần Thơ để tiếp tục học những năm tháng còn lại, và năm 1997 thì thầy đã đón nhận thiên chức linh mục, một thiên chức cao đẹp Chúa ban mà thầy đã mơ ước từ ba chục năm trước . Trong e-mail, cha Thái Nguyên đã viết không dấu được sự xúc động:

"Năm 1997, khi tôi chịu chức LM, thì cha mẹ tôi không còn nữa. Tôi không được một ngày báo đáp công ơn cha mẹ, đó là một trong những đau khổ nhất đời tôi."


Năm 2001, ngài được bề trên gọi về từ xứ đạo ở một vùng rất hẻo lánh xa xôi mà ngài đang làm quản nhiệm, cho đi tu nghiệp ở một trường Thần Học nổi tiếng bên Roma, chuyên về Kitô Học . Sau khi học xong, ngài được bề trên cử về làm giáo sư dạy tại Đại chủng viện Cần Thơ, để huấn luyện đào tạo thêm những linh mục tương lai khác.

Ôi Tình Yêu


Nhìn lại quãng đường gần nửa đời người đã qua, Lmns Thái Nguyên đã viết lại tâm tình mình trong những dòng nhạc tuyệt vời của bài Ôi Tình Yêu, cảm nhận được chính tình yêu thương quan phòng và hồng ân bao la của Chúa. (Các bạn có thể nghe qua giọng hát của ca sĩ Gia Ân tại đây : http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,2597 )

1) Khi tình yêu lên tiếng gọi mời, lời thì thầm Chúa dẫn đưa vào tim
Khi hồn con thao thức đợi chờ ngờ đâu rằng Chúa đã đến trong đời con .
Ôi tình yêu làm cho con nồng ấm sau đêm dài,
sau bao miệt mài trăn trở khôn nguôi,
sau bao ngậm ngùi tiếc nuối trong tháng ngày .
Ôi tình yêu, nói với con bao điều mới lạ, khám phá ra Chúa là tất cả
để rồi từ nay con đắm say tình Ngài .

ĐK:
Chúa đã đến với con, cho tim con ngập tràn thiết tha vô vàn một niềm vui sự sống .
Chúa cất tiếng kêu mời trong thâm sâu vời vợi,
tiếng con đáp lời bằng dâng hiến Chúa trọn cuộc đời .

2) Khi tình yêu gieo bước vào lòng, lời vọng đầu chan chứa bao thẳm sâu .
Khi lòng đau qua những đoạn trường, nào ai ngờ Chúa đã đến mang tình thương .
Ôi tình yêu làm tim con bừng sáng lên hy vọng,
ấm áp cõi lòng giữa đời hư không,
tươi như hoa hồng tỏa ngát hương thắm nồng .
Ôi tình yêu, nói với con bao điều sâu nhiệm,
đem đến cho con niềm an bình, tựa ngàn lời kinh ru giấc mơ đời mình .

3) Khi tình yêu đưa bước vào nhà, niềm cảm tạ con cất cao lời ca .
Con mừng vui hơn những ngọc ngà vì Chúa là luôn tất cả cho đời con .
Ôi tình yêu là an vui là ước mơ tuyệt vời,
Chúa đến trong đời rạng ngời tim con
Tâm tư bồi hồi con nói sao nên lời .
Ôi tình yêu đã đổi thay cuộc đời con nhiều,
nhen nhúm trong tâm hồn bao điều, để rồi từ nay con sống cho tình Ngài .




Năm nay, để kỷ niệm 10 năm làm linh mục, ngài vừa phát hành CD số 7 tựa đề ĐỜI TIN YÊU, và xuất bản quyển sách NHỮNG CÁNH HOA TÂM LINH , với ước mong được chia sẻ những cảm nghiệm của riêng ngài với các bạn trong những tháng ngày được đồng hành với Đức Giêsu Kitô. Khi tôi hỏi về những ước vọng tương lai của ngài, cha Thái Nguyên đã chia sẻ:

Khi làm Linh Mục, điều tha thiết nhất của tôi trong đời sống Mục Vụ là hết tâm lo cho người nghèo. Bởi vậy ngay từ đầu, Đức Giám Mục đã sai tôi đến một vùng truyền giáo để sống giữa những người nghèo hèn, khốn khổ. Lúc nào tâm trí tôi cũng mang nặng một niềm thao thức lo cho người nghèo và tìm hết mọi cách để thực hiện dù bất cứ ở nơi đâu.

Tất cả mọi tác phẩm làm ra đều với mục đích lo cho người nghèo, tôi không giữ cho mình một đồng lời nào. Đó cũng là điều tôi đã hứa với Chúa, và tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi được sống như vậy cho Chúa và cho mọi anh chị em mình.”


Tình Con Yêu Chúa


Đọc lại hơn 150 bài thánh ca mà tôi đã góp nhặt được trên catruong.com, tôi cũng đã cảm nhận lại được chính những kinh nghiệm của đời mình sau năm 1975, cũng có những thao thức, trăn trở, những dằn vặt, đau khổ và quyết định to lớn phải chọn lựa . Nhưng ở nơi dòng nhạc của Lm Thái Nguyên, tôi đã nhận ra được một sự tin cậy phó thác tuyệt đối và luôn tràn đầy lạc quan hy vọng nơi Thiên Chúa. Có thể nói mỗi bài thánh ca là một chủ đề mà mỗi câu tiểu khúc đều liên kết với nhau rất chặt chẽ. Đó cũng chính là đặc điểm của thánh nhạc Thái Nguyên, vì đó là kết tụ của gần 30 năm kinh nghiệm sống để theo Chúa trong thử thách và chiến đấu với những đau khổ và cám dỗ, để rồi được sống trọn vẹn với ơn gọi và l‎ý tưởng tận hiến của mình .

Sau này, khi đã thu thập thêm những kiến thức về Chúa Giêsu Kitô, ngài cũng không ngần ngại chia sẻ những tư tưởng đó trong nhừng bài thánh ca để chúng ta cùng được đồng hành và cùng được cảm nghiệm Chúa Giêsu tuy là Thiên Chúa nhưng Ngài cũng rất gần gũi và thân mật như người Thầy, người Bạn tâm giao thân thiết .

Nếu bạn hỏi tôi về chủ đề sáng tác của Thánh Nhạc Thái Nguyên, tôi xin phép được chia sẻ những cảm nhận mà tôi thấy rất nổi bật :

Thứ nhất, tác giả cho ta bài học về sự kiên trì, bền vững đức tin trong đời sống mình, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào : lập gia đình hay theo ơn gọi sống đời tận hiến .

Thứ hai: tác giả viết rất nhiều về sự liên kết mật thiết giữa Chúa Giêsu và con người, hiểu theo nghĩa rất cá nhân, rất riêng tư thân mật . Tuy Ngài là Thiên Chúa nhưng Ngài đã gần gũi với bạn, với tôi hơn chúng ta tưởng . Ngài mong muốn chúng ta đến với Ngài, như Ngài đã hạ mình đến ở với chúng ta .

Ngoài những hình ảnh rất nền tảng và sâu đậm trong Thánh Kinh, tác giả Thái Nguyên cũng đã khéo léo lồng vào đó những kiểu nói đơn sơ, thật chất phát của những người dân miền Nam, luôn yêu thích sống đời sống có thiên nhiên sông nước hiền hoà . Nhất là những âm hưởng từ lời ru và tình thương của cha mẹ mà ngài đã hấp thụ từ nhỏ .

Mời các bạn hãy cùng suy niệm bài Tình Con Yêu Chúa với giọng ca rất ngọt ngào miền Nam của Cẩm Ly để hiểu những tâm tình ngây thơ rất dễ thương của một người con sinh ra từ vùng đất trời Hà Tiên, tuy nghèo vật chất, nhưng rất giàu tình yêu dâng lên cho Thiên Chúa . http://ThanhCaVietNam.org/ThanhCaVN/#Play,3657

Trần Trùng Trục

-----------------------------
Chú thích: Các bạn có thể liên lạc mua những CD của cha Thái Nguyên tại đây để giúp ngài thực hiện những công tác giúp đỡ những người nghèo .

Magdalena Bich Van Le
4623 Torrey Circle # Q 201
San Diego, CA. 92130

Hoặc liên lạc trực tiếp với ngài qua email: [email protected]


Edited by - Trantrungtruc on 11/08/07 18:59

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 11/05/07 :  22:22  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote

Hoan hô bác TranTrungTruc lại có bài viết mới cho nhà cháu học hỏi thêm được LMNS Thái Nguyên, chắc bác cũng mõi tay chút rồi, LouisLong xin volunteer phụ bác một chút nhé, mạn phép Cha Thái Nguyên cho con post một số bản nhạc cúa cha:

(Font VNI's)

Download Attachment: 1. Loi vong.enc
12.77 KB

Download Attachment: LoiVong.pdf
34.32 KB

Download Attachment: 2. Chua xuong doi.enc
16.37 KB

Download Attachment: ChuaXuongDoi.pdf
46.13 KB

Download Attachment: 3.Dang Thanh Tu Hai Nhi.enc
23.25 KB

Download Attachment: DangThanhTuHaiNhi.pdf
57.41 KB

Download Attachment: 4.Tinh khuc dem dong.enc
25.62 KB

Download Attachment: TinhKhucDemDong.pdf
45.37 KB

Download Attachment: 5.Dem tinh yeu.enc
40.54 KB


Download Attachment: DemTinhYeu.pdf
58.93 KB

Download Attachment: 6. Chua da giang sinh.enc
13.26 KB

Download Attachment: ChuaDaGiangSinh.pdf
35.62 KB

Download Attachment: 7. Chua da den.enc
29.08 KB

Download Attachment: ChuaDaDen.pdf
55.51 KB

Download Attachment: 8. Mot chuyen tinh.enc
20.36 KB

Download Attachment: MotChuyenTinh.pdf
42.5 KB

Download Attachment: 9. Dem dong dang Chua 1.enc
18.4 KB

Download Attachment: DemDongDangChua_01.pdf
45.65 KB

Download Attachment: 10. Dem dong dang Chua 2.enc
23.79 KB

Download Attachment: DemDongDangChua_02.pdf
64.38 KB

Download Attachment: 11. Dem dong dang Chua 3.enc
16.8 KB

Download Attachment: DemDongDangChua_03.pdf
39.74 KB


Download Attachment: 12. Dem hong an .enc
29.9 KB

Download Attachment: DemHongAn.pdf
49.19 KB

Download Attachment: 13. Chuyen mot tinh thuong.enc
19.25 KB

Download Attachment: ChuyenMotTinhThuong.pdf
48.67 KB


Download Attachment: 14. Anh sang Be-lem.enc
49.75 KB

Download Attachment: AnhSangBelem.pdf
85.46 KB

Download Attachment: 15. Dem tinh thuong.enc
17.3 KB

Download Attachment: DemTinhThuong.pdf
39 KB

Download Attachment: 16.Dang Chua Hai Nhi.enc
18.93 KB

Download Attachment: DangChuaHaiNhi.pdf
51.92 KB

Download Attachment: 17.Tinh Chua nhan hau.enc
18.79 KB

Download Attachment: TinhChuaNhanhau.pdf
43.58 KB


Download Attachment: 18.Chua den trong doi.enc
19.04 KB

Download Attachment: ChuaDenTrongDoi.pdf
46.28 KB
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 11/06/07 :  06:18  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Xin thành thật cám ơn anh LouisLong đã post. Đây là những bài hát Giáng Sinh ngài mới sửa lại và có Imprimatur . Lmns Thái Nguyên gửi tặng anh chị em để có tài liệu chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh sắp tới . Ngài cũng xin các bác Admin thay thế những bài này vào database của Catrưởng.com vì trong đó có nhiều bài đã "không đúng" .

Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 11/06/07 :  11:51  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
TTT xin chú thích trước: có một người rất thường xuyên thăm viếng forum này, nhưng vì hoàn cảnh kỹ thuật đã không thể post message được . Anh bạn đã nhờ tôi post dùm những cảm xúc chân tình sau đây:

"Xin cám ơn anh TTT đã vén mở chân dung tuyệt vời của một Linh mục Nhạc sĩ - xin anh vui lòng chuyển tới ngài niềm ái mộ của tôi : "Con xin cám ơn Linh mục Nhạc Sĩ Thái Nguyên - đã cho đời một niềm tin bằng con tim và cuộc sống trải dài trên con đường mục vụ với những bài Thánh ca tuyệt vời - Một lần nữa - xin cám ơn đã cho đời một niềm tin" .

Xin cám ơn anh
(ký tên)

PS. tôi đã định post lên forum , nhưng vì trở ngại kỹ thuật đã không làm được , mong anh chuyển ý tới LMNS giúp tôi ."


---------------

Thưa cha Thái Nguyên,

Con chỉ là người đưa thư thôi . Secret admirer của cha đó ! Sau khi post bài giới thiệu cha, con đã nhận được nhiều e-mail của anh chị em hỏi là cha có vào được Forum không ? Con trả lời là cha có thể vào được, và sẵn sàng trả lời những câu hỏi cũng như chân tình của tất cả anh chị em nếu hoàn cảnh cho phép.

Tụi con đang chờ cha lên tiếng đó .


Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 11/06/07 :  13:47  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
Xin Mời Cha vào thăm Phố Rùm của chúng con,

Nói trước có mấy chị " rữ " lắm , với mấy anh cũng " quậy " tới bến như ...con dzậy .....hi..hi ....Nhưng Cha đừng lo có luật sư Trần Trừng Trị ý lộn Ba tê Trần Trùng Trục, và bác Khủng Long lại lộn nữa Khổng Long tả phủ hữu bật hộ tống 2 bên thì Cha an tâm nhớn ( có gì 2 bác ấy đỡ đạn hết ) .....Sorry Cha vì con ăn nói lộn xộn quá , chắc chắn sẽ có rất nhiều điều cần học hỏi và tâm tình với Cha .

Con và anh bạn Micae - Mai cồ rất thích bài : CHÚA TRONG LÒNG CON, TRONG THÂM SÂU CỦA CÕI TÂM HỒN, CHÚA HIỆN DIỆN SÂU LẮNG TRONG CON ....( Mỗi đêm khuya , hoặc sáng sớm lái xe đi làm, nghe bài thánh ca tuyệt vời này, nhức nhối chịu không nổi ....cảm giác sung sướng đê mê như Chúa thật đang ngồi sát ngay bên, chuyện trò xẻ chia những vui buồn , sướng khổ , cay ngọt của đời con . Cám ơn Cha vì bài thánh ca xuất thần này ) .

God bless you all .

TIEN CAO
Go to Top of Page

Thainguyencv

Others
7 Posts

Posted - 11/06/07 :  22:32  Show Profile  Email Poster Send Thainguyencv a Private Message  Reply with Quote
Xin cám ơn Anh Tiến Cao va anh Micae đã đồng cảm với những tâm tình của tôi về sự hiện diện rất thâm sâu của Chúa trong cái nhìn trực diện của đức tin qua bài thánh ca. Chính kinh nghiệm siêu nhiên này đã giúp tôi sống thuộc về Chúa mỗi ngày một hơn để được biến đổi cách sinh động theo tác động của Thánh Thần Chúa. Tôi ao ước không những được chia sẻ cảm nghiệm đó mà còn muốn chuyển tải chính thực tại đó cho anh chị em mình nhờ vào ơn Chúa qua bài Thánh Ca rất giản đơn. Xin cho chúng ta luôn được gặp gỡ và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Chúa, Đấng đang hiện diện và khao khát khôn nguôi trong mỗi người chúng ta. Thân mến, Thái Nguyên .

Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 11/07/07 :  00:01  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Thainguyencv

Xin cám ơn Anh Tiến Cao va anh Micae đã đồng cảm với những tâm tình của tôi về sự hiện diện rất thâm sâu của Chúa trong cái nhìn trực diện của đức tin qua bài thánh ca. Chính kinh nghiệm siêu nhiên này đã giúp tôi sống thuộc về Chúa mỗi ngày một hơn để được biến đổi cách sinh động theo tác động của Thánh Thần Chúa. Tôi ao ước không những được chia sẻ cảm nghiệm đó mà còn muốn chuyển tải chính thực tại đó cho anh chị em mình nhờ vào ơn Chúa qua bài Thánh Ca rất giản đơn. Xin cho chúng ta luôn được gặp gỡ và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Chúa, Đấng đang hiện diện và khao khát khôn nguôi trong mỗi người chúng ta. Thân mến, Thái Nguyên .





Cám ơn Cha đã chia xẻ và tặng cho chúng con những bài thánh ca tuyệt vời .

Nói thật với Cha và các anh chị , cách đây khoảng hơn năm khi 2 em trong cadoàn ( Thắng và Mây Nguyễn , không biết Cha còn nhớ họ không ? ) đến nhờ con kêu gọi và bán giùm mấy CD thánh ca của LM Thái Nguyên cho cộng đoàn nhỏ bé con ....Con rất lấy làm ngại ngùng, vì nể các em nên miễn cưỡng phải bán ....vì chẳng biết LM Nhạc sĩ này là ai, lạ hoắc , Thái Nguyên giống như ở Tây nguyên chăng ( xin lỗi Cha nhiều , khi con rời VN gần 20 năm trước chưa hề bao giờ nghe đến tên Cha ), nhạc hay dở ra sao, bìa CD lại in quá kém ,mầu sắc lem nhem ...Có lẽ cũng chỉ bán được vài chục CD .......Con cũng mua vài CD để ủng hộ nhưng vẫn chưa mở ra nghe ( vì cuộc sống bên USA này rất busy, nếu hôm nay không làm là ngày mai sẽ quên liền ) , cho đến 1 ngày tình cờ vào catrưởng . com phần giới thiệu CD và nghe được bài " Chúa trong lòng con" trong CD " Sống cho Tình Yêu " , thật bàng hoàng, đê mê với nhạc khúc này liền . Sau đó liền in ra và tập cho cađoàn, nghĩ rằng các bạn trẻ sinh ra tại Mỹ sẽ không thích hoặc hiểu nỗi cái hay của bài hát , rất bất ngờ mọi người đều ưa thích . Khi hát rước lễ , 1 caviên đã bật khóc, sau này con có hỏi , em cho biết khi nghe và hát bài này em bỗng thấy Chúa thương mình quá mức , vượt qua tất cả mọi rào cản , tội lỗi, oan khiên , thành kiến..... Từ đó con mê dần với ca khúc của Cha, dĩ nhiên không phải tất cả . Xin đóng chặt cửa , tắt hết phones và mời vào nghe thử bài này :

http://www.catruong.com/gioithieucd/thainguyen/songtinhyeu.htm

Mới đây 1 anh catrưởng bạn về VN , con có hỏi dạo này tình hình thánh ca ở Saigon và VN ra sao....thật bất ngờ anh cho biết, các cađoàn hát rất hay, và 1 trong số những nhạc sĩ được ưa chuộng hàng đầu là LM Thái Nguyên . Đi lòng vòng cả chục nhà thờ tại Saigon và miền tây đều nổi cộm nhạc Thái Nguyên , Nguyễn Duy ....rất lạ . Còn ra miền trung như Nha Trang thì nhạc Mi Trầm, Đỗ Vy hạ chiếm ưu thế .

Không hiểu Cha đã lấy cảm hứng ở đâu để sáng tác nhiều và hay như vậy, Cha học nhạc từ ai ? Cuộc sống khó khăn hồi nhỏ và đời sống phóng khoáng giản dị của người dân quê miền Tây có ảnh hưởng tới giòng nhạc của Cha không ?

Khi Cha qua Rome học , sao Cha không xin học nhạc ( như LM Nhạc sư Tiến Dũng hình như đã bỏ học các môn khác để nhất trí đeo đuổi về thánh nhạc , dù chưa được phép của bề trên , cảm tạ Chúa vì lòng đam mê này của Ngài ) để có cơ hội đóng góp và phát triển cho nền thánh nhạc VN nhiều hơn ? Cha nghĩ sao về tình hình thánh nhạc VN hiện nay ? Sorry đã hỏi Cha quá nhiều ,nếu Cha cảm thấy không muốn , không cần trả lời con đâu .

Kính chúc Cha nhiều ơn Chúa Thánh Thần để sáng tác và góp phần phát triển cho nền thánh nhạc VN ngày càng phong phú hơn .



Edited by - tiencao05 on 11/07/07 00:12
Go to Top of Page

chilienba

Others
286 Posts

Posted - 11/07/07 :  09:27  Show Profile  Email Poster Send chilienba a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Thainguyencv

Xin cám ơn Anh Tiến Cao va anh Micae đã đồng cảm với những tâm tình của tôi về sự hiện diện rất thâm sâu của Chúa trong cái nhìn trực diện của đức tin qua bài thánh ca. Chính kinh nghiệm siêu nhiên này đã giúp tôi sống thuộc về Chúa mỗi ngày một hơn để được biến đổi cách sinh động theo tác động của Thánh Thần Chúa. Tôi ao ước không những được chia sẻ cảm nghiệm đó mà còn muốn chuyển tải chính thực tại đó cho anh chị em mình nhờ vào ơn Chúa qua bài Thánh Ca rất giản đơn. Xin cho chúng ta luôn được gặp gỡ và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Chúa, Đấng đang hiện diện và khao khát khôn nguôi trong mỗi người chúng ta. Thân mến, Thái Nguyên .






Dạ, xin chào mừng cha đã vào thăm phố (forum)
Đọc danh sách của các vị nhạc sĩ trong thánh ca Viet nam đã qua đời con cảm thấy buồn ...nhưng may thay sẽ có những mầm non đang từ từ xuất hiện ....để tiếp tục cáng đáng và củng cố nền thánh nhạc Việt Nam . Thật đúng là Chúa ở cùng chúng ta , cha nhỉ ?

clb
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/08/07 :  09:42  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Ôi, xin chào cha Thái Nguyên ! Rất là vui vì có thể được trò chuyện cùng cha trên diễn đàn này. Hì hì, nhiều chuyện lắm cha à, nên con đang lúng túng không biết bắt đầu từ đâu.

Trước hết, trông hình của cha do bác BaTê Trần Trùng Trục post lên, con thấy rất quen ! "Lạ nhỉ, hình như mình đã được gặp anh linh mục này ở đâu rồi thì phải ? Mà hình như chỉ một lần thôi ? Và hình như mình đã có ấn tượng hơi lạ -và rất tốt- về linh mục này ?... Ở đâu nhỉ ?"... Có lẽ đúng rồi, cha Thái Nguyên ạ ! Hình như lúc đó cha mới từ Rome về, có ghé nhà thờ Mai Khôi Tú Xương và... "làm lễ ké" vào buổi chiều với cha Thiện Cẩm thì phải ? Có lẽ đúng rồi, dù đã nhiều năm rồi, nhưng con nhớ hôm đó được nghe giới thiệu là "cha Thọ" ?

Hì hì, lúc đó con đến dự lễ, chỉ để ý tới... Chúa thôi, chứ đề ý đến ông cha khách lạ hoắc làm chi. Nhưng ông cha này có nét gì đó lạ lắm nên con cũng hơi bị chia trí một tí ! Nếu cha Thái Nguyên mà dong dỏng cao (cha Thiện Cẩm chắc chỉ đứng tới vai) và nước da hơi đen đen một tí, thì đúng đích thị là cha Thọ mà con đã được gặp rồi ? Phải không ạ ? Hôm đó cha chỉ đồng tế, không giảng không nói gì nhiều, nhưng có lẽ cung cách dâng lễ của cha gây ấn tượng khá mạnh nơi con: "Ôi, cám ơn Chúa: đây đích thị là một con người của cầu nguyện !".

Nhưng dù con đã nhớ lầm đi nữa, thì xin cha Thái Nguyên vẫn cho con được... "bắt quàng làm họ", cha nhé ! Cha xuất thân từ chủng viện Cái Răng, Cần Thơ, còn con là cựu chủng sinh ở "Á Thánh" Phụng, Châu Đốc. Hai địa phận Long Xuyên và Cần Thơ vốn có nhiều duyên nợ với nhau nên có lẽ con có quyền tự hào mà khoe với anh chọ em ở đây rằng con đã từng được "cùng một lò" với cha rồi, từng được là đàn em của cha rồi !

CD "Sống Cho Tình Yêu" mà anh Tiến Cao gởi tặng con những ngày đầu con mới định cư ở Mỹ, con đã nghe đến cả trăm lần rồi cha ạ. Thực tình là con chưa muốn (tò mò) nghe thêm bất cứ CD nào khác của cha, chỉ vì muốn nghiền ngẫm những bài hát chủ đề "Sống Cho Tình Yêu" đó, sao cho nó... ăn vào máu vào thịt của con cái đã ! Nghe nhiều nhất vẫn là bài "Chúa Trong Lòng Con", cha à. Vừa chạy xe vừa nghe, có khi với tốc độ 70 dặm trên free-way, con cứ sợ không lo tập trung lái thì có ngày gặp tai nạn ! Nhưng nhiều lúc vẫn không kềm được, hễ cứ để lòng hòa theo những lời ca đó mà cầu nguyện, thì y như rằng hai mắt con lại nhòa lệ liền. Chịu không nổi !

"Hòa nhịp vào nếp sống thần linh..."
"Một trời cao vút... Một trời cao vút..."
"Con như tan vào đại dương mênh mông
"Con như chìm ngập vào trong thinh không...
"Chìm sâu trong Ngài... Chìm sâu trong Ngài... !"


Cha Thái Nguyên viết:

"...Tôi ao ước không những được chia sẻ cảm nghiệm đó mà còn muốn chuyển tải chính thực tại đó cho anh chị em mình..."

Vâng, cha ạ ! Đúng là "THỰC TẠI" ! Đúng là có thể "sờ" được chính Đức Giêsu - ngay trong cuộc đời mình !

Con mới đi làm về, không dám thức khuya hơn nữa. Xin ngừng tại đây vậy. Nhưng trước khi ngừng con xin "khều" bác Tiến Cao một cái:


"...Mỗi đêm khuya , hoặc sáng sớm lái xe đi làm, nghe bài thánh ca tuyệt vời này, nhức nhối chịu không nổi ....cảm giác sung sướng đê mê như Chúa thật đang ngồi sát ngay bên, chuyện trò xẻ chia những vui buồn , sướng khổ , cay ngọt của đời con ..."

Bác Tiến Cao ơi, sao lại "ngồi sát ngay bên" ? Ngay trong lòng mình mới đúng, bác ạ. Trong lòng cha Thái Nguyên, trong lòng bác, trong lòng nhà cháu, trong lòng mỗi anh chị em chúng ta và trong lòng mọi người ! Cho đến nỗi

"Không còn con và Ngài nữa,
Con chẳng là gì Chúa ơi,
Và Ngài là tất cả trong con,
Cho con được chìm sâu trong Ngài..."


Và con cũng muốn "khèo" (để đồng tình) với bác Hoangmusic luôn nữa:

Bác Hoàng ơi, ngày nhà cháu "bị đuổi" khỏi chủng viện, nhà cháu buồn quá sức, cứ nghĩ như đất trời sụp đổ hết trơn. Mãi sau này nhà cháu mới hiểu ra rằng "biến cố bị đuổi" đó chính là hồng ân và là "kỳ tích" lạ lùng Chúa thương mà thực hiện trên đời nhà cháu ! Thi sĩ Tagore Ấn Độ có viết câu thơ rất hay (mà nhà cháu sau này nghiệm lại, thấy rất hợp cho cái sự tu xuất của mình) rằng:

"Khi Mẹ dứt con ra khỏi bầu vú bên này, con òa khóc.
Nhưng liền đó, con tìm thấy an ủi ở bầu vú bên kia !"


Có lẽ cha Thái Nguyên cũng sẽ nói với từng người trong anh chị em hội Ta Ru chúng mình rằng "cuộc đời của mỗi anh chị cũng không kém phần lạ lùng so với cuộc đời của tôi", bởi vì tất cả chúng ta đều đã, đang và còn sẽ được yêu thương cách lạ lùng ! Cha Thái Nguyên đã diễn tả giản dị quá, mà xác tín quá:

"Con sinh ra từ tình yêu Ngài
Con lớn lên trong tình yêu Chúa..."

...
(Hì hì, cám ơn bác Ba Tê và bác Louis Long đã nhắc nhở: nhà cháu đã edit đoạn cuối rồi nè ! Cái miệng nhà cháu ăn mắm ăn muối nhiều khi hứng chí nói sảng, rất dễ bị hiểu lầm, hi hi).

Edited by - Micae on 11/08/07 12:47
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 11/08/07 :  12:05  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Micae

Ôi, xin chào cha Thái Nguyên ! Rất là vui vì có thể được trò chuyện cùng cha trên diễn đàn này. Hì hì, nhiều chuyện lắm cha à, nên con đang lúng túng không biết bắt đầu từ đâu.

...................................................................

CD "Sống Cho Tình Yêu" mà anh Tiến Cao gởi tặng con những ngày đầu con mới định cư ở Mỹ, con đã nghe đến cả trăm lần rồi cha ạ. Thực tình là con chưa muốn (tò mò) nghe thêm bất cứ CD nào khác của cha, chỉ vì muốn nghiền ngẫm những bài hát chủ đề "Sống Cho Tình Yêu" đó, sao cho nó... ăn vào máu vào thịt của con cái đã ! Nghe nhiều nhất vẫn là bài "Chúa Trong Lòng Con", cha à. Vừa chạy xe vừa nghe, có khi với tốc độ 70 dặm trên free-way, con cứ sợ không lo tập trung lái thì có ngày gặp tai nạn ! Nhưng nhiều lúc vẫn không kềm được, hễ cứ để lòng hòa theo những lời ca đó mà cầu nguyện, thì y như rằng hai mắt con lại nhòa lệ liền. Chịu không nổi !

"Hòa nhịp vào nếp sống thần linh..."
"Một trời cao vút... Một trời cao vút..."
"Con như tan vào đại dương mênh mông
"Con như chìm ngập vào trong thinh không...
"Chìm sâu trong Ngài... Chìm sâu trong Ngài... !"


Cha Thái Nguyên viết:
"...Tôi ao ước không những được chia sẻ cảm nghiệm đó mà còn muốn chuyển tải chính thực tại đó cho anh chị em mình..."

Vâng, cha ạ ! Đúng là "THỰC TẠI" ! Đúng là có thể "sờ" được chính Đức Giêsu - ngay trong cuộc đời mình !

Con mới đi làm về, không dám thức khuya hơn nữa. Xin ngừng tại đây vậy. Nhưng trước khi ngừng con xin "khều" bác Tiến Cao một cái:


"...Mỗi đêm khuya , hoặc sáng sớm lái xe đi làm, nghe bài thánh ca tuyệt vời này, nhức nhối chịu không nổi ....cảm giác sung sướng đê mê như Chúa thật đang ngồi sát ngay bên, chuyện trò xẻ chia những vui buồn , sướng khổ , cay ngọt của đời con ..."

Bác Tiến Cao ơi, sao lại "ngồi sát ngay bên" ? Ngay trong lòng mình mới đúng, bác ạ. Trong lòng cha Thái Nguyên, trong lòng bác, trong lòng nhà cháu, trong lòng mỗi anh chị em chúng ta và trong lòng mọi người ! Cho đến nỗi

"Không còn con và Ngài nữa,
Con chẳng là gì Chúa ơi,
Và Ngài là tất cả trong con,
Cho con được chìm sâu trong Ngài..."


Và con cũng muốn "khèo" (để đồng tình) với bác Hoangmusic luôn nữa:

Bác Hoàng ơi, ngày nhà cháu "bị đuổi" khỏi chủng viện, nhà cháu buồn quá sức, cứ nghĩ như đất trời sụp đổ hết trơn. Mãi sau này nhà cháu mới hiểu ra rằng "biến cố bị đuổi" đó chính là hồng ân và là "kỳ tích" lạ lùng Chúa thương mà thực hiện trên đời nhà cháu ! Thi sĩ Tagore Ấn Độ có viết câu thơ rất hay rằng:

"Khi Mẹ dứt con ra khỏi bầu vú bên này, con òa khóc.
Nhưng liền đó, con tìm thấy an ủi ở bầu vú bên kia !"


Có lẽ cha Thái Nguyên cũng sẽ nói với từng người trong anh chị em hội Ta Ru chúng mình rằng "cuộc đời của mỗi anh chị cũng không kém phần lạ lùng so với cuộc đời của tôi", bởi vì tất cả chúng ta đều đã, đang và còn sẽ được yêu thương cách lạ lùng ! Cha Thái Nguyên đã diễn tả giản dị quá, mà xác tín quá:

"Con sinh ra từ tình yêu Ngài
Con lớn lên trong tình yêu Chúa..."







Chúa mẹ ơi,

Không ngờ 1 món quà nhỏ xíu mà có thể giúp bác Micae có những phút giây thần linh như vậy . Cám ơn Chúa và công cụ của Ngài ( cha Thái Nguyên ) . Đúng như bác nói Chúa phải trong lòng con, chứ đâu ngồi sát ngay bên ....hi....hi ....Nhưng vì Tiến thuộc loại hướng ngoại , ham dzui, chưa đạt tới mức thượng thừa như bác nên có Chúa ngồi sát ngay bên để nhỏ to tâm sự tỉ tê cho khỏi buồn ngủ là OK rồi, chứ chưa " ngộ " tới mức hoà tan trong Ngài được , ( không biết bác Micae đã từng travel lái xe xuyên bang nhiều chưa, 1 điều rất quan trọng là phải có người ngồi bên tài xế để nói luôn miệng , đánh thức họ không thôi cả toàn xe sẽ Amen ngay ....hic ....hic .....). Các bác có thấy đôi khi khổ quá ,không nói với ai được, mình hét tướng lên : Chúa ơi, Ngài ở đâu....có Chúa thật không , sao con khổ thế này ......Lúc đó mời bạn vào nghe lại bài này sẽ thấy đúng như bác Micae nói : Ta ở đây con ạ, ngay trong lòng con, ta cũng đang chịu đau khổ như con vậy ( có thể gấp 100 lần hơn, vì con còn hét tướng lên có ta nghe , chứ ta thì hét thường xuyên nhưng con có nghe đâu )...Ôi Chúa Giesu, I like you so much, Chúa very nice , very cute hơn bất cứ Idol nào trên đời ...Xin hãy luôn làm bạn, làm Sư phụ con nhe .

Ý quên, bác Micae ơi, 1 bài khác nghe cũng phê lắm, 1 CÕI RIÊNG TƯ , ( CD Tình ca vô tận ) , đã dược nhiều casĩ hát, nhưng mình thích nghe anh Khắc Dũng hơn, chắc là cùng overhill nên dễ đồng cảm hơn :

http://thanhcavietnam.org/ThanhCaVN/index.php#Play,3658

Tiến cũng đã ăn theo , edit lại đoạn cuối bài của bác Micae rồi .( Hội "Ta ru là Tu ra" của các bác liên tù sĩ nam nữ tu hội đời, thích đeo gông vào cổ , và hát bài ru con ....hi..hi .....
http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2347 .
Xin bổ sung danh sách hội viên : các bác TTT, ĐVH, Hoàng Music, Thế Trần, TTKH , ....? )

Thân .

TIEN CAO

Edited by - tiencao05 on 11/08/07 16:08
Go to Top of Page

Thainguyencv

Others
7 Posts

Posted - 11/09/07 :  03:45  Show Profile  Email Poster Send Thainguyencv a Private Message  Reply with Quote
Anh Tiến Cao thân mến,
Trước hết xin được làm bạn với anh, cũng như anh Micae. Tôi đã đọc được những lời ngỏ của anh Micae, xin chân tình cám ơn anh với những cảm nhận cao quí. Chúng mình ai cũng đầy ắp những bổn phận và trách nhiệm, nhưng rồi lại cố gắng để có giờ đàm đạo thiêng liêng với nhau, tôi rất cảm phục các anh điều này. Các anh rất nhạy cảm với những điều thiêng liêng, sống giữa đất Mỹ mà tâm hồn các anh vẫn phát triển xanh tươi tốt đẹp trong Chúa và cho tha nhân. Bái phục…
Qua các câu hỏi của anh Tiến Cao, tôi xin được chân thành chia sẻ với anh và các anh chị như sau: Năm 1980, Đại Chủng Viện Cần Thơ có cho 6 thầy đi học chuyên về Nhạc, mặc dầu tôi rất kém nhưng cũng được may mắn nằm trong số đó. Đại Chủng Viện đã nhờ cha Tiến Dũng mở riêng một lớp đặc biệt về Hòa âm Sáng tác cho 6 người chúng tôi. Tuy nhiên sau đó cũng có sự tham dự của rất nhiều cha khác như Ân Đức, Xuân Thảo… và nhiều nam nữ tu sĩ khác.
Cha Tiến Dũng đã dạy chúng tôi mỗi ngày để cho xong theo chương trình 4 năm của Đại Học Minh Đức gom lại trong một năm. Đồng thời với chương trình này, tôi học xướng âm với Hùng Lân; Thanh Nhạc với Quốc Trụ và Anh Xưởng; Ký âm với các Giảng Viên Nhạc Viện; Piano với Cha Thi Yên.
Xong chương trình hòa âm với Cha Tiến Dũng tôi lại tiếp tục học chương trình hoà âm với Cha Kim Long; Sáng tác với Viết Chung (là vị Thầy đã ảnh hưởng sâu rộng trong tất cả các Sáng tác của tôi về nhiều mặt); Ca trưởng với Hải Linh. Vào thời điểm đó, các lớp nhạc hầu hết tập trung tại Nhà Thờ Huyện Sĩ (Sàigòn). Cũng đồng thời với chương trình Phối khí là học thêm các loại đàn: Guitare, Violon, trống, sáo, đàn tranh, kèn saxo, đàn Organ.
Trước 1980 tôi cũng đã tập Sáng tác theo phong trào “cây nhà lá vườn” trong Đại Chủng Viện và những bản đầu tay đó vẫn còn giá trị cho đến hôm nay.
Sau những năm học nhạc tôi lại đi giúp xứ. Cuộc sống đầy những cơ cực và nhọc nhằn, cũng như những cám dỗ liên tục đã là những thách đố cần thiết để tôi có kinh nghiệm vượt qua và sống gắn bó với Chúa cách quyết liệt hơn, để dù phải gặp cùng cực hay phải chết đi nữa, tôi luôn tự nhủ phải quyết tâm trung thành đến cùng trong ơn gọi (tâm tình này đã được diễn tả trong bài “Từ khi chào đời” trong CD “Tình Ca vô tận”, rất tiếc là ca sĩ hát thiếu câu 3, vì lúc đó tôi đang học ở Roma). Trong suy tư, cầu nguyện và thao thức không ngừng trước Lời Chúa, cũng như trước bao biến cố đau thương và nghịch cảnh giăng mắc đầy khó khăn, tôi đã chuyển tải những tâm tình sống với Chúa của mình vào các bài Thánh Ca một cách rất đơn sơ, giản dị, nhưng là một cách chân thực, cụ thể, sâu lắng tự đáy tâm hồn mình chứ không hề tưởng tượng hay nhờ vào một nguồn tài liệu nào khác.
Thật ra trong các bài nhạc cũng có những tư tưởng của các Thánh, của các bài thơ đạo, hay các sách tu đức. Nhưng những cái đã pha trộn làm thành cuộc sống thiêng liêng của tôi rồi (chỉ có một bài duy nhất "Mầu nhiệm của yêu thương" là lấy thơ của Cha Nguyễn Tầm Thường).
Khi trở lại Đại Chủng Viện 1991 để học lại theo chương trình mới, là thời gian tôi Sáng tác nhiều nhất. Thời gian này tôi thấy tâm tình tôi như suối nguồn tuôn chảy cứ hối thúc tôi phải viết liên tục. Bộ đáp ca 3 năm cũng làm trong thời gian này. Và Chủng Viện là nơi thực nghiệm trước tiên tất cả các bài hát của tôi với sự cho phép của Ban Giám Đốc.
Cho tới năm 1997 tôi chịu chức Linh mục thì CD đầu tiên "Tình Ca Người Được Yêu" cũng ra đời. Sau đó với nhiệm vụ là cha sở của một vùng truyền giáo mênh mông, nên tôi hoàn toàn dấn thân vào nhiệm vụ mới này. Đến năm 2000, để có một niềm vui tinh thần nho nhỏ cho xứ đạo, tôi mới ra CD thứ 2 là :“Tình Yêu Giáng Sinh” .
Thế rồi đang hứng chí và thành công trên con đường truyền giáo thì Đức Giám Mục lại gọi tôi về Đại Chủng Viện. Tôi nghe như tiếng sét nổ ngang tai. Thế là bao nhiêu háo hức trong công trình và hoạch định phát triển của tôi cho vùng truyền giáo không còn nữa. Lúc đó tôi nhớ ngay câu Isaia 38, 12 : “Lạy Chúa, con như người thợ dệt, đang mải dệt đời mình, bỗng nhiên bị tay Chúa cắt đứt ngay hàng chỉ.”. Tôi buồn lắm và làm mọi cách để không phải đổi đi. Nhưng rồi cuối cùng cũng phải lểu thểu bước chân về Chủng viện với nỗi chán chường. Lý do phần lớn là thấy mình yếu kém quá, làm sao kham nổi trách nhiệm lớn lao này. Tôi cho rằng Đức Giám Mục quả là lầm lẫn khi sai tôi như thế, đang khi có nhiều cha khác tài đức cao dầy, tại sao lại chọn tôi, làm vậy là đưa tôi vào vào chỗ chết. Tôi đã lên Giám Mục 3 lần để cự tuyệt. Nhưng rồi cuối cùng cùng cũng đành nhắm mắt đưa chân.
Tôi rất yêu công việc truyền giáo, yêu những con người nghèo hèn bé nhỏ như chính bản thân tôi ngày xưa vậy, nên tôi muốn sống hết lòng cho họ và trở nên như họ để phục họ tận tình. Tôi quan niệm rằng, nếu không như vậy thì làm linh mục để làm gì ?
Cùng với sự say mê truyền giáo, tôi cũng say mê Thánh Nhạc, bởi vì đó cũng là niềm vui sống mà Chúa ban cho tôi. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi ngồi trên đàn hay sáng tác. Nhưng rồi, trong cầu nguyện, tôi thấy rằng ý Chúa mới quan trọng, là trên hết, là giá trị tuyệt đối của cuộc đời tôi như tôi đã từng cảm nhận qua “Thánh ý Ngài”. Mặc dù bề trên có lầm lẫn chăng nữa thì Chúa cũng đã chấp nhận để sự việc xảy ra. Còn những gì khác tôi muốn làm nên chỉ là phụ thuộc, cho dù đó là công cuộc truyền giáo hay thánh nhạc mà tôi đang say mê. Vì thế, tôi vâng lời Gíam Mục đi học Tín Lý, để rồi từ đó suốt đời tôi là để hết tâm cộng tác với GM đào tạo những linh mục tương lai cho Giáo Hội. Tôi coi đó là một nhiệm vụ cao cả mà nhờ lòng thương xót Chúa tôi được dự phần, mặc dầu biết mình tài hèn sức mọn, hoàn toàn không xứng đáng, nhưng Chúa muốn thì tôi xin hết lòng, và gạt bỏ tất cả những cái khác phía sau.
Vì số lượng bài hát của tôi còn rất nhiều, nên sau đó khi qua Roma, kỳ hè năm thứ hai tôi lại phát CD thứ 3 là “Tình Ca vô tận”; kỳ hè tiếp là CD thứ 4: “Giêsu – Tình Yêu của tôi”; kỳ hè tiếp nữa là CD thứ 5: “Sống cho Tình Yêu”.
Khi trở về VN, năm vừa rồi với CD thứ 6 là “Tình con dâng Mẹ”; và năm nay kỹ niệm 10 năm linh mục vớ CD thứ 7: “Đời Tin Yêu” , đồng thời với tập sách đầu tiên về tu đức là “Những cánh hoa tâm linh”(1) . Lúc trước ở Chủng viện tôi cũng đã dịch thuật một tập sách tu đức là : “Affirmation fer self - healing” (Xác quyết để tự chỉnh). Có điều buồn cười là sau khi qua Roma có người mua cuốn đó ở Sàigòn để gởi qua tặng tôi nhân ngày bổn mạng, và nhiều cha khác hay tu sĩ khác cũng được gởi qua tặng như vậy.
Dường như trong tôi đang có khuynh hướng chuyển qua viết sách hơn là sáng tác thánh ca. Vì điều đó hỗ trợ tôi rất nhiều trong nhiệm vụ trước mắt của mình. Tất cả những đồng tiền làm ra được tôi đều dành cho các vùng truyền giáo và cho người nghèo xung quanh vùng Chủng Viện mà tôi vẫn đi thăm viếng. Thật ra tiền thu rất ít, vì mỗi tác phẩm làm ra ở VN đã bị sao chép và bán với giá rẻ mạt. Nhưng tôi vẫn làm và nghĩ rằng, nếu Chúa muốn thì Chúa sẽ có cách giúp tôi. Vả lại, có ít làm ít, có nhiêu làm nhiều, điều quan trọng là là tôi thấy các CD và những tác phẩm đó đã giúp ích cho rất nhiều người về đời sống thiêng liêng mà tôi đã được phản hồi kết quả đó của biết bao nhiêu người từ khắp nơi. Tôi chỉ biết cảm tạ ơn Chúa thôi, vì đó là điều mà Chúa đã làm nên.
Còn câu hỏi cuối cùng của anh, thì tôi chỉ chuyên chăm công việc chính yếu của mình ở Chủng Viện thôi, chẳng có tham gia hoạt động Thánh Nhạc nào, nên tôi không có suy nghĩ gì về tình hình Thánh Nhạc ở VN. Có điều tôi nghe nói cũng có nhiều rối reng quá, và trong đó cũng có nhiều điều rất đáng buồn. Nói chung là việc tranh giành ảnh hưởng với nhau, dùng hoạt động thánh để nhằm tôn vinh bản thân mình hơn là tôn vinh Chúa. Tôi vẫn cầu nguyện cho những vị có thế giá trong làng Thánh Nhạc VN biết liên kết và hiệp nhất với nhau hơn, cho công việc của họ được tỏa sáng trong đời sống phụng vụ một cách thiện hảo hơn, hầu mang lại lợi ích thiêng liêng nhiều hơn cho mọi thành phần dân Chúa.
Thân mến,
LM. Thái Nguyên
Go to Top of Page

van

Tenore
177 Posts

Posted - 11/09/07 :  09:17  Show Profile  Email Poster Send van a Private Message  Reply with Quote
Đa Tạ Cha Thái Nguyên với những chia sẻ , mong những kiến thức và lòng khiêm nhường, khó nghèo ,vâng phục sẽ tràn vào những giòng nhạc mến yêu của Cha cho thế hệ mai hậu .
Kính mến
Văn

Edited by - van on 11/09/07 11:46
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/11/07 :  07:45  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Thainguyencv
...Trong suy tư, cầu nguyện và thao thức không ngừng trước Lời Chúa, cũng như trước bao biến cố đau thương và nghịch cảnh giăng mắc đầy khó khăn, tôi đã chuyển tải những tâm tình sống với Chúa của mình vào các bài Thánh Ca một cách rất đơn sơ, giản dị, nhưng là một cách chân thực, cụ thể, sâu lắng tự đáy tâm hồn mình chứ không hề tưởng tượng hay nhờ vào một nguồn tài liệu nào khác.
Thật ra trong các bài nhạc cũng có những tư tưởng của các Thánh, của các bài thơ đạo, hay các sách tu đức. Nhưng những cái đã pha trộn làm thành cuộc sống thiêng liêng của tôi rồi (chỉ có một bài duy nhất "Mầu nhiệm của yêu thương" là lấy thơ của Cha Nguyễn Tầm Thường)...

Cha Thái Nguyên kính mến,

Có lẽ anh Van đã nói thay cảm nhận chung của chúng con về cha rồi: "những kiến thức, khiêm nhường, khó nghèo, vâng phuc...". Cám ơn Chúa đã trao tặng cho chúng con một linh mục như thế ! Và cám ơn cha về sự chân tình trao đổi với chúng con, quả thực là "như thể bạn bè". Chân thành quá và đơn sơ quá ! Con có cảm tưởng là hơn bao giờ hết, anh chị em chúng con rất thèm, rất cần, rất quí những linh mục gần gũi với chúng con, cùng đồng hành với chúng con, lắng nghe và chia sẻ những nỗi mừng vui và niềm hy vọng với chúng con, giúp cho chúng con ngày càng nhận ra khuôn mặt dịu hiền của Đức Giêsu vừa là Thầy vừa là Bạn của chúng con...

Cuộc sống bên Mỹ này nhọc nhằn và bận rộn quá cha ạ !... Và buồn nữa ! Ngày con mới qua cách đây một năm, có anh bạn sống ở Mỹ hơn 20 năm gọi điện tâm sự với con rằng: "Mày ở lâu rồi sẽ thấy: chán lắm ! Tao chỉ mong ngày nào đó có thể dọn về VN sống thôi ! Cái xã hội này nó không có TÌNH, mày ạ !".

"Không có Tình", con nghĩ có lẽ anh ấy cũng muốn nói rằng hai chữ "Tình Yêu" theo nghĩa Kitô giáo cũng đang là nỗi thiếu thốn đói khát lớn lao trong xã hội Mỹ này, và nói chung trong thời đại khó hiểu này !

Nhiều lúc con cảm thấy mệt mỏi lắm cha à !... Và cám ơn CD "Sống Cho Tình Yêu" của cha lắm, nó làm con cảm thấy vững tin trở lại, bất chấp những sự thể trống vắng tình người mà con gặp phải mỗi ngày, kể cả giữa những người đồng hương đồng bào máu mủ của mình. Ứ, mặc kệ người ta sống sao thì sống, tính toán sao thì tính toán, và mặc kệ mình phải trả giá thế nào, vì cái ông linh mục nhạc sĩ đó ngày ngày vẫn nhắc mình kia kìa, cái chân lý cực kỳ tối hậu, bằng những lời ca đơn sơ mà xác tín quá đỗi:

"Chúa gọi con vào đời
Không phải để làm điều chi
Nhưng là để sống tình yêu...
...Chúa vẫn âm thầm tái tạo trong con Tình Yêu sự sống,
để con nhất tâm sống cho một niềm tin..."


Và:

"Lạy Chúa Ba Ngôi, ôi suối nguồn Tình Yêu tinh ròng !
Lạy Chúa ba Ngôi, ôi mẫu mực hạnh phúc hiệp thông !
Xin cho con tin vào Ngài, suối nguồn ơn thiêng tuôn đổ.
Xin cho con tin vào Ngài, đang ẩn thân sâu lắng trong con.
Xin cho con tin vào Ngài,
giữa lòng thế gian khô cằn
đang mong đợi nguồn nước tái sinh,
đang mong chờ thần linh biến đổi
để trờ thành thế giới tình yêu !"


Có lúc con định sẽ hỏi tác giả những bài thánh ca này rằng: cha có đặc biệt đi theo một linh đạo nào đó không ? Chưa hỏi mà đã được nghe cha trả lời rồi: "Thật ra trong các bài nhạc cũng có những tư tưởng của các Thánh, của các bài thơ đạo, hay các sách tu đức. Nhưng những cái (đó) đã pha trộn làm thành cuộc sống thiêng liêng của tôi rồi...

Cám ơn cha Thái Nguyên ! Con vẫn đang cần ngày ngày được nghe những lời xác quyết giản dị mà mạnh mẽ như thế đó: "Sống, là sống cho tình yêu !". Có lẽ chỉ cần thế, duy chỉ cần thế, không còn gì khác nữa:

"Yêu thương là điều duy nhất
Đề cho con sống trọn nghĩa ân"


Hì hì, con lại đi ngủ đây. Mỗi tuần, hai ngày weekend đối với con là quí giá kinh khủng, vì được ngủ nhiều hơn chút !

Edited by - Micae on 11/12/07 07:40
Go to Top of Page

Thainguyencv

Others
7 Posts

Posted - 11/13/07 :  04:13  Show Profile  Email Poster Send Thainguyencv a Private Message  Reply with Quote
Anh Micae thân mến,
Lúc đầu, khi anh Hao liên lac với tôi, thật sự tôi không muốn lên Forum, vì thấy rờm rà quá, và có thể bị nhiều người hiểu lậm . Vả lại, thêm bận tâm và mất nhiều giờ . Nhưng sau khi suy nghĩ và cầu nguyện, tôi đã sẵn sàng theo yêu cầu của Anh Hao . Vì nghĩ rằng cũng cần có đôi chút tương giao nối kết trong tình thương mến nhau trong việc cùng nhau ca tụng Chúa . Không ngờ qua đó tôi thấy được những điều sâu rộng hơn từ tâm hồn các các anh chị, tôi thấy Chúa tiếp tục làm những điều lạ lùng qua những công việc nhỏ bé của mình ,và cũng giúp cho tôi phấn khởi hơn để biết sống tận tình với anh chị em .
Cám ơn Chúa, cám ơn anh và các anh chị đã dành cho tôi những tâm tình cao quí .
Xin liên kết với anh và các anh chị trong cầu nguyện hằng ngày để tìm thấy Chúa trong nhau, và tìm thấy nhau trong Chúa, làm nên những cung điệu thâm trầm, hùng vĩ, nhưng cũng sâu lắng hơn , để từ đó mà những bài tán tụng Chúa vang lên từ chính trái tim của mỗi người chúng ta .
Thân mến .
TN
Go to Top of Page

Hải Đăng

Basso
855 Posts

Posted - 11/13/07 :  09:35  Show Profile Send Hải Đăng a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Thainguyencv

.....
Xin liên kết với anh và các anh chị trong cầu nguyện hằng ngày để tìm thấy Chúa trong nhau, và tìm thấy nhau trong Chúa, làm nên những cung điệu thâm trầm, hùng vĩ, nhưng cũng sâu lắng hơn , để từ đó mà những bài tán tụng Chúa vang lên từ chính trái tim của mỗi người chúng ta .
Thân mến
.
TN



Cảm ơn những dòng suy nghĩ đầy tình anh em và chan chứa tình yêu THÁNH NHẠC của Cha Thái Nguyên .



2007 SỐNG YÊU THƯƠNG & PHỤC VỤ

Hải Đăng
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 11/13/07 :  19:14  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
LM Thái Nguyên – Dòng tâm tư khắc khoải!

Kính cha, ca đoàn của chúng con đã hát khá nhiều nhạc của cha từ 3 năm nay, có một lần tình cờ nào đó, lang thang trên net, con bắt gặp bài Đường Tin Yêu, thế là con in ra và suốt nguyên một buổi chiều ngồi bên đàn, chỉ hát một bài này, đến nỗi con thuộc từng chữ một của cả 3 PK. Thế từ đó, con bắt đầu tập cho cđ những bài hát của cha. Con download hầu như gần hết nhạc của cha rồi, không biết con có nợ cha nhiều quá không? Bởi thế khi nghe mọi người trò chuyện cùng cha, con luôn theo nghe ngóng và cũng định sẽ không nói gì, bởi những dòng nhạc mênh mang của cha đã là bao tâm tư con muốn nói, mà nói không được. Thì cha đã nói hết qua nhạc của cha rồi, con còn gì để nói nữa.

Thế nhưng, con chỉ xin chia sẻ với cha sự đánh động trong tâm linh của con, từ dòng tâm linh ngút ngàn khắc khoải qua dòng nhạc của cha. Con chẳng dám đặt tên dòng nhạc của cha là như thế đâu, đó chỉ là con tạm gọi tên sự rung cảm của lòng con khi chạm vào dòng nhạc của cha mà thôi. Con cũng chẳng dám khen cha, bởi con cũng tự biết nếu làm như thế, sẽ có thể làm áy náy lòng khiêm nhường đơn sơ trong nhạc của cha.

Cha ạ, thánh nhạc mênh mông, nhiều bài hay đáo để, tuy nhiên, những dòng nhạc mà có thể làm chạm tới hồn sâu thẳm, trần truồng không che đậy, như hình ảnh của Chúa trên thập tự, không khuất lấp, không tô phấn hồng trang điểm…ấy là dòng nhạc của cha. Con vẫn tự hỏi vì sao thế? Và thật, có lẽ phần vì cha rung tới độ ấy, thì kẻ nghe phải rung tới độ ấy. Cha rung tới độ ấy, vì cha sống và chạm tới độ ấy, trên con đường dấn thân đầy nước mắt và phấn đấu của cha.

“Vẫn một tình yêu ấy thôi,
nhưng bao cơ cầu giăng lối,
nhưng bao nhiêu nỗi khổ sầu
Khiến con trăn trở bấy lâu…”
(Niềm Vui Ơn Cứu Độ - TN)

Tựa như thế cha ạ, dòng nhạc cha đã làm cho con…trăn trở bấy lâu, theo cái trăn trở của cha!
“Suy tư - Trầm lắng”…cái đó thật sự cha không cần phải thêm vào để người hát biết lối diễn tả bài hát của cha – Mà ai đã vào hát nhạc của cha là phải vậy. Phải “Suy tư - Trầm lắng”, nếu không sẽ hát không ra, con bảo đảm thế. Bài “Một Cõi Riêng Tư” do ca sĩ Anh Dũng hát ở cái link ở trên, theo lỗ tai nghèo nàn của con, con nghe không…đạt cha ạ, bởi giọng và chất giọng và hoà âm… thiếu nét “Suy tư và trầm lắng”! Hì hì, chỉ cần với một cây đàn guitare, con có thể hát cho cha…phê ngay trong bài hát của chính cha viết! Cho con nói phét cái chỗ này cho vui tai cha nhé, hì hì…

Về phần Đáp Ca, thì con phải nói phục cha mới được, bởi cái lối re-phrase lời của Thánh Vịnh của cha quá tuyệt vời - Việc ấy đã khó làm, cha làm được và làm hay, thì thật, bên cạnh những chiều sâu khác, cha phải có ít nhất bằng Cử Nhân Văn Chương VN, cha có không cha nhỉ, con chỉ là tò mò. Nếu có, thì con đoán mò đúng, còn nếu không có, thì cho con thêm xác tín thêm rằng everything is possible trong Đức Kitô!

Có nhiều điều để nói quá cha ạ, khi nói về một tấm lòng, con nói không thể hết được, bởi thế, điều không nói đã biến dạng trở nên một niềm ray rức đầy yêu thương thẳm sâu mà tâm hồn cha đã trải rộng ra qua những dòng nhạc quá trữ tình! làm mềm lòng kẻ khác.

Hằng chiều thứ Bảy, mỗi khi con đem nhạc ra soạn để tập hát cho cđ, con thường bắt đầu bằng một bài hát của cha (cho dù tối hôm đó không tập nhạc của cha) để tâm tư trầm lắng, như một lời kinh trước khi soạn bài. Thế đấy, đấy là cái “power of love!”

Giáng Sinh năm ngoái, cđ con hát bài “Dâng Chúa Hài Nhi” cho phần dâng lễ, cđ đã đưa mọi người trở về Miền Tây Nam Bộ qua bài hát của cha. Chỉ mới câu “Đêm khuya sao tỏ ngàn nơi…” là đã thấy cảnh mộc mạc đáng yêu vô cùng của miền cuối cùng đất nước rồi cha ạ. Với điệu nhạc ấy, với lối nói “sao tỏ ngàn nơi” ấy, đã cho con sống lại một thời dĩ vãng bềnh bồng trên sông nước miền Hậu Giang đáng yêu của cha rồi!

Vài dòng tâm tư với cha, như cả giòng cảm mến, không thể nào nói hết, chảy miên man như con sông Cửu Long chín dòng tuôn ra biển, cha ạ.


Duc

Edited by - bachviet on 11/13/07 19:17
Go to Top of Page

Thainguyencv

Others
7 Posts

Posted - 11/14/07 :  20:42  Show Profile  Email Poster Send Thainguyencv a Private Message  Reply with Quote
Anh Duc than men,
Hân hạnh được làm quen và kết thân với anh, nghe anh chia sẻ tôi thật sự cảm động về tâm hồn rất nhạy cảm thiêng liêng của anh . Anh cảm nhận rất sâu, nhận định rất sắc về những tâm tình trong những bài thánh ca của tôi, cũng giống như anh Micae, Anh Hoàng, anh Tiến Cao... Có được những người bạn đồng cảm như các anh thật là quí hóa trong tâm tình sống với Chụa
Thật ra kinh nghiệm thiêng liêng cũng là kinh nghiệm chung rất giống nhau đối với những tâm hồn khao khát Chúa không ngơi . Tôi chắc rằng nếu anh sáng tác cũng sẽ rất sâu sắc . Nếu anh ở VN, chắc chắn là tôi sẽ nhờ đến anh hát thôi . Tìm được một người hát và phối âm để diễn cảm đúng với những tâm tình của mình thật là khó khặn . Họ chỉ làm cho xong vì vấn đề kinh tế thôi, sửa đi sửa lại không những rất hao tốn mà họ cũng khó chịu lắm, không muốn làm cho mình, đành phải chấp nhận tương đối vậy thôi, chứ tôi cũng biết là rất nhiều bài không đạt .
Anh đoán sai rồi, tôi chẳng hề có Cử nhân văn chương, mà trái lại ngay từ nhỏ môn luận văn là môn tôi yếu kém nhất, ăn nói cũng quê kệch, nên tôi luôn tránh né khi phải viết hay phát biểu trước đám đông . Khi tôi đã là Phó Tế, cả tuần lễ tôi cũng chưa soạn nổi một bài giảng cho đàng hoàng . Bản chất tôi là con nhà Võ, bên nội tôi toàn là những võ sư và bùa phép tu luyện nhiều năm ở núi Thất sơn . Ông cố, ông nội, các chú bác đều trải qua mười mấy năm mới xuống núi . Bản thân tôi cũng rất có năng khiếu võ thuật . Vì thế tôi rất say mê nó, và khi vào chủng viện tôi đã miệt mài học võ từ lớp 6 đến lớp 11. Trong 6 năm học võ mỗi ngày tôi đã lên đến Hoàng đai Nhu đạo và khi sắp thi Đệ nhất Đẳng huyền Đai Thái Cực Đạo thì chủng viện bắt ngưng, vì ngày nào song đấu cũng đổ máu và chấn thượng . Tôi đã từng hạ Knock out nhiều đối thủ và chưa từng bị thua trận nào cả . Bị cắt ngang như vậy tôi mất hứng và đã có ý định thôi tu để theo nghiệp võ . Nhưng cha sở tôi lúc đó là Cha trần văn Năng đã đánh tôi một trận nên hồn khi Ngài biết ý định đó . Sau đó, tôi mới lểu thểu bước qua học nhạc và tự mày mò một mình thế thôi, cho đến năm 1980 mới được đi học nhạc đàng hoàng . Trong con người tôi tánh khí bị đối chọi giữa tu sĩ, võ sĩ và nhạc sĩ, trong một thời gian lâu dài tu luyện tôi mới có thể hòa hợp thống nhất trong con người Giáo Sĩ của mình .
Chúng ta cùng tạ ơn và chúc tụng Chúa vì những ân ban rất riêng biệt cho mỗi người chúng ta để góp phần làm cho cuộc sống con người cũng như cuộc sống đạo thêm dồi dào phong phú, để qua đó cho thấy Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu và tuyệt mỹ biết bao trong công trình tình yêu của Ngài nơi mỗi người. Ngài vẫn tiếp tục sáng tạo và tái tạo không ngừng nơi mọi loài thụ tạo và đặc biệt nơi con người, đỉnh cao của công trình tạo dựng . Điều đó kêu gọi chúng ta hãy biết mở lòng hơn để đón nhận Chúa một cách sâu thẳm hơn qua mọi dấu chỉ của thời đại và trong chính những nổ lực đóng góp của mỗi người chúng ta hằng ngày về mọi phương diện .
Kính chúc anh sức khỏe, niềm vui và lòng hăng say phục vụ Chúa trong cộng đoàn của mình .
Thân mến .
Thái Nguyên



Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 11/15/07 :  13:51  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Kính cha,

Con cũng rất cảm động khi đọc thư cha sáng nay, chút xúc động trong lòng, con viết bài thơ tặng cha, cha nhé. Con vẫn biết "Văn chương hạ giới rẻ như bèo! - TTX), huống chi lời con viết bậy bạ chưa thể gọi là văn, thì càng quá xá rẻ, nhưng gởi cha chút tâm tình chia sẻ vụng về, mà thật. Cha nhận nhé, coi như cho con trẻ nợ phần nào cho cha, vì đã download nhạc của cha quá thể! hì hì...

Cha ạ, con khoái giỡn lắm, có lẽ ngày xưa cũng cực quá cha ạ, và bây giờ thì cũng chỉ đỡ hơn chút chút mà thôi, hì hì... Qua thư cha, tới cái phần cha làm võ sĩ, là con thấy tức cười rồi, định chọc cha đôi dòng, nhưng nghĩ đi suy lại, thì biết là con đang nói chuyện với một Linh mục, vì thế con tự cấm giỡn cha ạ.

Con kính tặng cha bài thơ viết vội vàng sáng nay chưa sửa cha nhé, cha cứ đọc như một lời vẩn vơ từ một kẻ cảm mến cha, biết đâu tìm được nơi cha thêm một nụ cười trong ngày bận bịu của cha, cha nhé. Cha không phải trả lời cho con thường xuyên đâu, vì con biết cha bận, lâu lâu cha ghé vào đây, chia sẻ với mọi người vài hàng, là con nghĩ mọi người sẽ rất vui, trong đó có con nữa. Kính cha.


bài thơ vô đề


Cũng như bao người cha bao người mẹ
Đã cưu mang con đến trong cuộc đời
Mà nuôi con nào ai không đổ lệ
Có lẽ còn tới khi nhắm mắt mới thôi

Ngày ấy tôi không được nằm nôi
Cha mẹ tôi nghèo lắm để nuôi tôi
Nào có tiền để mà mua chăn gối
Mẹ ru tôi bồng bế điệu ru hời

Vào những bữa ăn tôi thì mau đói
Con nhà nghèo, nghèo rớt mùng tơi
Cha mẹ tôi nhịn cơm, qua loa vội
Nhường cơm canh và bảo đã ăn rồi

Cuộc đời tôi bên cạnh bờ sông
Có những đêm trăn trở nỗi lòng
Ba mẹ lắng lo chải bương kiếm sống
Tôi lớn lên giữa ngày tháng long đong

Hằng ngày ba tôi vẫn thường cõng
Tôi tới trường trên một tấm lưng cong
Ôi tấm lưng gánh đời tôi trên ấy
Gánh nợ đời và gánh cả ước mong

Ngày lớn lên chập chững bước vào đời
Não lòng qua màn lệ mẹ rơi
Còn ba tôi chỉ lặng im không nói
Mà ánh mắt kia theo còn theo mãi khôn nguôi!

Ngày tháng trôi, tôi bữa đi bữa về
Cha tôi vẫn ở đợ, làm thuê
Mẹ tôi mãi hoài đi mót lúa
Những sáng chiều bên mảnh ruộng, bờ đê

Dòng sông cũ lững lờ con nước chảy
Bên cạnh cuộc đời của hai đấng thương yêu
Tôi nhắm mắt ngủ vẫn thường mơ thấy
Bóng mẹ cha tôi khốn khổ biết bao nhiêu!

Ánh mắt chưa kịp sáng, môi chưa kịp cười
Cha mẹ tôi lần lượt qua đời
Từng nỗi đau trong lòng tôi nhức nhối
Chưa một ngày trả nghĩa hiếu cha mẹ ơi!

Cho con học để mà con hiểu
Lòng mẹ cha nào biết được bấy nhiêu
Chén cơm vơi, dưa cà, đầu cá
Cũng chứa chan trong một cõi thương yêu

Một cõi riêng tư trong lòng con cho Chúa*
Là cõi riêng tư cha mẹ ở với con
Tình mẹ cha trong con là điểm tựa
Để con hướng về một Điểm Hẹn dấn thân

Con xông vào cuộc đời này
Với đôi chân của võ sĩ miệt mài
Với đôi tay mãi mê trang tình sử
Với trái tim thẳm tình Chúa đong đầy

Đường con đi vẫn là con đường cũ
Lối ngày xưa cha mẹ đã đi qua
Là chấp nhận những cảnh đời lam lũ
Là yêu thương như cha mẹ hải hà

Những lời kinh con dâng trong sâu thẳm
Xin ơn trên ru cha mẹ giấc nghìn năm
Tiếng à ơi những ngày xưa đằm thắm
Vẫn ru con vào những giấc âm thầm!

Lời sắp cạn mà tình còn thăm thẳm
Ý vừa khơi lệ đã ứa đôi dòng
Cha mẹ ơi giữa ân tình hụt hẫng
Con ngước nhìn lên thập giá mà dâng!



Lykhách

(*Một Cõi Riêng Tư – TN)




quote:
Originally posted by Thainguyencv
Nhưng cha sở tôi lúc đó là Cha trần văn Năng đã đánh tôi một trận nên hồn khi Ngài biết ý định đó .


Nhưng mà con chịu không được, phải cho con hỏi một câu rằng, cha sở ngày xưa của cha bộ có Huyền Đai Đệ Ngũ Đẳng hở cha? sao ngài lại dám đụng tới người có Hoàng Đai Nhu Đạo?

Duc
Go to Top of Page

Thainguyencv

Others
7 Posts

Posted - 11/17/07 :  03:21  Show Profile  Email Poster Send Thainguyencv a Private Message  Reply with Quote
Anh Duc than men,
Tuy rằng xuất khẩu nhưng cũng thành bài thơ khá cảm động theo dòng tiểu sử đời tôi . Cám ơn anh đã để cho tâm hồn mình được đồng cảm với tôi qua những tình cảnh, trăn trở và thao thức trong đời .

Câu hỏi của anh cũng éo le đấy, cha sở tôi lúc đó không có võ nhưng có "quyền", Ngài tung "quyền" bằng gậy thì tôi đỡ không nổi rồi, hi..hi...
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/18/07 :  05:07  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Thainguyencv
...Thật ra kinh nghiệm thiêng liêng cũng là kinh nghiệm chung rất giống nhau đối với những tâm hồn khao khát Chúa không ngơi .

...Chúng ta cùng tạ ơn và chúc tụng Chúa vì những ân ban rất riêng biệt cho mỗi người chúng ta để góp phần làm cho cuộc sống con người cũng như cuộc sống đạo thêm dồi dào phong phú, để qua đó cho thấy Chúa là Đấng vô cùng đáng yêu và tuyệt mỹ biết bao trong công trình tình yêu của Ngài nơi mỗi người. Ngài vẫn tiếp tục sáng tạo và tái tạo không ngừng nơi mọi loài thụ tạo và đặc biệt nơi con người, đỉnh cao của công trình tạo dựng . Điều đó kêu gọi chúng ta hãy biết mở lòng hơn để đón nhận Chúa một cách sâu thẳm hơn qua mọi dấu chỉ của thời đại và trong chính những nổ lực đóng góp của mỗi người chúng ta hằng ngày về mọi phương diện .


Cha Thái Nguyên quí mến,

Đã lâu rồi con không còn được hưởng bầu khí tuyệt điệu của một nhóm nhỏ anh chị em tín hữu khi ngồi lại với nhau, chia sẻ cho nhau về những ơn huệ lạ lùng Chúa thực hiện trong đời mỗi người; hay cùng nhau ôn lại những kỳ công lớn lao Chúa thực hiện trong lịch sử cộng đoàn mình, dân tộc mình, giáo hội mình, hoặc lịch sử loài người nói chung... Cả nhóm khi ấy như được hiệp lòng làm một, con tim như vỡ òa vì tràn ngập lòng biết ơn, môi miệng cùng bật ra những lời ca tụng (mà như không phải mình đang ca tụng, dường như chính Thánh Thần đang cất lời tụng ca trong mỗi người, và trong tập thể anh chị em đang nhóm họp đó).

Những kinh nghiệm trong nhóm nhỏ ấy, đối với con cũng chính là những kinh nghiệm về Giáo hội, về sự hiệp nhất, hiệp thông, sự liên đới và "thông công" trong Giáo hội. Tiếc thay vì hoàn cảnh đưa đẩy, đã lâu rồi con không còn được hưởng bấu khí đó nữa. Cuộc sống bên Mỹ này dường như lại càng khó hơn cho những cơ hội như thế. Thật là vui vì mấy hôm nay trên mạng "ảo" này, khi nghe cha chia sẻ những điều lạ lùng Chúa thực hiện trong đời cha, con cảm thấy như được nếm lại cái kinh nghiệm hiệp thông rất thực và rất sống động ấy, cùng với cha và các anh chị em ở diễn đàn này. Y như thể cha và anh chị em con đây đang ngồi quây quần và lòng đang chực trào dâng những lời cảm tạ vậy:

VIỆC CHÚA LÀM, ÔI THẬT LỚN LAO !
VIỆC CHÚA LÀM QUẢ THẬT LỚN LAO !


1. Tôi xin hết lòng cảm tạ Danh Chúa
Giữa cộng đoàn chính nhân.
Việc Chúa làm, ôi thật lớn lao
Người công chính hãy ra công tìm hiểu !

2. Vĩ nghiẽp của Ngài lẫy lừng cõi đất
Và Công lý Ngài vẫn tồn tại thiên thu !
Chúa đã truyền hãy ghi nhớ luôn
Những kỳ công Người ra tay thực hiện.


Bài ca vịnh xướng đáp trên có từ thời Cựu ước, dễ đã 2.500 năm rồi nhỉ ! Nhưng dù 2.500 năm sau, và dù sau bao nhiêu cái 2.500 năm nữa, bài ca ấy vẫn mãi còn là chân lý và mãi còn chuyển tải ơn cứu độ. Dù ca tụng Thiên Chúa cả triệu lần đi nữa thì chúng con có thêm được cho Người "ký lô" vinh hiển nào đâu (Chúa đâu cần loài người ca tụng), nhưng chính những lời tụng ca ấy nâng bước chúng con (trên bước đường dương thế nhọc nhằn và gai góc), đem lại niềm tin và hy vọng cho chúng con (giữa lòng thế giới hôm nay ngập tràn âu lo và thất vọng)!

Cám ơn cha Thái Nguyên đã chia sẻ những chuyện riêng tư, để anh chị em chúng con đây lại có dịp cùng cha mà đồng lòng cất lời tạ ơn Chúa !

Edited by - Micae on 11/18/07 06:38
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/18/07 :  06:27  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by Thainguyencv
,,, Bản chất tôi là con nhà Võ, bên nội tôi toàn là những võ sư và bùa phép tu luyện nhiều năm ở núi Thất sơn . Ông cố, ông nội, các chú bác đều trải qua mười mấy năm mới xuống núi . Bản thân tôi cũng rất có năng khiếu võ thuật .
... Trong con người tôi tánh khí bị đối chọi giữa tu sĩ, võ sĩ và nhạc sĩ, trong một thời gian lâu dài tu luyện tôi mới có thể hòa hợp thống nhất trong con người Giáo Sĩ của mình .


Con rất lấy làm lạ và rất thú vị về những chi tiết mà cha tâm sự trên, cha Thái Nguyên ạ. Hì hì, hình như cha có cái "gien tu luyện" gia truyền hay sao ý !

Những "kinh nghiệm tâm linh" của người dân Nam bộ nói chung, và nhất là của các đạo sĩ, tu sĩ (kể cả những người "tu tại gia") là điều con đã phải để ý quan sát không ít lần, vì nó có cái gì đó đánh động con lắm. Đàng sau những bùa phép hay võ thuật đó, con vẫn lờ mờ cảm thấy rằng vẫn ẩn tàng những giá trị tâm linh đích thực. Con ao ước có dịp được viếng thăm núi Thất Sơn, được đến tận nơi chiêm ngưỡng những hang động, những mạch suối nhỏ mà các vị ẩn sĩ Nam bộ ngày xưa từng ẩn dật mà tu trì. Con đã từng muốn được tìm hiểu họ, học hỏi họ, và khám phá ra tiếng gọi thầm thì của Thiên Chúa mình thờ (Thân phụ Đức Kitô Giêsu) đã từng gọi mời và thức tỉnh đời sống tâm linh nơi họ - vốn là các tiền nhân từng được hun đúc trong tinh thần văn hóa dân tộc Việt mình...

Cha Thái Nguyên ơi, con chắc thế nào cha cũng đã có dịp nghiền ngẫm về những kinh nghiệm tâm linh trong lòng người dân Nam bộ cách riêng và trong tâm tình dân Việt nói chung, bởi vì cha luôn canh cánh trong lòng sứ mệnh truyền giáo mà ? Cha có thể chia sẻ với chúng con chút chút về những điều cha cảm nghiệm không ?

Cho con chia sẻ với cha và với anh chị em ở đây bản kinh này. Tên của bài kinh là "Hộ Luân Kim Cang Giáp". Ngày con chuẩn bị rời quê hương sang định cư ở Mỹ, một anh bạn, vốn đang tu thiền, đã thân ái tặng con mà rằng: "Đây là tấm áo giáp bằng kim cương mà nếu bạn mặc vào thì bao nhiêu hiểm nguy hoạn nạn, bao nhiêu cám dỗ tai ác sẽ không làm gì được bạn cả !". Con đọc bài kinh thì mới thấy hết hồn: Trời ơi ! Chính là nói về Thầy Giêsu nhà mình chứ còn ai nữa ! Dù dược diễn tả bằng một ngôn ngữ khác hẳn ngôn ngữ Kitô giáo, nhưng con cảm thấy rằng không ai hơn Đức Giêsu đã sống trọn tâm tình mà bản kinh này đã thiết tha diễn tả.

Và con đã nghĩ rằng: quả thực nếu con dám "mặc lấy tâm tình của Đức Giêsu", hay nói đúng hơn là để chính Đức Giêsu luôn sống trong mình, thì con sẽ không còn phải sợ gì nữa, dù ở nơi đất lạ quê người, dù lâm cảnh trần truồng đói khát, khổ nhọc đắng cay, và dù cả cái chết...:

HỘ LUÂN KIM CANG GIÁP
của Lạt ma Zopa Tây Tạng

PHÁT TÂM:

Con xin về nương tựa, nơi Phật pháp và Tăng, cho đến khi giác ngộ.
Với công đức có được, do hành hạnh Bố Thí, cùng hạnh toàn hảo khác,
nguyện đạt Chánh Đẳng Giác, vì lợi ích chúng sinh.

1. Với quyết tâm thành tựu, lợi lạc lớn lao nhất, nhờ tất cả chúng sinh,
con xin nguyện giữ gìn, chúng sinh trong đáy tim.
vì chúng sinh quí hơn, cả bảo châu như ý.

2. Khi gặp gỡ tiếp xúc, với bất kỳ một ai,
nguyện con luôn thấy mình, từ đáy lòng chân thật,
luôn tôn kính mọi người, như kính Bậc Tối Cao.

3. Nguyện trong từng hành động, con luôn tự xét mình,
phiền não vừa dấy lên, đe dọa mình và người,
nguyện tức thì nhận diện, và tức thì dẹp tan.

4. Khi gặp người hiểm ác, vì bị tâm phiền não, và ác nghiệp tác động,
nguyện con quí người ấy, như vừs tìm ra được, kho tàng trân quí nhất.

5. Khi gặp người vì lòng, ganh ghen và đố kỵ, miệt thị phỉ báng con,
nguyện con nhận phần thua, và nhường mọi phần thắng.

6. Khi gặp người con thường, giúp đỡ đặt kỳ vọng,
lại vong ân bội nghĩa, gây tổn hại cho con,
nguyện con xem người ấy, như là Đấng Tôn Sư.

7. Tóm lại con xin nguyện, trực tiếp và gián tiếp,
trao tặng mọi lợi lạc, cho tất cả chúng sinh,
đều là mẹ của con, từ vô lượng kiếp trước.
Nguyện không đợi ai cầu, vẫn âm thầm gánh chịu,
mọi ác nghiệp khổ não, thay thế cho chúng sinh.

8. Nguyệnh những điều nói trên, không bị vương ô nhiễm, vì tám ngọn gió chướng.
Nguyện con thấy nọi sự, hiện ra trong cõi đời, đều chỉ như huyễn mộng,
cho tâm thôi chấp bám, thoát ràng buộc luân hồi.

CÔNG PHU:

(quán mình nên một với Đạo sư,
quán tất cả bệnh tật khổ não ác nghiệp chúng sinh đổ vào mình,
rồi quán tất cả là KHÔNG)

HỒI HƯỚNG:

Với công đức ba thời, của con và chúng sinh, của Chư Phật Bồ Tát,
nguyện cho Bồ Đề tâm, bây giờ chưa phát triển,
sẽ nảy sinh lớn mạnh, không bao giờ thoái chuyển.

Nguyện mang thân miệng ý, cùng tất cả sở hữu,
với công đức ba thời, cùng với mọi hạnh quả,
từ an lạc chí đến, quả Vô Thượng Bồ Đề,
nguyện hồi hướng cả về, chúng sinh cõi địa ngục,
cùng toàn thể chúng sinh.

Tất cả mọi nghiệp quả, mà chúng sinh phải chịu, nguyện đổ về nơi con.
Tất cả mọi công đức, mà con tích tụ được, nguyện hồi hướng chúng sinh.

Với công đức ba thời, của con và chúng sinh, của Chư Phật Bồ Tát,
nguyện mọi việc con làm, không bao giờ gây hại, nhỏ nhoi nào cho ai,
ngược lại tạo lợi ích, cho tất cả mọi người.

Đời sống dù có là, khổ đau hay hạnh phúc,
nguyện luôn làm nhân tố, cho tất cả chúng sinh, sớm đạt quả Giác ngộ.

Với công đức ba thời, của con và chúng sinh, của Chư Phật Bồ Tát,
nguyện bao nhiêu chúng sinh, đang chịu nhiều bệnh khổ,
hoặc gặp chứng ung thư, hoặc gặp chứng truyền nhiễm,
hoặc đeo nặng ác ngiệp, phải chịu quả tật bệnh,
những chúng sinh như vậy, nguyện cùng được thoát hết,
vĩnh viễn không bao giờ, còn phải mang tật bệnh.

Với công đức ba thời, của con và chúng sinh, của Chư Phật Bồ Tát, (thực chất chỉ là Không)
nguyện cho bản thân con, (thực chất chỉ là Không)
đạt địa vị Toàn Giác, của Đạo Sư Pháp Chủ, (thực chất chỉ là Không).
Nguyện cho con có thể, dựa vào sức một người, mà dẫn dắt chúng sinh (thực chất chỉ là Không),
mau chóng đạt Giác ngộ, (thực chất chỉ là Không).


Edited by - Micae on 11/18/07 06:37
Go to Top of Page

Thainguyencv

Others
7 Posts

Posted - 12/03/07 :  22:19  Show Profile  Email Poster Send Thainguyencv a Private Message  Reply with Quote
Anh Micae thân mến,
Hôm nay moi có chút giờ để ngỏ lời tiếp tục với ạnh
Kinh nguyện anh đang lên đúng là phát xuất từ một tâm hồn khao khát đạt đạo . Họ đã nhận ra lẽ sống sâu xa của cuộc sống mình, một cuộc sống siêu vượt phía sau những nhiễu nhương, tầm thường và vô thường của cuộc sống này .Tuy nhiên, phần linh nghiệm của nó thì tùy tâm hồn người đọc và còn tùy tác động của Thánh Lịnh
Còn về những điều anh yêu cầu tôi chia sẻ thì quả thực bao la quá, viết không biết tới bao giờ, và cũng chẳng biết bắt đầu từ đậu
Trước đây và cho đến bây giờ tôi vẫn ưa chuộng giáo thuyết, phương cách tu hành và thiền tịnh của Phật Giáo, đồng thời cũng rất thích nghiên cứu học hỏi những truyền thống tôn giáo dân gian của người dân Việt, đặc biệt là việc tu luyện Thân Tâm để đạt tới những tầng cao của những điều huyền bí .
Tôi đã từng chứng kiến Nội tôi mở Thư, trừ Bùa,dụng Ngãi, và làm những pháp thuật lạ lùng . Nội tôi cũng có một đời sống đức độ cao dầy mà tôi rất ngưỡng mộ . Tôi chỉ được học hỏi đôi chút thôi, vả lại lúc đó tôi còn nhỏ chưa hiểu được nhiều .
Vào năm 1980, trong những năm học nhạc, tôi cũng say mê học về kinh Dịch, tướng số, tử vi, phong thủy, bói toán ... với Thầy Huỳnh Liên là Nhà Tướng Số nổi tiếng . Thầy đã viết một số sách về những vấn đề trên có nền tảng khoa học rất thâm sâu .
Sau này, khi ra làm LM ở giữa vùng dân ngoại, tôi thấy người ta và cả giáo dân nữa chịu ảnh hưởng rất lớn về việc coi ngày tháng tuổi tác, làm ăn, xây cất, cưới xin ... nhất là vấn đề phong thủy .
Lúc đó tôi bắt đầu nghiền ngẫm và nghiên cứu lại dưới cái nhìn khoa học và đức tin để có thể nêu lên những qui luật thiên nhiên thực dụng cho đời sống một cách hữu hiệu và đồng thời xóa dần những mê tín dị đoan . Nhưng rồi, có những bí nhiệm, không sao giải thích theo lẽ tựnhiên đươc.
Sau đó, có có lên Sài Gòn học hỏi tiếp với Cô Thanh Mai, học trò ruột của Thầy Huỳnh Liên . Đang khi nghiên cứu tiếp một cách hứng thú, thì tôi được gọi thuyên chuyển về Chủng Viện, thế là tôi bỏ hết mọi sự để chú tâm vào trách nhiệm mới .
Thật ra, nếu biết nghiên cứu sâu xa thì có thể tinh lọc ra những điều rất huyền diệu cho cả đời sống tâm linh và thể chất .
Việt Nam có cả một kho tàng tuyền thống văn hóa pha trộn với truyền thống tôn giáo nhân gian rất huyền bí, cao thâm và hữu dụng . Rất tiếc chưa có ai bên đạo ta ra công tìm hiểu tới nơi tới chốn và tận dụng những nguồn phong phú này cho đời sống tinh thần .
Vài chia sẻ rất chung chung với anh .
Thân mến .
TN
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 12/11/07 :  23:52  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
Xin chào tất cả ,

Ngoài tài sáng tác Cha Thái Nguyên còn là 1 cây viết độc đáo trên vietcatholic. net . Các bài viết của Cha rất sâu sắc và có 1 sắc thái riêng không thể lầm lẫn được . Mời vào đọc 1 bài mới viết trên vietcatholic hôm nay .



Quá nhiều trách nhiệm với Đại Chủng viện, không biết Cha lấy thời gian đâu để sáng tác , và suy tư để viết lên những bài giá trị như vậy ? Và con nhớ mang máng trong 1 bài viết khi Cha về thăm xứ Tân Chí Linh ( ngã 3 ông Tạ, quê hương cũ của anh Hảo, con và 1 số anh chị .... ) trong 1 đêm thánh ca kỷ niệm cung hiến nhà thờ mới , Cha có tự thú là mặc dù đã là LM nhưng thời gian mấy năm đầu, Cha vẫn mơ màng và chưa xác định rõ được bản thân mình ...phải chăng Cha đã đã phải trui rèn tự phấn đấu rất dữ dội để có được xác tín ngày nay ???

http://vietcatholic.net/News/Html/49835.htm

HUYỀN NHIỆM CON NGƯỜI


“Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình.” (Stk 1, 27)

Con người không những có giá trị hơn mọi tạo vật khác ở ý thức, mà vượt qua ý thức, còn một điều cao hơn, đó là giá trị tâm linh: “Nhân giả thiên địa chi tâm”. Cái tâm đó bao gồm cả Trời đất, như Mạnh Tử cũng đã nói:“Vạn vật giai bị ư ngã, phản thân chi thành, lạc mạc đại yên”.

Sở dĩ con người ngày hôm nay mất quân bình, lạc lõng, chới với trong muôn ngàn đau thương khổ ải, đánh mất chính mình vì đã bị ly Tâm quá xa. Để tìm lại an bình đòi hỏi con người phải trở về với lòng mình, và qua lòng mình tìm về Đấng Tuyệt Đối là cứu cánh của con người toàm diện, như sách Mạnh Tử ghi: “Tận kỳ tâm giả, tri kỳ tính dã. Tri kỳ tính dã, tắc tri Thiên hĩ. Tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ tính. Sở dĩ sự Thiên dã”.

Vì mang chiều hướng tâm linh và siêu việt, nên con người không chỉ là duy vật (matérialisme); không chỉ để sản xuất (homo faber), hay con vật xã hội (animal social) như Lévi Strauss chủ trương trong cuốn Anthrologie structural. Con người cũng không chỉ là con vật có lý trí (animal rational) của Aristote; cũng không chỉ là loài thụ tạo có lý trí (créatura rationale) kiểu Kinh viện hoặc của Descartes: “Cogito, ergo sum” : Tôi suy nghĩ, vậy tôi có. Nếu thế, khi tôi ngủ hay lúc còn còn bé thì tôi là gì? Do đó, con người cũng không phải là duy lý (rationalisme).

Khi nhận thức về con người, Pascal cũng đã rất lúng túng. Ông muốn đề cao giá trị của con người nên gọi con người là cây sậy biết suy tư (roseau pensant), nhưng rồi lại lưỡng lự phát biểu: con người không phải là thiên thần mà cũng chẳng phải là con vật (ni ange ni bête). Đàng khác, con người cũng không phải là duy thần hay duy tâm (idéalisme) như một số triết gia Ấn độ và Phật giáo chủ trương.

Tất cả các thứ duy (-isme) đều là các chủ trương lệch lạc, cắt xén con người, và các thứ nhân bản đóng kín cũng là mất quân bình, phản tự nhiên. Những quan niệm như vậy dồn con người vào những thứ cực đoan, tuyệt hậu, tuyệt thông. Làm sao phải giải tỏa mối nguy đó để đem lại sự quân bình cho con người. Có quân bình mới đứng vững trong trời đất. Muốn thực hiện sự quân bình này, phải trả lại nguyên hình và nguyên trạng cho con người toàn diện với tất cả thể chất, sinh lý, tâm trí, ý chí, các tiềm lực và khả năng nội ngoại, cũng như cảm ứng tâm linh siêu việt trong một cuộc sống hài hòa và hợp nhất với trời đất. Kinh Dịch sẽ cho ta thấy được một lối sống quân bình và ý nghĩa sâu rộng của đời sống làm người.

I. CON NGƯỜI THEO KINH DỊCH

Khi nói về con người, thuyết Quái đã ghi:“Tận kỳ tính dĩ chí ư mệnh”. Nhờ đó không những ta đạt độ âm dương hài hòa, mà còn tinh vi, linh động khôn lường, như kinh Dịch ghi: “Âm dương bất trắc, chi vị thần” (1). Để đạt tới một cuộc sống quân bình và triển nở sâu rộng, ta phải sống đầy đủ các chiều kích của con người toàn diện như quẻ Kiền diễn tả, là phải biết “Tự thức” để được “chí thành như thần”, rồi “cùng thần tri hóa” đạt tới đỉnh Thái Hòa.

Dịch lý trân trọng con người, đến nỗi đặt con người lên tằm mức cao vượt hợp với trời đất. Đây là đặc tính của Triết Đông. Triết đặt con người làm nền tảng mới thực là minh triết. Chính vì vậy mà Lão tử coi người lớn như trời đất, ông viết trong Thượng Thiên: “Cố đạo đại, Thiên đại, địa đại, nhân diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi nhân cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa đại pháp Thiên, Thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”: Đạo lớn, Trời lớn, đất lớn, người cũng lớn. Trong vũ trụ có bốn cái lớn, mà người là một. Người theo phép đất, đất theo phép trời, trời theo phép đạo, đạo tự nhiên như thiên.

Kinh Dịch không so sánh con người với trời đất, chỉ đặc biệt chú ý đến tương quan giữa con người với trời và đất. Tương quan này làm thành một bộ “tam tài” (ba ngôi): Thiên, Địa, Nhân. Phép tắc của trời đất làm mô phạm cho hành vi của người, nên đạo của trời (thiên đạo) cũng là đạo của người (nhân đạo). Trời với người còn có liên hệ mật thiết hơn nữa trong sự tương cảm và tương ứng với nhau (thiên nhân tương dữ). Chính trong tương quan đó mà con người có khả năng làm nên cuộc sống của mình theo ý trời.

Để minh định điều trên rõ ràng hơn, ta thấy Dịch mở đầu bằng quẻ Kiền (trời) và kết thúc bằng quẻ Khôn (đất). Suốt trong 64 quẻ từ Kiền đến Khôn, con người đóng vai chủ động. Trời đất và mọi biến thiên trong đó như là sân khấu dàn dựng nên cho con người sinh hoạt. Dịch trình bày những diễn biến của luật tự nhiên trong trời đất và đưa ra những giải đáp cho vấn đề nhân sinh. Con người có thể phản ứng thuận, nghịch, hay tài chế thời cuộc để tự tạo mình thành hay không thành: quân tử, đại nhân, thánh nhân.

Sứ mệnh đó được diễn tả khá rõ trong 6 hào của mỗi quẻ Dịch:

Theo Thượng và Hạ bộ Quái, hào 1 và 6 không dừng, vì hào 1 còn ẩn và hào 6 Thái quá, thái thì biến: “Vật cùng tất biến”. Hào 2 chỉ Địa; hào 3 và hào 4 chỉ Nhân; hào 5 chỉ Thiên. Bốn hào làm thành tượng chữ Nhân: gồm 2 nét chữ nhị nét trên chỉ Thiên, nét dưới chỉ Địa, ở giữa là 2 nét bộ Nhân đúng với quan niệm truyền thống của ta: “Con người đầu đội trời, chân đạp đất”. Tự bản chất, con người là sự thông giao với chính mình, với trời đất và toàn thể vạn vật. Tính thiết yếu này được diễn tả trong hào 5 quẻ Kiền và được lễ vận làm sáng tỏ: “Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí” (2):

- Người là đức của trời đất, là sức mạnh, và cũng là thế lực đặc biệt của trời đất. Vì vậy mà nơi con người có một sức sống sinh động lạ thường, làm nên những điều kỳ diệu, nhất là khi biết tồn tâm dưỡng tính để đạt tới mức độ “chí thành như thần”.

- Người là giao hòa của âm dương (3), nên người là lý khí của muôn việc muôn vật trong trời đất. Nhờ đó, người có thể cảm thông, thấu biết bản tính của vạn vật và có khả năng lãnh đạo, làm chủ mọi trật tự. Đó là sứ mạng cao cả của con người. Với vai trò lãnh đạo, làm chủ, con người được gọi là Vương có 4 nét: nét trên chỉ trời, nét dưới chỉ đất, nét giữa chỉ nhân, nét dọc chỉ Nhân nối kết, thống nhất Trời Đất: “Âm dương chi giao”.

- Người là hội tụ của quỉ thần. Quỉ thần không thuộc cõi hiện tượng mà thuộc cõi u linh siêu thức. Người tất nhiên không hoàn toàn thuộc cõi hiện tượng, và như quỉ thần, người còn thuộc cõi siêu thức, hội tụ được những đặc tính thần linh.

- Nhân là tú khí của Ngũ hành. Đạo theo nghĩa ban đầu là “đường đi”, là “hành”, cũng là ngũ hành, nói lên nguyên lý hoạt động và những sức mạnh thiên nhiên, do âm dương biến hóa. Nhân là tú khí của ngũ hành, cũng là tinh chất của Đạo, của Âm Dương. Ngũ hành còn có biểu tượng bằng 5 yếu tố: Thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thổ là trung tâm (Người), còn 4 yếu tố kia hợp với tứ phương (Không gian): Bắc, Nam, Đông, Tây, ứng với tứ thời (Thời gian): Đông, Hạ, Xuân, Thu. Như vậy, người là Tâm vũ trụ như lễ Ký nói: “Nhân giả thiên địa chi tâm”: Người là tâm linh trời đất vạn vật. Cái tâm đó có sự ngời sáng và thấu suốt như nhật nguyệt: “Dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh”. Minh Tâm chính là lối nhận thức trực giác, nền tảng của tri thức triết Đông.

Sở dĩ con người có thể minh như nhật nguyệt và “cùng thần tri hóa, đức chi thịnh dã” (4) là vì con người cùng chia sẻ sức vạn năng của tạo hóa, cùng tham dự bản chất âm dương với vạn vật, và cùng do nguyên lý của dịch biến hóa. Con người còn đặc biệt hơn muôn vật ở chỗ hội tụ sự linh diệu của thần linh, nhưng lại khác với thần linh vì có tú khí của vạn vật. Do đó con người có khả năng “tinh nghĩa nhập thần dĩ trí dụng dã” (5), có thể đi trước trời mà khám phá, phát minh, khai sáng và chế tạo thiên nhiên để sử dụng, và vâng theo thiên thời: “tiên thiên nhi thiên phất vi, hậu thiên nhi phụng thiên thì” (trời ở đây có nghĩa sự biến thiên trong trời đất).

Đó là sự sâu thẳm và cao vượt của đời sống làm người, tạo nên ý nghĩa và giá trị của mọi hoạt động nhân sinh, làm cho con người đúng là con người, như Teilhard de Chardin đã viết: “Homosum – plus ego” (6): Tôi là con người, nhưng tôi còn phải vượt xa hơn chính tôi. Hoặc nói theo R. Tagore trong cuốn The Religion of Man dựa theo kinh Veda Upanishad và Vedanta ¬ đã viết: “I am one with the Supreme, with the Deathless, with the Perfect” : “Tôi là một với Tuyệt đối thể, với Bất tử và với Toàn thiện”.

Con người là hình ảnh sống động của Trời, luôn luôn khắc khoải tìm về Siêu việt, tìm một sự sống hòa đồng, hợp nhất với Thượng Đế, để nhờ đó con người được thỏa nguyện ước vọng thâm sâu của mình nhờ mở rộng tới vô biên. Đó cũng là nỗi niềm khắc khoải của thánh Augustinô “cho tới khi nào được nghỉ yên trong Chúa”. Thiên Chúa đó không xa lạ gì với con người, nhưng nội tại trong chính con người như ngài đã viết: “Thiên Chúa ở thâm sâu trong tôi còn hơn chính tôi”.

Kinh Dịch, nền tảng triết Trung Hoa, quả đã thu hút mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu rộng trên đời sống của các dân tộc Á Đông cũng như sự chú tâm rất lớn của thế giới Tây phương sau này. Triết lý nhân sinh này đã giúp con người nhận thức được ý nghĩa và giá trị lớn lao của đời mình trong tương quan với trời đất, để từ đó con người có thể vươn lên những tầm cao của đời sống làm người.

Tuy nhiên, vì là công trình của con người, nên Kinh Dịch vẫn có những hạn chế, vẫn có những khiếm khuyết, vẫn có những vấn đề còn bỏ ngỏ chưa giải quyết tận căn. Để hiểu được con người một cách xác thực, trọn vẹn với tất cả thân phận và toàn thể vận mệnh của nó, thì phải dựa trên mạc khải của Thánh Kinh để trước tiên hiểu được cách chính xác Thiên Chúa như thế nào; Người đã tỏ mình và đã hành động ra sao. Không thể là một Thiên Chúa của những ý niệm hay những suy luận diễn dịch từ những hiện tượng và luật vận hành của thiên nhiên: một Thiên Chúa mà bản thể bàn bạc trong vũ trụ bao la; cũng không phải một Thiên Chúa được khám phá một cách độc đáo từ trực giác siêu nghiệm, nhưng là một Thiên Chúa mà hành động của Người được định hình ngay trong lịch sử nhân loại, và một nhân loại được đặt trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc của Người.

II. THÁNH KINH CỰU ƯỚC

1. Thiên Chúa

Thiên Chúa đã tỏ mình ra là Đấng tối cao duy nhất (7) (x. Dnl 6, 4), chính Người là Đấng sáng tạo trời đất và là Thiên Chúa của mọi người (8) (x. Stk 1, 1-28), là nguyên ủy của toàn thể thực tại. Thực tại này phát xuất từ quyền lực của Lời sáng tạo. Điều đó có nghĩa là thụ tạo rất thân thiết với Người, chỉ vì Người đã muốn và đã sáng tạo chúng như thế.

Từ đó xuất hiện yếu tố quan trọng thứ hai: Thiên Chúa không những là đối tượng đáng khao khát và yêu thương của mọi hữu thể, mà Người còn là Đấng yêu thương con người hết mực (x. Hs 11, 1-11; 2, 21-22) (9).

Thánh Kinh trình bày cho ta thấy hình ảnh một Thiên Chúa siêu việt ngàn trùng, nhưng đồng thời lại là một con người yêu với một tình yêu đam mê. Trong ý nghĩa đó, sách Diễm Ca được giải thích như là những bản tình ca để diễn tả liên hệ giữa Thiên Chúa với con người, và liên hệ giữa con người với Thiên Chúa. Với cách thức đó sách Diễm Ca đã trở thành nguồn nhận thức và cảm nghiệm thần bí, nói lên sự kết hợp của con người với Thiên Chúa. Đó là giấc mơ nguyên thủy của con người được diễn tả qua hầu hết các tôn giáo và và các triết thuyết Đông – Tây. Nhưng sự kết hợp này không phải là sự tan biến, chìm sâu vào một đại dương vô danh của thần tính, nhưng là sự hợp nhất tạo nên tình yêu, trong đó cả hai: Thiên Chúa và con người ở lại trong tình yêu và hoàn toàn trở thành một. (x. 1Cr 6, 17).

2. Con người

Trong tương quan với Thiên Chúa

Hình ảnh về con người tự bản chất gắn liền với Thiên Chúa, Đấng dựng nên con người giống hình ảnh Ngài (x. Stk 1, 26tt). Con người là một tạo vật tự do, có mối dây liên lạc vững bền và thiết yếu với Thiên Chúa. Nguồn gốc của con người chỉ rõ điều đó. Phát xuất từ lòng đất, con người không bị giới hạn nơi đó. Đời sống của họ được liên kết với luồng sinh khí do Thiên Chúa thổi vào, vừa là một nhân vật lệ thuộc Thiên Chúa. Tôn giáo không nhằm bổ túc bản tính nhân loại đã vững chắc nơi họ rồi, nhưng tôn giáo đã thâm nhiễm vào chính cơ cấu của họ ngay từ đầu.

Cùng với hơi thở đã cấu tạo con người sống động, Thiên Chúa nối kết Lời Ngài vào đó, và Lời đầu tiên này mang hình thức mệnh lệnh (x. Stk 2, 16). Suốt cuộc sống, con người cứ tiếp tục liên kết với Đấng tạo hóa bằng sự vâng phục ý muốn của Ngài. Điều đó cần thiết cho con người chu toàn bổn phận mình, cho phép họ hiểu rằng, mình không phải là thần linh, nhưng tự căn bản lệ thuộc vào Thiên Chúa trong một mối dây liên hệ tương tự như con với Cha (x. Stk 5, 3). Tự do của họ thể hiện qua hình thức vâng lời Ngài, cũng là Luật đã được ghi khắc trong tâm hồn mỗi người chính là lương tâm, nhờ đó Thiên Chúa hằng sống đối thoại với tạo vật của mình.

Con người trước vũ trụ

Thiên Chúa đặt con người trong một thế giới tạo vật tốt đẹp (x. Stk 2, 9), để họ vun trồng và gìn giữ như quản gia của Ngài. Ngài muốn con người làm chủ mọi sự, mọi loài, mọi vật (x. Stk 1, 26. 28-30; 2, 9;), nghĩa là vạn vật lệ thuộc và nằm dưới quyền cai trị của con người, nên không được thần hóa chúng.

Việc Thiên Chúa ban cho con người quyền làm chủ vạn vật, giả thiết con người phải là biết làm chủ bản thân mình trước tiên, tức không để mình bị nô lệ bởi những ham muốn xấu xa và những dục vọng thấp hèn, nhưng vững vàng và kiên cường vươn lên sự thành toàn theo ý định của Thiên Chúa.

Canh tác đất đai để phát triển cuộc sống, cũng là xây dựng xã hội trần thế thêm tốt đẹp hơn từ những gì đã được dựng nên cho con người. Tuy nhiên, công việc do bàn tay con người phải diễn tả công việc của Tạo hóa. Việc ngưng nghỉ vào ngày thứ bảy nói lên ý nghĩa đó: con người là chủ trái đất, là sự hiện diện của Thiên Chúa trên mặt đất này.

Con người trong xã hội

Sự dị biệt căn bản về phái tính vừa là khuôn mẫu vừa là nguồn gốc nếp sống xã hội, mang tính cách bình đẳng và tương trợ lẫn nhau. Mỗi người nhận ra hình ảnh của chính mình nơi người khác. Mọi cuộc gặp gỡ với tha nhân đều nằm trong mối liên hệ đầu tiên đó, đến độ chính Thiên Chúa diễn tả giao ước ký kết với dân Ngài qua hình ảnh của hôn nhân (x. Hs 2, 21-22).

Dù trần truồng trước mặt nhau, nhưng người nam và người nữ vẫn không hổ thẹn (x. Stk 2, 25). Điều này cho thấy, mối liên hệ xã hội còn trong sáng, khi sự hiệp thông với Thiên Chúa còn toàn vẹn. Bởi đó, con người không sợ sệt Thiên Chúa, họ sống an bình với Ngài, Đấng thường dạo chơi thân mật trong vườn với họ như với bạn mình (x. Stk 3, 8).

Con người sa ngã

Lý tưởng của công cuộc tạo dựng mà ta phải luôn luôn qui chiếu, không thể đạt được nữa từ khi con người sa ngã. Vì nghe theo Thần Dữ nên đã lạm dụng tự do của mình chống lại Thiên Chúa, và muốn đạt tới cứu cánh của mình ngoài Thiên Chúa. Từ đó, con người phải đi từ hình ảnh “què quặt” của tội nhân đến hình ảnh lý tưởng của người Tôi Tớ Thiên Chúa. Đó là những điều kiện mới mà con người cụ thể đang sống.

Tội lỗi. Trình thuật của Thánh Kinh về việc sa ngã của của những con người đầu tiên cũng phù hợp với những kinh nghiệm sống của ta. Nếu nhìn sâu tận đáy lòng mình, con người cũng khám phá ra rằng mình đã hướng về sự dữ, và đã ngụp lặn trong muôn vàn sự dữ. Chính khi hướng chìu về sự dữ con người đã phá đổ mọi trật tự bên ngoài với mọi loại thụ tạo, và đồng thời cũng phá vỡ mọi hòa hợp bên trong nơi chính bản thân mình. Chính sự phân rẽ bên trong con người đã biểu hiện một cuộc chiến bi thảm giữa tốt và xấu, giữa ánh sáng và tối tăm. Hơn nữa, con người thấy mình không thể tự sức chiến thắng hữu hiệu những tấn công của sự dữ, và cảm thấy mình dường như bị xiềng xích trói buộc (GS 13). Tội lỗi đã làm suy giảm chính con người, và ngăn cản không cho con người đạt tới sự viên mãn.

Trở về. Đúng như Kinh Dịch đã đề thuyết, Thánh Kinh cũng cho thấy con người không lầm lẫn khi họ nhận biết mình cao cả hơn vũ trụ vật chất, và không coi mình như một mảnh vụn của thiên nhiên hay một phần tử vô danh trong xã hội loài người. Bởi vì nhờ nội giới, con người vượt trên mọi vật. Chính khi con người quay về với nội giới thâm sâu của lòng mình (Phản thân chi thành) mới gặp được Thiên Chúa, Đấng đang chờ đợi họ, và cũng nơi đó chính con người tự định đoạt về vận mệnh riêng của mình dưới con mắt của Thiên Chúa. Chính khi nhìn nhận mình có một linh hồn thiêng liêng bất tử, con người mới tránh được sự mê hoặc bởi một thứ ảo tưởng phát sinh do những điều kiện vật lý và xã hội. Nhìn nhận như thế là con người đã đạt tới chính chân lý sâu xa (GS 14).

Trí tuệ. Dự phần vào ánh sáng trí tuệ của Thiên Chúa, con người không chỉ đạt tới những tiến bộ lớn lao về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật... nhưng còn khám phá ra chân lý sâu xa hơn. Trí khôn con người không chỉ giới hạn trong những hiện tượng, nhưng còn có thể thấu triệt thực tại siêu hình một cách thực sự chắc chắn, cho dù trí tuệ phần nào đã bị mờ tối và suy nhược do hậu quả của tội lỗi (GS 15).

Lương tâm. Vấn đề Tâm (Tận kỳ tâm tri kỳ tính) hay lương tâm cũng vậy, đó chính là lề luật Chúa được khắc ghi trong tâm hồn con người. Lương tâm là tâm điểm sâu kín nhất và là cung thánh của con người, nơi đây con người chỉ hiện diện một mình với Thiên Chúa, và tiếng nói của Ngài vang dội trong thâm tâm họ. Tuy nhiên, lương tâm nhiều khi lầm lạc vì vô tri bất khả thắng. Nhưng không nói như vậy khi con người ít lo lắng tìm kiếm điều chân và thiện, cũng như khi vì thói quen phạm tội mà lương tâm dần dần trở nên mù quáng (GS 16).

Tự do. Tự do đích thực là dấu chỉ cao cả nhất của hình ảnh Thiên Chúa trong con người. Nhưng con người chỉ đạt tới phẩm giá ấy khi con người biết giải thoát mình khỏi mọi kiềm tỏa của đam mê và biết chọn lựa điều thiện. Nhưng tự do của con người đã bị tội lỗi làm tổn thương, nên chỉ nhờ ơn Chúa trợ lực mới có thể thực hiện việc hướng về Thiên Chúa cách hoàn toàn sống động (GS 17).

Sự chết. Vì tội lỗi mà con người phải đau khổ và phải chết. Trước cái chết, bí ẩn về thân phận con người lên cao đến tột độ. Con người không những bị đau khổ và suy nhược dần dần của thân xác hành hạ, mà hơn thế nữa, còn bị dày vò bởi nỗi lo sợ bị tiêu diệt đời đời. Con người hoàn toàn bất lực trước sự chết, nhưng Mạc Khải quả quyết rằng con người được Thiên Chúa dựng nên để đạt tới cứu cánh hạnh phúc sau những khổ cực trần thế này.Chính Đức Kitô sẽ tiêu diệt sự chết và mang lại cho con người sự sống vinh phúc mà con người đã đánh mất vì tội lỗi. (GS 18)

III. THÁNH KINH TÂN ƯỚC

1. Thiên Chúa

Qua Tân Ước, Thiên Chúa không phải là một hình ảnh qua những ý niệm khai sáng của lý trí con người (triết học), không chỉ là sự nhận thức qua qui luật thiên nhiên tuần hoàn trong vũ trụ hay sự biến hóa của vạn vật (Kinh Dịch), cũng không chỉ là sự cảm nhận của một trực giác siêu linh của các nhà thần bí, các nhà sáng lập tôn giáo, các Guru (Thầy) với danh nghĩa là Đấng cứu độ (Ấn giáo), cũng không chỉ là một Thiên Chúa hiện diện và hành động qua lề luật, qua các biến cố, hay qua các ngôn sứ (Cựu Ước), mà còn là một Thiên Chúa chính danh, đích thực, cụ thể, sinh động: một Thiên Chúa đã làm người ở giữa mọi người là chính Đức Giêsu Kitô, nên: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” (Ga 14, 8-9). Chính Ngài là nguyên nhân tác thành, kiểu mẫu và mục đích của sự sáng tạo vũ trụ vạn vật, và đặc biệt là con người, chóp đỉnh công trình tạo dựng của Thiên Chúa.

Đó là một Thiên Chúa hữu hình nằm ngay trong một giai đoạn lịch sử của con người. Người ta không thể hình dung ra một Thiên Chúa nào khác ngoài Đức Giêsu Kitô, Đấng đã thực sự trở nên một con người giữa chúng ta, giống chúng ta mọi sự ngoài trừ tội lỗi. Ngài đã liên kết với nhân loại đau khổ, và đã sống tận cùng kiếp người để trở nên mô mẫu của đời sống làm người. Các dụ ngôn nói về người mục tử đi tìm con chiên lạc; người cha nhân hậu… là những cách giải thích bản thân và hành động của chính Ngài.

Tình yêu Thiên Chúa đã đạt đến mức tuyệt đỉnh, khi Đức Giêsu tự hiến chính mình trên thập giá để nâng con người lên và cứu độ họ. Đó là tình yêu trong hình thức triệt để nhất. Chính vì vậy mà thánh Gioan đã định nghĩa “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4, 8). Và cũng từ đó, cách thức Thiên Chúa yêu trở thành tiêu chuẩn cho tình yêu con người (10).

2. Con người

Chính Đức Kitô mới là hình ảnh tròn đầy, vẹn toàn, sung mãn của Thiên Chúa, và là mô mẫu mà mọi người phải trở nên.

Thực vậy, mầu nhiệm về con người chỉ thực sự được sáng tỏ trong mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Là “hình ảnh của Thiên Chúa vô hình” (Col 1, 15), chính Ngài là con người hoàn hảo đã trả lại cho con cháu của Ađam hình ảnh của Thiên Chúa đã bị tội nguyên tổ làm sai lệch. Bởi vì nơi Ngài, bản tính nhân loại đã được mặc lấy chứ không bị tiêu diệt, nhờ vậy mà bản tính chúng ta đã được nâng lên tới một phẩm giá siêu việt (GS 22). Chính từ đó mà con người cũ tội lỗi bị xóa bỏ, và con người mới được thành hình nơi chúng ta. Con người mới này phải được tăng trưởng không ngừng bằng cách để cho hình ảnh độc nhất là Đức Kitô chiếm đoạt.

Thánh Phaolô cho rằng hình ảnh Thiên Chúa nơi con người là hình ảnh mà Chúa Kitô đã lập lại nơi những người kết hợp trong Ngài bởi đức Tin và phép Rửa. Hình ảnh này sẽ thêm lên nhờ đời sống kết hợp với Ngài và sẽ đi đến viên mãn trong giờ cánh chung (x. 1Cor 15, 46-49)

Đức Giêsu Kitô là mẫu mực mà Thiên Chúa đang chờ đợi nơi tất cả mọi người. Ngài chính là điểm Omega của vũ trụ và nhân loại, sự hiệp nhất giữa thực tại Thiên Chúa và thực tại hoàn vũ trong Ngôi vị.

Người Kitô hữu khi trở nên giống hình ảnh Con Chúa là Trưởng Tử, họ nhận được những hoa trái đầu mùa của Thánh Thần. Nhờ Thánh Thần, toàn thể con người được canh tân theo đúng hình ảnh Đấng Sáng Tạo nên mình, từ nội tâm cho tới khi “thân xác được cứu rỗi” (Rm 8, 23). Được dự phần vào mầu nhiệm phục sinh, được đồng hóa với cái chết của Đức Kitô, họ tiến lên đón nhận ngày sống lại trong vinh quang. Chính nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Kitô, mà bí ẩn về đau khổ và sự chết được sáng tỏ (GS 22). Đó là tính chất cao cả của mầu nhiệm con người, mầu nhiệm được Mạc Khải Kitô giáo soi sáng cho các tín hữu.

Những điều nói trên không phải chỉ có giá trị cho các tín hữu, nhưng cho tất cả những ai có thiện chí được ơn thánh hoạt động một cách vô hình trong tâm hồn. Vì Chúa Kitô đã chết cho mọi người, và vì ý định của Thiên Chúa là muốn cứu độ tất cả. (GS 22).

Lạy Chúa, Chúa cao cả, nên dựng nên con người cũng cao cả.

Có mấy khi con ý thức được rằng, con được dựng nên cho Chúa, để rồi con biết sống kết hiệp với Chúa liên lỉ, và mỗi ngày vượt qua chính mình để trở nên giống Chúa hơn.

Con vẫn lần mò dưới mặt đất để tìm kiếm chính mình, mà nhiều khi quên cội nguồn của mình là trên trời để tìm kiếm chính Chúa.

Xin cho con biết ngước lên, biết nhìn ngắm Đức Kitô, Đấng là mô mẫu của đời sống làm người, để nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, con biết nỗ lực hoàn thành cuộc đời mình một cách sâu rộng nhất theo căn tính của mình. Amen.


Chú Thích:

(1) “Không lường được âm dương gọi là thần”. Âm dương dùng để giải thích mọi hiện tượng trên thế gian. Tuy nhiên, vẫn có cái không thể cắt nghĩa được bằng âm dương. Đó là cái ý nghĩa tối hậu, cái tại sao cuối cùng, là thần, là thiêng liêng, không thể lường được.

(2) Con người là đức của trời đất, giao hòa của âm dương, hội tụ của quỉ thần, tinh khí của ngũ hành.

(3) “Âm dương là khí, hễ có khí thì có lý, hễ có lý thì có khí. Muôn vật, muôn việc trong gầm trời này đều ở âm dương mà ra”. Lý là nguyên lý tác thành và sinh tồn. Khí là nguyên lý bản chất và cơ cấu hình hài. Âm dương được gọi cách vô định là Đạo: “Nhất âm, nhất dương chi vị đạo”. Đạo là trật tự, tuần hoàn, toàn thể, trách nhiệm và đại hiệu năng.

(4) Cái biết cuộc sinh hóa đến cùng tột như thần linh, đó là đức cực thịnh vậy.

(5) Hiểu rõ nghĩa tinh vi đến chỗ thần diệu để sử dụng tối đa.

(6) Genèse d’une pensée, Paris, grasset, 1961, p. 237.

(7) Bênêđictô XVI, Deus caritas est, số 9-10.

(8) Có 2 điều khẳng định trong khẳng định độc đáo này : 1) Tất cả các thần thánh khác không phải là Thiên Chúa. 2) Tổng thể thực tại nơi cúng ta đang sống đều thuộc về Thiên Chúa, do chính Người sáng tạo.

(9) Hôsê và Edêkien đã đặc biệt diễn tả đam mê của Thiên Chúa đối với dân Người bằng những hình ảnh tình ái táo bạo, bằng hôn ước và hôn nhân. Vì thế việc thờ tà thần được xem như là ngoại tình và đĩ điếm.

(10) Bênêđictô XVI, Deus caritas est, số 12
LM Thái Nguyên



Edited by - tiencao05 on 12/13/07 23:19
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 12/14/07 :  13:21  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Kính cha,

Nhìn hình cha so handsome! đi tu...uổng quá, hì hì...
Đọc bài viết "Huyền Nhiệm Con Người" của cha, con học thêm lắm điều, nhưng chả hiểu hết được. Nếu muốn hiểu hết chắc phải nghiên cứu thêm về Kinh Dịch và trọn bộ triết lý Đông Phương, thiệt là mất rất nhiều giờ và tốn tiền, vì sách bên này rất đắt tiền cha ạ. Con thì không khoái vào internet để đọc, chỉ thích cầm sách. Bởi cầm sách đọc nó có cái thú phiêu diêu tự nhiên, không máy móc, muốn dừng trang nào thì dừng, rồi vất đấy, chẳng cần vào mở máy, cũng chẳng cần phải ngồi nhiều mỏi lưng, vì sách thì có thể nằm thẳng cẳng ra để nuốt chữ, hì hì...

Giáng Sinh gần kề chắc cha đang là bận lắm. Năm nay cha đã soạn bài giảng cho Noel chưa cha? Nếu có rồi, thì cha post lên cho tụi con coi ké được không? Cứ như là cha giảng trên internet ấy mà. Con cũng đang tập dọn lòng sốt sắng đón Chúa Hài Đồng như tập tục tốt ông bà để lại. Bởi thế nếu cha cho một...bài giảng, thì sẽ giúp cho những lòng trần trụi như con biết mấy!

Lâu quá không thấy cha lang thang qua đây, con đang chờ đấy cha nhé.

Kính

Duc
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 12/15/07 :  09:17  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Cha Thái Nguyên kính mến,

Con vẫn đều đặn ghé vào diễn đàn mỗi đêm sau khi "đi cày" về, dù chỉ có đủ thời gian để vừa ăn vội miếng cơm vừa đọc bài của anh chị em mà lặng lẽ... "thông công" thôi. Rất cám ơn cha về bài trả lời ở trên của cha. Rất quí cha vì... cha chân thành quá ! Cha không ngại chia sẻ những tâm sự riêng tư về gia đình và về quá trình học hỏi của cha. Hồi còn ở VN, con biết có không ít giáo dân mà mỗi khi đọc hay nghe linh mục, tu sĩ nào nhắc đến Thiền tông, Phật pháp hay Triết Đông nói chung... thì họ liền tỏ ý nghi ngờ mà rằng: không biết ông cha ông thầy này có... "đi đúng đường lối Giáo hội" hay không, có "lạc đạo, rối đạo" hay không ? Hi hi, nếu họ biết ông cha Thái Nguyên từng thọ giáo cả thầy Huỳnh Liên nữa thì không hiểu họ sẽ nghĩ sao !

"Việt Nam có cả một kho tàng tuyền thống văn hóa pha trộn với truyền thống tôn giáo nhân gian rất huyền bí, cao thâm và hữu dụng . Rất tiếc chưa có ai bên đạo ta ra công tìm hiểu tới nơi tới chốn và tận dụng những nguồn phong phú này cho đời sống tinh thần .

Cha bảo chỉ có thể trả lời cách "rất chung chung" thôi, nhưng con đọc mà thích và vui lắm. Càng vui hơn khi nghĩ rằng nhờ có cha ở cương vị hiện nay, nhiều anh chị em chủng sinh, tu sinh, linh mục trẻ (cả giáo dân nữa) sẽ được khích lệ và an tâm mà đem lòng quí yêu tìm hiểu kho tàng truyền thống văn hóa / tâm linh phương Đông huyền diệu mình. Con mừng vì nghĩ rằng các bề trên của cha ở địa phận thật là... "có mắt", khi cử cha vào nhiệm vụ hiện nay !

quote:
Tuy nhiên, vì là công trình của con người, nên Kinh Dịch vẫn có những hạn chế, vẫn có những khiếm khuyết, vẫn có những vấn đề còn bỏ ngỏ chưa giải quyết tận căn. Để hiểu được con người một cách xác thực, trọn vẹn với tất cả thân phận và toàn thể vận mệnh của nó, thì phải dựa trên mạc khải của Thánh Kinh để trước tiên hiểu được cách chính xác Thiên Chúa như thế nào; Người đã tỏ mình và đã hành động ra sao. Không thể là một Thiên Chúa của những ý niệm hay những suy luận diễn dịch từ những hiện tượng và luật vận hành của thiên nhiên: một Thiên Chúa mà bản thể bàn bạc trong vũ trụ bao la; cũng không phải một Thiên Chúa được khám phá một cách độc đáo từ trực giác siêu nghiệm, nhưng là một Thiên Chúa mà hành động của Người được định hình ngay trong lịch sử nhân loại, và một nhân loại được đặt trong chương trình sáng tạo và cứu chuộc của Người.


Cám ơn bác Tiến Cao đã giới thiệu và post lại bài viết của cha Thái Nguyên. Cũng đồng tình với bác Đức là cha Thái Nguyên nhà mình "hén xòm" thiệt ! Nhìn cha nho nhã hiền hậu như thế, ai mà ngờ lại cũng là một tay võ nghệ đầy mình nhỉ ? Hì hì, anh nào tưởng bở "nhào vô" chắc sẽ bị một trận mềm xương chứ chẳng chơi !

Con mới đọc tới đoạn trên à, cha Thái Nguyên ơi. Dừng lại đây để viết thăm cha, và cũng để... "khoái chí" chút đã rồi còn đi ngủ nữa. Trước đây con cũng rất thích học Triết Đông, và riêng về Á Đông thì con biết ơn nhiều nhất bộ sách của cha Kim Định. (Những cuốn xuất bản trước 1975 thì con đã tìm được đầy đủ và đã đọc hết hồi còn trong nước, cứ tưởng qua Mỹ sẽ được tha hồ thích thú đọc những cuốn ra mắt sau này. Nhưng bác Đức nói đúng: bên này sách trên mạng thì đầy, có thể tìm được dễ dàng, nhưng "ngồi" để đọc thì không nổi, vì cả ngày đã phải "vừa đi vừa chạy" mà cày hùng hục ! Rất thèm được như hồi còn ở VN, vừa nằm thoải mái vừa mở cuốn sách nhẩn nha ngiền ngẫm; bên cạnh ngoài cây bút chì còn có ly cà phê ngon, bình trà nóng và gói thuốc lá đậm đà nữa ! Hic, chắc 20 năm nữa, khi đã được 'ăn tiền hưu' và nếu chưa 'die', tụi con mới hưởng lại được cái thú vui bình dị đó !).

Con copy lại đoạn trích trên mà con rất đồng tình, và xin được chia sẻ chút về cảm nghiệm của con lúc này cha Thái Nguyên nhé. "...nhưng là một Thiên Chúa mà hành động của Người được định hình ngay trong lịch sử nhân loại...". Con nghĩ ngay đến Đức Giêsu: Thiên Chúa đã "là con người bằng xương bằng thịt", ở giữa loài người, nói tiếng nói loài người, cùng đồng hành với lịch sử loài người. Mà tuyệt hơn nữa, Thiên Chúa ấy lại còn trở nên bạn thân thiết nhất của những ai bé mọn nghèo hèn khốn cùng vất vả nhất, đến nỗi không một ai có thể nói rằng Người quá cao xa nên chẳng thể với được tới Người !

Cả trong lúc này, khi mà con chẳng còn thời giờ và sức lực đâu mà nghiền ngẫm kinh sách hay suy niệm những điều tinh tế cao siêu, thậm chí cũng không có thời gian mà dự lễ chủ nhật nữa, con vẫn hạnh phúc biết rằng Đức Giêsu - Thiên Chúa vẫn luôn ở kề cận bên mình, thậm chí ở ngay sâu trong hồn mình. Lạ thay, con hiểu rằng Đức Giêsu không những là nguồn lực không những của sức sống tâm hồn, mà cả sức mạnh thể chất của con lúc này nữa. Con đã có thể làm việc dẻo dai và giỏi giang đến nỗi cả công ty của con ai nấy đều ngạc nhiên. Nhiều người trong hãng xì xầm rằng cái thằng người Việt rất nhỏ con này (là con đây) chắc có "bí kíp" tu luyện nội công hay khí công gì gì đó, học từ xứ sở phương Đông huyền bí của nó, nên nó mới dai sức và chịu đựng đến thế (!). Họ cũng ngạc nhiên thấy con luôn tươi tắn và nhiệt tình giúp đỡ tất cả mọi người, bất kể giờ giấc, chẳng bận tâm tính toán gì hết, chẳng hề gây hiềm khích với ai, chẳng bao giờ đòi hỏi quyền lợi...

Chính con cũng ngạc nhiên vì sức lực của mình lúc này cha ạ. Ngày xưa còn từng tròn mắt ngạc nhiên khi chứng kiến một vị thiền sư lớn tuổi và cũng rất nhỏ con (như con vậy), phăng phăng vác rựa lên núi chặt hai cây khá to và dài, rồi lại vác chúng lên vai phăng phăng đi trở xuống, miệng vẫn nở nụ cười, mặt không hề biến sắc, không thở hồng hộc hay toát hết mồ hôi như nhiều người khác trong trường hợp như thế. Lúc đó con cũng nghĩ chắc là tiền nhân của các dân tộc phương Đông này từng khám phá những phương pháp tu luyện Thân - Tâm nào đó rất hữu hiệu, và những phương pháp tuyệt diệu này nếu được nghiên cứu và hệ thống hóa lại, sẽ rất có ích cho con người thời đại công nghiệp ngày nay, có ích cho "cả hồn lẫn xác".

Trước đây con cũng có duyên may được gặp biết vài phương pháp và cũng mày mò "luyện" thử, nhưng con là cái thằng chẳng bền chí nên không có cái nào theo đuổi được lâu. Chẳng hạn có cuốn sách mỏng từng xuất hiện ở Sài Gòn cách đây khoảng 10 năm và đến nay vẫn còn nhiều người tìm mua, cuốn "Suối Nguồn Tươi Trẻ" (giới thiệu 7 "thức" (tư thế) tập luyện xuất xứ từ Tây Tạng), con cũng tập thử được gần 1 năm và quả là kết quả rất tốt.

Những điều mà con đã có duyên may học hỏi được trước đến giờ đã đưa con đến chỗ tự rút ra vài kết luận như sau:

- Kitô giáo mình cho đến nay, có lẽ vì sống quá lâu trong bầu khí tríết học Tây Phương, đã vô tình coi khinh thân xác mà nhấn quá nhiều đến linh hồn và sự cứu rỗi linh hồn. Các nền văn hóa và tâm linh phương Đông thì quan niệm Thân với Tâm là một, hay chí ít cũng liên hệ mật thiết với nhau không thể tách rời. Về điều này thì con tin là Triết Đông có lý hơn, và sẽ góp phần quan trọng giúp Kitô giáo trở về với cội nguồn ban đầu của mình.

- Linh đạo và huyền bí Á Đông (cụ thể là Phật, Nho, Lão) tuy được diễn tả bằng những cách nói khác nhau, nhưng ở những điểm căn cốt thì hình như rất giống nhau, và cũng rất giống với linh đạo và huyền bí Kitô giáo. Con tin Thiên Chúa thì chỉ có một, nhưng Người đã vì thương mà tỏ mình ra (mạc khải) cho các dân tộc theo nhiều cách thế khác nhau. Con tin là mọi con đường rồi cũng sẽ gặp nhau và cùng dẫn về một đích chung là Thiên Chúa thực. Kitô giáo mình không nên mắc cái bệnh gọi là "độc tôn chân lý" mà không biết lắng nghe, đố thoại và học hỏi các tôn giáo khác.

- Cuối cùng, dù có học được bao nhiêu là minh triết hay ho, dù có luyện được bao nhiêu phép thần thông biến hóa, hay dù có trực nghiệm tâm linh xuất hồn lên đến tầng trời thứ chín v.v..., con nguyện cũng sẽ sẵn sàng "mửa ra hết" -bắt chước cách nói mạnh của Thánh Phaolô- để chỉ xin được đổi lấy một mình Đức Giêsu thôi, Đấng vốn từng bị thế gian coi là điên rồ và phạm thượng ! Con sẵn sàng mất hết, cả những gì con coi là quí giá nhất đời, để chỉ xin được có Người mà thôi.

Hì hì, con nghĩ con chọn lựa như vậy chỉ là vì biết... "khôn hồn" mà thôi chứ nào có hay ho gì. Chẳng qua những gì con có, dù con có muốn ôm khư khư thì có ngày nó cũng sẽ tự động trôi tuột khỏi tay con thôi: sức khoẻ, trí khôn, "đức độ", tình yêu, danh vọng, của cải v.v... Thế nào rồi cũng sẽ tới ngày -mau thôi- con "hết xí quách" và "sụm bà chè" ! Nhưng Đức Giêsu, cũng là Thiên Chúa, thì lúc nào cũng ở cùng con và thương con vô cùng, kể cả khi con quên Người tuốt luốt nữa !

... Con vừa ngáp ngắn ngáp dài vừa viết lung tung đây cha Thái Nguyên ạ. Xin cha và anh chị em nhớ đến con cùng gia đình nho nhỏ của con trong Lễ Giáng Sinh năm này, cũng như con sẽ nhớ đến cha cùng anh chị em ở đây trong những lúc (hiếm hoi) con dành hết tâm trí mà cầu nguyện cùng Chúa chúng ta.
Go to Top of Page

Thainguyencv

Others
7 Posts

Posted - 12/17/07 :  09:33  Show Profile  Email Poster Send Thainguyencv a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn Anh Duc, khen quá tôi "nhột" lắm đấy . Được anh đồng cảm với những gì tôi viết là niềm vui và sự khích lệ cho tôi rồi . Tuy nhiên, có những gì không hay, anh cũng đừng ngại nói thẳng nhá .Tôi thích như vây. Qua Tây một thời gian nên cũng nhuốm mùi Tây rồi, mà mùi đó cũng là loại nước hoa không thể thiếu của tâm hồn đấy . Chúng ta cũng chỉ chia sẻ và học hỏi lẫn nhau thôi, chẳng cần gì phải khách sáo phải không anh ?
Anh Micae thân mến, tôi cũng rất đồng tình với những chia sẻ của anh, đó cũng là cách suy nghĩ và cách sống của tôi hằng ngạy Tuy nhiên, cậy trông hết lòng vào lòng thương xót Chúa thôi, chứ nỗ lực của bản thân mình cũng trồi lên sụt xuống hoài
Nhân tiện đây, trong tâm tình Mừng ngày Giáng Sinh Chúa, tôi xin chân thành gởi đến quí anh và tất cả các anh chị trong bàng họ tâm linh của trang Web.catruong:
LỜI NGUYỆN CHÚC SỨC KHỎE, AN BÌNH, VÀ TÌNH YÊU HẠNH PHÚC CỦA dỨC kITÔ ĐẾN TỪNG NGƯỜI, TỪNG GIA ĐÌNH TRONG MÙA GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI. XIN CHÚA BAN ƠN CÁCH RIÊNG CHO TỪNG HOÀN CẢNH CỦA QUÍ ANH CHỊ .
Tôi sẽ dâng lễ theo ý nguyện đó ngay trong đêm lễ Giáng Sinh .
Xin quí anh chị cũng thương cầu nguyện cho tôi, quí Cha, và Quí Thầy trong Đại Chủng viện Thánh Quý, Cái Răng, Cần Thơ .

Theo lời đề nghị của Anh Duc, tôi cũng xin chia sẻ bài viết nho nhỏ trong ngày Lễ Giáng Sinh . Hy vọng có được chút tâm tình đơn sơ, bé mọn làm quà cho các anh chi. Thân mến


CHIÊM NGẮM MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
“Ngôi Lời đã trở nên người phàm, và cư ngụ giữa chúng ta.”
(Ga 1, 14)



Chúa đã làm người, và đã sống trọn kiếp người, trở nên mô mẫu của việc làm người cho mọi người. Chính nhờ đó mà tôi biết sống cuộc đời mình trong chính cuộc đời của Ngài. Tuy nhiên, khi mô phỏng cuộc sống mình theo tính cách của ngài, tôi thấy có những vấn đề được đặt ra, không phải chỉ mang tính thách đố, mà còn là vấn đề tự bản chất làm người.
Nhìn ngắm Đức Giêsu, tôi thấy Ngài có quá nhiều lợi thế đối với một con người bình thường. Từ xa xưa, Thiên Chúa đã chuẩn bị cho Ngài xuất thân từ một dòng tộc vương giả. Các tiên tri liên tục loan báo về Ngài, dân tộc Irael luôn được tinh lọc để đón chờ Ngài. Ngài được sinh ra trong những điều kiện quá tốt: được chọn quê hương, đất nước, dân tộc, cha mẹ, anh em, bạn hữu… được thụ hưởng một di sản tinh thần quá ư lớn lao và tuyệt diệu từ Thánh Giuse và Đức Maria. Ngài được sống trong một bầu khí gia đình quá đạo đức và thánh thiện. Ngay từ đầu, phẩm chất và tính cách của Ngài đã được phú bẩm trong sự thành toàn siêu vượt. Nơi Ngài, mọi cái đều tuyệt hảo. Đó là chưa đề cập đến sự hoạt động Thiên tính nơi Ngài.
Về phần tôi, bị sinh ra như một “định mệnh”, và như là một sự nhất thiết. Đành rằng được sinh ra làm người là một sự cao quí nhất, nhưng để trở nên con người cao quí nhất còn phải cần những điều kiện tốt nhất. Kết quả của việc sinh ra tôi có thể là từ tình yêu, nhưng tôi chẳng được chọn lựa gì khác ngoài những điều kiện hạn chế bó buộc, không như tôi mong muốn. Sự tự do của tôi chỉ đến sau sự hiện hữu của tôi, và tôi chỉ có tự do trong sự hiện hữu đó. Cuối cùng tự do cũng là một định mệnh trong sự an bài, buộc tôi phải đón nhận. Tôi không có cách chọn lựa nào tốt hơn để thực hiện cuộc sống làm người ngoài tâm trạng và tình cảnh mà tôi đã được đặt để.
Điều này phát sinh một áp lực nội tâm, khiến tôi cảm thấy nặng nề trong kiếp người: sống điều mình phải sống, chứ không sống như điều mình tha thiết muốn sống; sống trong những điều kiện non kém và trong một cấu trúc chật hẹp (nội tâm cũng như ngoại giới) đã được thiết định, chứ không sống như một bản chất phong phú để luôn chủ động và sáng tạo.
Tuy nhiên, cái nhìn này đã được hoá giải khi tôi chiêm ngắm Mầu Nhiệm Giáng Sinh. Thật ra Đức Giêsu được chọn tất cả, nhưng Ngài chọn cái gì và chọn như thế nào? Tôi thấy Ngài chọn bước xuống làm người hèn yếu, chọn cha mẹ quê mùa, chọn gia đình vô danh, chọn nơi chốn sinh ra tồi tàn, chọn cuộc sống nghèo hèn, chọn hoàn cảnh bấp bênh, chọn môn đệ yếu kém, chọn con đường thập giá, chọn chén đắng ô nhục, và cuối cùng, chọn cái chết bi thảm (x. Pl 2, 6-8).
Để thi hành một sự mệnh cao cả đầy những khó khăn bất trắc, mà Chúa Giêsu lại toàn chọn những điều bất lợi cho mình. Những lựa chọn này bao quát toàn thể cuộc sống con người, tới mức độ kém nhất. Có ai được tự do hoàn toàn mà lại lựa chọn như thế không?
Nếu là tôi, tôi sẽ chọn bước lên để làm người sáng giá, chọn cha mẹ và gia đình quyền thế, chọn nơi chốn cao sang để sinh ra, chọn hoàn cảnh thuận lợi nhất để sống cao vượt, chọn phương tiện tốt nhất để tiến thân, chọn danh dự, địa vị và quyền lực để thi hành sứ mạng, chọn sự an toàn và chắc chắn cho bản thân để thành công rực rỡ, chọn môn đệ tài đức để nối nghiệp, và cuối cùng, chọn chiến thắng và vinh quang trước mặt người đời.
Đó là những chọn lựa đương nhiên khi một con người có hoàn toàn tự do để lựa chọn. Nhưng suy cho kỹ, sự chọn lựa như thế chẳng nói lên điều gì khác hơn trong thân phận làm người. Kinh nghiệm cuộc sống cho thấy rằng những chọn lựa dễ dãi chẳng đưa người ta tới đâu, mà còn tạo thêm những nguy cơ khó lường. Ma quỉ đã từng cám dỗ Chúa Giêsu chọn con đường rộng rãi đó để hoàn thành sứ mạng. Nhưng rồi Ngài đã chọn con đường hẹp, con đường chẳng ai muốn đi, nhưng lại là con đường của tình yêu: yêu Cha và yêu nhân loại.
Chỉ ai đã yêu sâu đậm mới hiểu được sự chọn lựa của Đức Giêsu. Còn bình thường, người ta sẽ chọn lựa theo kiểu “khôn ngoan thế gian”, vì nó đem lại nhiều lợi lộc và sung sướng trước mắt. Nhưng có ai biết đâu, phía sau của chọn lựa này chẳng có ý nghĩa gì, mà trái lại, chỉ chất đầy thêm tham vọng, và tạo thêm sự trống rỗng cho một sứ mệnh. Người ta chỉ chọn lựa kiểu đó khi cuộc sống còn non nớt, cạn cợt, không cảm nhận được điều gì sâu xa, và cũng chẳng hề biết đến một “định mệnh” siêu việt của đời mình.
Hơn nữa, có ai biết được phía sau sự chọn lựa đó là cái gì? Có những điều chắc chắn nhưng lại không chắc chắn; có những cái thuận lợi nhưng rồi lại bất lợi; có những thành công nhưng rồi lại là những thất bại não nùng. Tâm ý ban đầu có thể rất tốt, nhưng con đường thênh thang sẽ dẫn người ta đến đâu? Mục đích cao cả, thì phương thế thực hiện cũng phải phi thường. Phương thế thấp kém chỉ nói lên mục đích thấp hèn.
Lạ lùng thay Mầu nhiệm Chúa làm nguời! và lạ lùng hơn nữa khi Ngài muốn làm người một cách nhỏ bé, đơn sơ, nghèo hèn. Mầu nhiệm Giáng Sinh tuyệt vời, chính là ở cách chọn lựa của Chúa, và đó cũng chính là bài toán thần kỳ giải đáp mầu nhiệm của cuộc đời con người, không như là một định mệnh, một sự nhất thiết, mà là một huyền nhiệm từ mầu nhiệm của Tình yêu Chúa làm người. Chính cách chọn lựa của Chúa mở ra một cách thế hiện diện hoàn toàn mới cho con người. Đang khi:
- Con người muốn chọn sự đề cao để bước lên, còn Chúa lại chọn sự hạ mình để bước xuống.
- Con người muốn vượt thoát tình trạng của chính mình, còn Chúa lại chọn đi vào thực trạng của con người.
- Con người muốn sống khác với những gì mình là và sống trội hơn với những gì mình có, còn Chúa lại chọn thể hiện những gì con người là và sống kém hơn với những gì con người có.
- Con người muốn làm chủ và sở hữu mọi điều, còn Chúa lại chọn làm tôi tớ và từ bỏ chính mình.
- Con người không muốn sống cái “định mệnh” giới hạn của mình, còn Chúa lại chọn thể hiện cái “định mệnh” giới hạn của con người.
Như vậy những gì con người muốn chọn thì Chúa lại không chọn. Không phải Chúa muốn sống lập dị với mọi người, hoặc phủ nhận những chọn lựa chính đáng của con người, nhưng Chúa muốn sống tận cùng cái “định mệnh” của kiếp người. Điều này cho tôi khám phá ra mầu nhiệm làm người và làm con Thiên Chúa trong Đức Kitô.
Chúa đã đến để sống và để hoàn thành “định mệnh” của tôi trong Ngài: không phải một định mệnh ngặt nghèo, nhưng là một định mệnh mang tầm vóc siêu việt như chính Ngài; không phải một định mệnh nhất thiết, mà là một định mệnh tự do trong sự tự nguyện, tự hiến vì tình yêu, trong sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi vậy mầu nhiệm Giáng Sinh là mầu nhiệm “Thiên Chúa ẩn mình”. Qua đó, tôi nhận diện được huyền nhiệm đời sống làm người của tôi, cũng là huyền nhiệm của Ân Sủng, huyền nhiệm của Tình Yêu cứu độ.
Chân lý mầu nhiệm Chúa làm người nhắc nhở tôi rằng:
- Chúa đã một lần giáng sinh trong cuộc đời tôi, Ngài đã bước xuống lòng tôi.
- Từ đó Ngài ở trong tôi và âm thầm sống cuộc đời của tôi;
- Ngài thật sự đảm nhận trọn vẹn cuộc đời tôi qua mọi tình trạng và hoàn cảnh.
- Ngài đã đón nhận và cùng đau cái nỗi đau của tôi qua những vấp váp, thua ngã, kém cõi, trì trệ và thất bại;
- Ngài đang đón đợi và hoàn thiện hoá từng nổ lực kiên trì vươn lên của bản thân tôi trong mọi lúc.
Những hệ quả cảm nhận thực tiễn đó xây dựng từ chân lý cứu độ, qua đó Chúa sống trong tôi, và cho tôi kinh nghiệm sống trong Chúa:
- để tôi có thể nghe được âm thanh của tình yêu Ngài vang lên từng lúc trong trái tim mình;
- để tôi có thể phát hiện ra tâm tình của Ngài qua những lắng đọng tâm tư của lòng mình;
- để tôi có thể thấy được Ngài một cách sống động qua mọi biến cố, và nhất là trên khuôn mặt và tấm lòng của những anh chị em mình, đặc biệt nơi những người nghèo khổ và bất hạnh.
Chúa đã đến không phải chỉ để cứu vớt những gì đã hư mất, không phải chỉ để tái tạo những gì đã hao mòn, nhưng nói theo Don Scott: dù con người không phạm tội, không cần ơn cứu rỗi, thì Chúa vẫn nhập thể làm người để hoàn thành chương trình tạo dựng theo ý định tình yêu muôn đời và vô biên của Ngài.
Chúa đến để thần hoá con người, để thăng hoa mọi công trình của con người, để hoàn thành khát vọng sâu thẳm của con người. Đang khi đó, mọi ước muốn, toan tính và lựa chọn theo kiểu thế gian chỉ là những thoả đáng trần tục, tạm thời, có khi tiêu cực, nhiều khi không giải quyết được gì, mà còn gây khốn đốn cho cuộc sống làm người. Để hoàn thành cuộc đời của mình, tôi không thể chọn lựa một lối sống nào khác ngoài lối sống của Chúa Giêsu. Để sống như Ngài, tôi phải biết vui mừng đón nhận và tích cực phát triển những gì mà Chúa đã trao ban cho tôi, trong hoàn cảnh cụ thể của đời mình.

Lạy Chúa, con muốn chọn cuộc sống Chúa đã chọn;
Con muốn sống cuộc sống Chúa đã sống;
Con muốn hoàn thành định mệnh thận phận của cuộc đời con trong cuộc đời của Chúa.
Lạy Chúa, Chúa là niềm vui, là hạnh phúc, là sự chọn lựa và là sự no thoả của cuộc đời con, xin chúc tụng Ngài đến muôn đời. Amen.

.
Go to Top of Page

van

Tenore
177 Posts

Posted - 12/17/07 :  12:28  Show Profile  Email Poster Send van a Private Message  Reply with Quote
Cảm ơn Cha Thái Nguyên đã chia sẻ , trong lúc ăn trưa vừa ăn vừa đọc và tìm lại được sự quan phòng của Chúa trong những chia sẻ của Cha .
Kính mến
Văn

Edited by - van on 12/06/08 07:10
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 12/17/07 :  15:32  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Chọn Lựa.

Bác Micae thân mến,
Các bài viết của bác ngày càng thưa thớt dần trên diễn đàn, chắc ai cũng ngầm biết đời sống của bác đang là bận rộn lắm bác nhỉ. Chả bù với những ngày đầu bác tham gia forum, bác viết bài nhiều đến nỗi đọc….phát mệt, hì hì… Thế đấy bác ạ, đời sống bên này nó lôi ngươì ta đi hồi nào chẳng hay đấy. Nhưng những điều bác viết về cuộc sống bận rộn về công ăn việc làm và thái độ làm việc của bác, thật sự hầu như ai ai cũng đã và đang trải qua, khi bước chân vào mảnh đất :thiên đàng” hải ngoại này đấy bác. Và cái sức chịu đựng dẻo dai, cái tâm bền bỉ và cố gắng… của người Việt, thì đọc báo bác cũng thấy phần nào phải không? Nếu người Việt hải ngoại không có những nổ lực phi thường như thế, thì làm sao họ đã có thể đạt được nhiều thành quả trong bất kỳ khía cạnh của đời sống và làm cho các người bản xứ phải kiêng nể khả năng hòa nhập môi trường sống một cách nhanh chóng và hiệu quả như đã và đang thấy. Đó là em chỉ xin nói về những mặt tích cực, dĩ nhiên, về mặt tiêu cực, thì đọc báo bác cũng đã biết rồi, khỏi cần nhắc lại làm chi cho mệt bác nhỉ. Nhưng được cái, ở môi trường bên này, câu tục ngữ “Trâu chậm uống nước đục” không còn đúng mấy. Bác có nổ lực và kiên trì, bác sẽ dần dà tạo dựng cho mình cho gia đình mình một chỗ đứng, tuỳ theo khả năng mà mình có, phải không bác? Nếu mình biết chấp nhận và chẳng so đo với người đến trước sau.

Thế nhưng đọc tới chỗ bác viết:
quote:
…thậm chí cũng không có thời gian mà dự lễ Chúa Nhật nữa…
nhà em thấy hơi lo lo bác ạ. Bác bận chi mà đến cả Chúa Nhật, bác cũng chẳng có giờ đi lễ thế?! Chả phải là Thiên Chúa đã thành lập 7 ngày trong tuần và ngày thứ bảy…là Chúa đã cho bác nghỉ ngơi chút chút sao? Quá bận rộn, bác có thể bỏ ăn một hai bữa, nhưng bác chẳng thể bỏ ăn cả 24 giờ được. Cũng thế, chả nhẽ từ thứ Bảy đến Chúa Nhật bác chẳng nghe Chúa hỏi: “Micae, bộ con không thể đến với Thầy một giờ sao?”, hì hì…Hay là Chúa… ignore nhà bác rồi? Sướng thật, hì hì…Và như nếu bác không đi, thì ai sẽ chở vợ con nhà bác đi lễ đây? Nhà em nghĩ chắc cũng không cần thiết để chia sẻ thêm vơí bác về việc…đi lễ, là một điều…cần thiết nhỉ? Nhà bác xém là…triết gia rồi, nhắc lại chuyện đó e dư chút chút, hì hì…Thôi thì em mượn lời của cha Thái Nguyên noí vơí bác ở trên, quote lại cho bác đọc thêm lần nữa, rồi bác hiểu sao…kệ bác nhé:
quote:
Tuy nhiên, cậy trông hết lòng vào lòng thương xót Chúa thôi, chứ nỗ lực của bản thân mình cũng trồi lên sụt xuống hoài

Đọc tới phần mấy kết luận mà nhà bác tự rút ra, em cũng hơi...bức xúc (hai cái chữ quỷ ma này quả là universal, phù hợp trong mọi tình huống ...bí chữ, hì hì...), cho phép nhà em chia sẻ với bác dăm điều mộc mạc bác nhé.

- Kitô Giáo có sống trong bầu khí triết học Tây Phương không bác? Em đâu có thấy thế đâu, ít nhứt là nhà em hổng sống trong bầu khí ấy lâu đâu. Cứ nhảy ra nhảy vô hoài đấy chứ, tại bác không thấy em nhảy đấy, hì hì... Thân-Tâm là một rõ ràng trong quan niệm Kitô Giáo, qua một lời thư của thánh Phao-Lô "Anh em không biết thân xác anh em chính là đền thờ của Thiên Chúa sao?”. Bởi thế, theo em, không phải là triết Đông hay triết Tây có lý hơn, Đông-Tây đều là sản phẩm tư tưởng của con người, chỉ tuỳ vào cái tâm sống của người, và tùy vào cái thân nơi mình chọn gởi gắm mà thôi. Kitô Giáo không đi xa với cội nguồn ban đầu như bác nghĩ đâu bác ạ, hì hì...

- Em nhớ mang máng Lão Tử có nói “Đạo xuất ư thiên”. Đạo thật xuất từ trời, là vương đạo. Kitô Giáo nào có “Độc tôn chân lý” như bác nói, nhưng Thiên Chúa chỉ có một. Người trước, người sau, tỉ tỉ người chưa biết Chúa, nhưng chính Chúa Giêsu đã nhập thể, nhập thế, thì bác bảo nhà em phải nghĩ sao đây? Đồng ý, ai chưa biết, hoặc không biết, thì là chưa biết và không biết, nhưng kẻ đã biết, thì phải cần biết rõ ràng và nên khẳng định một cách ôn nhu rằng “là Thiên Chúa độc nhất, là Thiên Chúa chân thật”, để rồi xác tín với chính mình, khi nhìn rộng ra giữa cuộc sống nhân sinh trước sau. Mình nào có thể tôn thờ hết mọi thụ tạo siêu việt? hoặc sắp đặt mọi loài thụ tạo ngang hàng với Thiên Chúa: “Trong các người đã được sinh ra từ lòng mẹ, không ai cao trọng hơn Thánh Gioan Tiền Hô, nhưng kẻ bé mọn nhất trong nước Trời còn cao cả hơn ngài” (đó là Lời Chúa - chớ không phải lời em nhé, hì hì...). Lắng nghe thì nên, học hỏi thì càng nên hơn, nhưng mà xác tín là điều cần thiết, khi tìm hiểu về các lẽ đạo khác.

- Nếu giả như bác được “trực nghiệm tâm linh xuất hồn lên đến tầng trời thứ…nhất” thôi, nhà bác cũng chẳng cần “mửa ra hết” đâu. Vì tới tầng ấy, là bác đã đang đi trên đường chính đạo rồi, gần Chúa rồi, chẳng cần vào exit để rẽ vào xa lộ khác, mất thì giờ bác ạ. Vì đạo không là cái kiếm tìm mà là điều ẩn tàng trong cái đang sống, ấy mới là đạo. Nhà em nghĩ …bừa thế, hì hì… Bác mà có xuất hồn lên tầng thứ nhất, thì cho em biết và chỉ đường cho em xuất…giá với nhé, hì hì…

Như bác vẫn nói Tâm-Thân là một, bác cứ thiếu ngủ trầm trọng như thế, làm việc đầu tắt mặt tối tới cả không còn giờ để đi lễ như thế, ngáp ngắn ngáp dài như thế…thì Tâm và Thân sẽ thường là 2 phé hai nơi giống như bin xập xám đấy bác ơi. Coi chừng, nhiều khi là 2, 3,4,5,6… mà mình cứ tưởng Một ấy; “Trông gà hóa cuốc” ấy, hì hì…

Dông dài tán dóc với bác, thôi em xin kể một câu chuyện còn nhớ lõm bõm đã được đọc trong sách “Thiền Minh Họa” của Nhật Vũ lược dịch như sau, đọc cho vui bác nhé, rồi bác hiểu sao thì...mặc xác bác, hì hì...

Có một nhà sư tên Thế Hạnh, vân du khắp nơi, giao tiếp với những thiền sư nổi tiếng. Ngày kia lang thang tới một ngôi chùa nhỏ, gặp vị sư trụ trì. Tại đây ông ta hãnh diện tuyên bố trình độ giác ngộ của ông ta:

- “Trí tuệ, phật và tất cả đều là hư không…Đặc tính của vạn vật là hư không. Không giác ngộ; không tư dục; không kẻ sĩ; không phàm phu; không thưởng phạt…”

Nhà sư trụ trì đang ngồi gõ mõ, liền cầm cây gõ mõ…phang cho ông sư này một cái lên đầu đau điếng. Đầu u lên một cục, nhà sư tức tối, liền quát:

- “Ông làm gì vậy? Sao khi không lại đánh tui?”

Nhà sư trụ trì bèn thủng thỉnh trả lời:
- “Nếu tất cả là không, vậy sự nổi nóng kia từ đâu mà đến?”

Và sự kết luận:

“Không có tốt và xấu, không vui hoặc khổ; vạn vật vô vi”, ngay cả câu này cũng không đáng nói cho bất cứ ai. Nhà sư Thế -Hanh chỉ là hiểu sai lầm về Thiền!


Và thế, đọc bài chia sẻ của cha Thái Nguyên nói về “Sự Chọn Lựa”, thôi thì bác đọc và tự chọn lựa bác nhé. Bởi chưng con người trước khi “chọn” thì được “lựa” (như đi shopping vậy, hì hì…), chớ còn Thiên Chúa, thì chẳng lựa, Ngài đã “chọn” thế ngay từ đầu, bởi thế Ngài đã chẳng …trả giá, nhưng là Ngài đã trả cái giá ấy as it is, hì hì…


Kính cha,

Con cảm ơn cha lắm bởi đã cho con đọc ké bài chia sẻ về “sự lựa chọn”trên. Con chả dám khen cha nữa, sợ cha “nhột” hì hì…
Ấy thế, vào lễ Đêm Giáng Sinh năm nay, con được cha chánh xứ, ủy cho phần viết dăm dòng trước mỗi bài hát để …hướng dẫn tâm tình cộng đoàn thêm sốt sắng trong phần Vọng. Con đang bí ý, thì…vớ được bài viết này của cha, hì hì… Cha cho con mượn đỡ bài này để lấy ý (cả lời nhiều chỗ) để…phang vào đêm ấy nghe cha nhé. Hơi …đạo tặc, nhưng làm sao con viết thâm sâu như cha được, khi con không đi tu! Hì hì…
Dĩ nhiên là ăn cắp bài của cha, thì con phải nhớ đến cha trong lời cầu nguyện đêm ấy rồi, và cũng nhớ đến những nơi cha…yêu cầu nhớ giùm nữa. Con khoái cái mầu nhiệm “thông công” của hội thánh quá xá!
Con kính cha luôn an lành hồn xác, nguyện xin ân sủng Chúa Hài Đồng tuôn tràn trên cha xối xả như mưa ở Sài Gòn, để lòng tim cha luôn đẩm ướt tình Ngài, đặng lâu lâu cho chúng con ít…giọt!

Kính

PS. Sáng nay con có chút hứng dăm ý tưởng nghèo nàn, định ngồi viết bài trình lên cho cha chánh xứ trước, nhưng đọc bài của cha, thì coi như con "viết" đã xong rồi, dư chút giờ con mới ngồi...loạn bàn sự thế với nhà bác Micae, và viết đôi lời cảm ơn cha lăm lắm! hì hì...


Duc
Go to Top of Page

Huyen-Trinh

Soprano
41 Posts

Posted - 12/17/07 :  19:11  Show Profile  Email Poster Send Huyen-Trinh a Private Message  Reply with Quote
Con thì không dám lạm bàn về giòng nhạc của cha nhưng con chỉ muốn khoe với cha là ca đoàn chúng con có 1 anh ca trưởng "chuyên trị nhạc đáp ca của LM Thái Nguyên" 10 lần anh ấy phụ trách trông ca đoàn thì hết 9 lần rưỡi chúng con sẽ được hát nhạc của cha.

Con
Huyền Trinh

[quote]Originally posted by bachviet

LM Thái Nguyên – Dòng tâm tư khắc khoải!

Kính cha, ca đoàn của chúng con đã hát khá nhiều nhạc của cha từ 3 năm nay, có một lần tình cờ nào đó, lang thang trên net, con bắt gặp bài Đường Tin Yêu, thế là con in ra và suốt nguyên một buổi chiều ngồi bên đàn, chỉ hát một bài này, đến nỗi con thuộc từng chữ một của cả 3 PK. Thế từ đó, con bắt đầu tập cho cđ những bài hát của cha. Con download hầu như gần hết nhạc của cha rồi, không biết con có nợ cha nhiều quá không? Bởi thế khi nghe mọi người trò chuyện cùng cha, con luôn theo nghe ngóng và cũng định sẽ không nói gì, bởi những dòng nhạc mênh mang của cha đã là bao tâm tư con muốn nói, mà nói không được. Thì cha đã nói hết qua nhạc của cha rồi, con còn gì để nói nữa.

Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 12/18/07 :  14:14  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Dạ thưa cha Thái Nguyên,

Con đã "xào" bài viết của cha, rồi thêm ớt, tỏi, chanh, đường, muối, tiêu, bột ngọt... thành mấy lời bạt cho phần Vọng rồi, bảo đảm cha mà có đọc sẽ không nhận ra là của mình viết nữa đâu, hì hì...
Nhưng con xin phép hậu tạ cha một bài hát "cũ" cha nhé. Mộc mạc đơn sơ lắm, năm nào con có post lên đây, bây giờ biến đâu mất tiêu rồi, con post lại làm chút quà tặng cha nhé (quà cũ, gói giấy lòng mới), coi như cho phép con trả ơn cha chút đỉnh ấy mà. Cha nhâm nhi hát thử, có chi bậy bạ, xin cha cứ...phán cho một lời (thì linh hồn nhạc sẽ lành mạnh!) cha nhé.

Rất kính,

TB. Mà cha ạ, lâu nay cha có còn viết nhạc nữa không? Nếu có, thì bài nào là bài sau cùng, cha post lên cho con coi ké được không? (con chả dám...ăn cắp nữa đâu), Con chỉ muốn coi tâm tình cha dạo này mưa nắng ra sao thôi ấy mà.


Download Attachment: KHUC VO THUONG.sib
14.19 KB

Download Attachment: KHUC VO THUONG.pdf
41.86 KB


Người bạn vừa cho cái link để nghe phần hòa âm của bài hát trên. Chỉ mới là hòa âm thôi, cđ con đã chuẩn bị cả gần...3 năm nay rồi, mà chưa ra CD được (tại con lười!). Mời cha nghe phần hòa âm do Hoài Châu, đàn sĩ ghi-ta cũng đang là ca phó thánh nhạc, và qua tiếng đàn piano của cô pianist của cđ con. Nghe cũng khá...phê cha ạ. Hôm nào con hứng chí, cất cao giọng...gà-tồ của con đi thu băng, xong rồi post lên cho cha cùng các anh chị thưởng thức nhé, hì hì...
Kính,

Mời cha cùng qúy bác vào thưởng thức phần hòa âm:

http://www.cadoancungtram.com/ducpham/Khuc%20Vo%20Thuong.mp3

Edited by - bachviet on 12/19/07 13:25
Go to Top of Page

tranthe

CT/NC
322 Posts

Posted - 12/19/07 :  15:05  Show Profile  Email Poster Send tranthe a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by bachviet
Hôm nào con hứng chí, cất cao giọng...gà-tồ của con đi thu băng, xong rồi post lên cho cha cùng các anh chị thưởng thức nhé, hì hì...


Bác BáchViệt à, nghe phần nhạc của bài Khúc Vô Thường "đã" lắm đấy! Bác có cô pianist chơi đàn hay quá! Vậy thì Bác còn chần chờ gì nữa mà không phang ngay giọng gà-tồ vào cho anh em thưởng thức với! Giọng nào cũng có cái hay của nó cả, mỗi giọng hay một kiểu, cũng như đàn bà con gái người nào cũng có cái đẹp riêng của họ, mỗi người một vẻ (tớ cam đoan Bác nào trong chúng ta ai cũng khen vợ mình đẹp cả! Hì hì..).
Chúc Bác và ca đoàn một Giáng Sinh An Bình Hạnh Phúc
Thân mến
TranThe
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 12/19/07 :  16:18  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Chào bác Trần Thế,


quote:
... mỗi giọng hay một kiểu, cũng như đàn bà con gái người nào cũng có cái đẹp riêng của họ...

Bác thiệt là...quá xá đấy nhé! Ai chả biết thế, mà chỗ của cha mà sao lại đem ví von kiểu ấy, thì thiệt là nhà bác xúi em viết bậy bạ, hì hì...Em vừa tĩnh tâm, xưng tội chuẩn bị cho Noel rồi đấy bác (chớ không em dám cũng...phang sảng cho bác ít dòng đấy, hì hì...)
Để qua Noel nhà em lấy trớn cầm mi-cờ-rô...hét cho quý bác nghe, bây giờ lu bu quá, bây giờ mà hát thì hư bột hư đường thảy thảy!

Cảm ơn bác đã khen cô pianist cđ em, học trò cha Kim Long ấy bác, đánh piano hay thiệt và rất khoái nghe vọng cổ, hì hì...ngược đời thế!
Cảm ơn bác và chúc bác cùng gia đình...cũng giống như nhà bác chúc em nhé, hì hì...(hổm rày viết dăm tấm thiệp gởi, chúc loạn xà ngầu, hết ý, giờ chả biết chúc sao nữa, hì hì... bác thông cảm cho em mượn lời của bác nhé, Noel sau em chúc lại, sẽ mới mẻ hơn nhiều!)

Duc
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 01/04/08 :  10:52  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote
Xin chào các bác ,

Máy computer của Cha Thái Nguyên bị sao đó , nên Ngài nhờ em chuyển lời hỏi thăm các bác và gửi tặng 1 bài hát mới của Cha .......Thôi để em copy lại phần email của Cha gửi các bác nhe :

---------------------------------------------------------------------------------------

Tôi không biết cách post lên bài nhạc như thế nào, nhờ anh giúp nha. Cám ơn anh.

Cám ơn Chị Huyền Trinh đã giới thiệu anh Ca Trưởng rất tài tình của Chị . Chắc Ca Đoàn Chị hát hay lắm, nếu có thêm tay Pianist độc chiêu nữa thì tuyệt lắm nhỉ .

Anh Duc thân mến,
Theo đề nghị của anh về một bài sáng tác mới đây, tôi xin được gởi đến anh và quí anh chị bài VÍ NHƯ, giọng ca Nam bô. Thân mến .
Thái Nguyên.


------------------------------------------------------------------------------------

PS : Bác nào rảnh rỗi có thể chuyển giùm qua các dạng khác như .pdf , .htm hay .mid gì đó cho mọi người cùng hưởng ké , thì tốt quá . Cám ơn Cha TN và tất cả .


Download Attachment: 44. Vi Nhu-LMThaiNguyen.enc
18.64 KB


Edited by - tiencao05 on 01/04/08 11:09
Go to Top of Page

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 01/04/08 :  18:00  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
Xin mạn phép chuyển qua A4

Download Attachment: 44. Vi Nhu-LMThaiNguyen.enc
17.85 KB

Download Attachment: 44. Vi Nhu-LMThaiNguyen.mid
1.75 KB

Download Attachment: 44. Vi Nhu-LMThaiNguyen.pdf
46.22 KB

Edited by - hoangmusic on 01/04/08 18:16
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 12/05/08 :  17:33  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by LouisLong


Hoan hô bác TranTrungTruc lại có bài viết mới cho nhà cháu học hỏi thêm được LMNS Thái Nguyên, chắc bác cũng mõi tay chút rồi, LouisLong xin volunteer phụ bác một chút nhé, mạn phép Cha Thái Nguyên cho con post một số bản nhạc cúa cha:

(Font VNI's)

Download Attachment: LoiVong.pdf
34.32 KB

Download Attachment: ChuaXuongDoi.pdf
46.13 KB

Download Attachment: DangThanhTuHaiNhi.pdf
57.41 KB

Download Attachment: TinhKhucDemDong.pdf
45.37 KB

Download Attachment: DemTinhYeu.pdf
58.93 KB

Download Attachment: ChuaDaGiangSinh.pdf
35.62 KB

Download Attachment: ChuaDaDen.pdf
55.51 KB

Download Attachment: MotChuyenTinh.pdf
42.5 KB

Download Attachment: DemDongDangChua_01.pdf
45.65 KB

Download Attachment: DemDongDangChua_02.pdf
64.38 KB

Download Attachment: DemDongDangChua_03.pdf
39.74 KB

Download Attachment: DemHongAn.pdf
49.19 KB

Download Attachment: ChuyenMotTinhThuong.pdf
48.67 KB

Download Attachment: DangChuaHaiNhi.pdf
51.92 KB




Xin giới thiệu với các bạn những bài hát này đã được Lm Thái Nguyên phát hành trong CD "Tình Yêu Giáng Sinh" . Xin đọc lời giới thiệu tại đây:

1) GIOI THIEU CD TINH YEU GIANG SINH_Lm.Thai Nguyen

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3694

2) Tìm CD Nhạc Giáng Sinh mới

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=3691

3) Nghe thử mấy bài:

http://www.catruong.com/gioithieucd/thainguyen/tinhyeugiangsinh.htm


Trần Trùng Trục

[email protected]
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05