Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Bộ Lễ
 Chung quanh Bộ Lễ
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 03/18/03 :  08:25  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
(Góp nhặt từ mailbox cúa Nhóm Catruongcom)

Chào Anh chị em Ca truong ,

Em nghe anh đoàn truong của em (mới di VN về) nói : bây giờ ở VN bộ lễ Vào Đời đang thịnh hành ??? có phải thế không ??? có anh chị em nào đang ở Vn thì xin để ý giúp cho ... nếu qủa thế thì họ hát "chui" hay đã có phép của Ban Thánh Nhạc ???

Lời nói này gây khó khăn cho em , em thì đang cố gắng áp dụng Phụng vụ vào thánh ca , còn lời tuyên bố này thì có vẻ như đi ngược lại ... hihih... cứu em với các đại ca ơi .
Chúc Chúa Nhật an lành ,

MT
____________________

Hi,
Nếu nói là "đang thịnh hành" thì có lẽ không đúng lắm! Thịnh hành nhất có lẽ là vào khoảng hơn 20 năm trước thôi, bây giờ thì hơi khác rồị Khi tôi về VN vào tháng 6 vừa qua, tham dự mấy thánh lễ Chúa Nhật ở một số nơi khác nhau, tôi thấy họ dùng bộ lễ Seraphim, ngay cả giáo xứ của tôi (trước dây toi la Ca Truong, đa tap 2 bo le Vao Doi cho ho). Một số thánh lễ cho trẻ em, người ta dùng các bộ lễ của cha Hoàng Kim.
Trừ ở những thành phố lớn, còn ở những thành phố nhỏ và thôn quê điều kiện rất khó khăn, ca trưởng không được huấn luyện, không có tài liệu để học hỏi về phụng vụ và theo dõi những tin tức. Các bài hát thì out of control, không biết bài nào đã imprimatur bài nào chưa, bởi thế mới có nhiều chuyện ở Vietnam bay giờ....
Sống ở hải ngoại, mình có nhiều điều kiện để học hỏi các văn kiện và tài liệụ...
Không biết mà làm thì còn chấp nhận được, biết mà không làm thì mới đáng tội!
Chút ý mọn,

HVH
______________________

MT thân,
Thật ra mà nói rằng bộ lễ Vào Đời đang thịnh hành ở VN thì có lẽ hơi chủ quan đấy, vì có lẽ anh ta đã đi tham dự thánh lễ ở một số nhà thờ có các ca đoàn giới trẻ chăng, hay ở những ca đoàn đó các ca trưởng chưa từng học hỏi và đọc qua các văn kiện chăng?? Ngay cả giáo xứ của tại hạ ở VN cũng có một ca đoàn giới trẻ hát bộ lễ không đúng bản văn, do chính anh ca trưởng sáng tác, và lấy lý do rằng để thu hút giới trẻ. Khi Cha Kim Long huấn luyện lớp phụng vụ ở Houston mà tại hạ và một số anh em đã tham dự Ngài có nói ở VN đã có 90% các ca đoàn đã thay đổi chỉ còn ở hải ngoạị Như vậy thì đâu phải là thịnh hành đâụ Có lẽ là trước đây thì phảị Trở lại vấn đề MT đã đọc nhiều thông báo, văn kiện và các bài viết về phụng vụ Thánh Nhạc rồi thì dù ai hù dọa hay nói ngược nói xuôi gì thì mình vẫn phải vững như kiềng 3 chân chứ, sao lại yếu lòng và yếu nhân đức tin thế. Nếu có sự cho phép của Ban Thánh Nhạc của HDGM VN thì các đại ca đã cho post lên "lét" ngay rồị MT đừng quên rằng anh Đỗ Vy Hạ là friendly và thường xuyên liên lạc với Đức Cha Hoà, Cha Mi Trầm là những người trong Ban Thánh Nhạc của HDGMVN. Ở đây cũng có nhiều anh chị em trẻ thic'h hát những bộ lễ vui nhộn, có nhịp điệu thế nhưng mình phải giải thích cặn kẽ hay đọc để huấn luyện cho ca viên hiểu biết về những thông cáo hay huấn thị đó thì họ không còn ca thán gì nữạ Nếu MT cũng không nói được, tại hạ đề nghị đưa các bản văn này cho Cha đang coi xứ của mình, rồi ngài xuống nói chuyện với ca đoàn, tin chắc rằng không ai dám hó hé gì nữa đâụ Chúc an vuị
Thân,

Lê Hùng
______________________

Kg các anh chị ca trưởng,
Từ các anh chị, em mói học biết dược là không nên hát bộ lễ Vào đờị Nhúng mà thực sự em không biết bộ lễ này ra sao cả. Giáo xứ em từ hồi xưa dến giờ vẫn hát có một bộ lễ thôi, nhưng em không biết bộ lễ đó tên là gì, và có phải là bộ lễ Vào đời không nua+~. Nếu anh chị nào có, xin có thể gửi ra một bản dể em coi cho biết mà tránh và coi là giáo xứ em có đang hát bộ lễ đó không.
Xin đa tạ,

T.H.
__________________________

1. Bo Le Vao Doi (cha Thanh Tam) có kinh Thuong Xot: "xin thương xót Chúa ơi!..." và kinh Chiên Thiên Chúa "Dây là Chiên Thiên Chúa, Đấng gánh tội trần gian"
2. Bo Le Ta Di Vao Doi (cha NGuyen Van Trinh) có kinh thương xót: "Lạy Chúa xin dủ tình thương xót chúng con"... và kinh Chiên Thiên Chúa " Lạy Đức Kitô, Ngài là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian..."
3. Còn một bộ lễ nữa... hehhehe... có kinh thuong xot: "Lay Giave khoan nhân, xin Ngài thương xót chúng con"... :-)

hvh
__________________________

Chào các ACE,
Ca đoàn em thì ngày xửa ngày xưa cũng hát 2 bộ lễ nàỵ Nhưng bỏ lâu rồi vì tụi em nghĩ là nó không theo đúng nguyên bản như khi chúng ta đọc trong Thánh Lễ. Vậy đó có phải là lý do mà các bộ lễ Vao Doi không đựợc phép hát nữa không? Hay là có lý do nào khác? Hôm nọ có AC nào hỏi về bộ lễ của Cat Minh. Hình như bộ lễ ấy cũng có câu na ná là "xin Chúa dủ tình", đâu có đúng nguyên văn đâu, nhưng lại được phép chuẩn để hát, phải không anh HVH? Vậy là sao ạ?

Dũng
__________________________

Sai với bản kinh phụng vụ nhiều hay ít là do các Dức Giám Mục địa phương cứu xét để imprimatur, điều này khó mà biết được . Đôi khi cũng tùy theo bộ lễ dành cho Thánh Lễ trẻ em hay người lớn nữạ..
Xin chia sẻ với các anh chị chút cảm nghiệm sau nhiều năm làm Ca Trưởng, lối suy nghĩ và sinh hoạt của tôi đã thay đổi rất nhiều khi chọn bộ lễ và bài hát. Ngày xưa không những tôi thích hát các bộ lễ Vào Đời, mà còn sáng tác một bộ lễ tương tự nữa:
1. Bổn phận của CT là tìm và chọn những bài hát sao cho đúng với Phụng Vụ của mỗi thánh lễ, hơn là tìm những bài hát mới lạ. Nhưng nếu có được cả 2 thì càng tốt.
2. Ca đoàn giữ một vai trò quan trọng để hướng dẫn cả cộng đoàn cùng hát. Việc ca hát trong phụng vụ là của mọi người chứ không phải chỉ có ca đoàn và mọi người im lặng nghe.
3. CT có nhiệm vụ hợp tác với cha xứ cùng tất cả anh chị em để phục vụ Chúa hơn là chỉ nghĩ đến cá nhân mình hay ca đoàn mình...

Bộ lễ nên thật đơn giản (dễ hát) để mọi người cùng tham gia thì tốt.

hvh
_________________________

ACE thân mến,
Tôi là người đã hỏi về bộ lễ của nhạc sĩ Cát Minh sau khi đọc phần trả lời của cha An-rê Đỗ Xuân Quế cho "Thắc Mắc về Bộ Lễ" (xin xem http://www.catruong.com/chiase/thacmac_bole.htm).
Nhân dịp nhóm thảo luận về bộ lễ, tôi cũng xin có vài ý kiến như sau: Như một số anh em đã nêu lên là nếu biết mình làm sai mà cứ tiếp tục làm là thành ra "bậy". Trong năm 1992, giáo xứ tôi (hồi đó còn là cộng đoàn) có in một cuốn sách nhạc. Vì không được hướng dẫn nhiều về thánh nhạc nên chúng tôi (tôi là người chịu trách nhiệm cho việc này) đã in những bộ lễ không đúng theo với bản văn cố định. Không những vậy, sau đó tôi còn "giúp" cho ca đoàn tìm và hát những bộ lễ "mới lạ trẻ trung" (!?). Đến vài năm trước đây, tôi bắt đầu có dịp tìm tòi học hỏi nhiều hơn về thánh ca thánh nhạc nên mới biết mình đã làm saị Cái khó hiện nay của tôi là "undo" những cái sai mà mình đã làm. Hiện nay tôi tạm thay cho ca trưởng và cố gắng thận trọng trong việc chọn bài hát, kể cả các bộ lễ. Phản ứng của cha xứ (sao cũng được), anh trưởng ban Mục Vụ và ca viên là nên kiếm những bài hát "trẻ trung" và "mới lạ" để hát. Hát bộ lễ Sêraphim và của cha Kim Long hoài nhàm quá. Tôi trả lời là theo lý luận đó, nếu cha xứ nhà mình cứ tự tiện thay đổi liên tục lời đọc trong các nghi thức phụng vụ để khỏi nhàm chán thì các bạn nghĩ saọ Cho đến nay, tôi vẫn còn giữ đdược lập trường của mình trong việc tuân theo "lịnh trên" (các thông cáo của HDGMVN và các bài viết của các cha trong Ban Thánh Nhạc). Cũng may là trước khi "mang tạm" nhiệm vụ ca trưởng này, tôi đã làm việc khá lâu trong Hội Đồng Giáo Xứ (12 năm) nên các bạn ca viên biết tôi không phải là người bảo thủ... nên khi nghe tôi giải thích thì họ "có vẻ" thông cảm cho hìhì. Lời khuyên của tôi với các ACE chưa có hát những bộ lễ không được chuẩn thì không nên đem vào vì khi muốn "undo" thì khó khăn lắm lắm :-))) Ngoài bộ lễ, tôi cũng "được" đưa đề nghị là nên mang trống đàn vào nhà thờ "để chơi" thường xuyên hơn. Câu trả lời của tôi cho cha xứ và một số người khác là: "Cha cho con biết phương tiện mà cha không cho con biết mục đích... Xin cha cho con biết mục đích. Con nghĩ là tùy theo phụng vụ mà chọn bài hát; và tùy theo bài hát mới chọn nên có trống đàn hay không?" Đến nay thì "có vẻ" là ổn định. Xin ACE cầu nguyện giúp cho tôi thêm chút sức mạnh tinh thần ;-)
Thân mến,

TP



HoangHung

NC/CT
1196 Posts

Posted - 10/14/04 :  07:13  Show Profile  Email Poster Send HoangHung a Private Message  Reply with Quote
Có vài anh chị em thắc mắc là đâu có văn bản nào cấm hát Bộ Lễ này Bộ Lễ nọ đâu!?

Riêng cá nhân của tôi, xưa nay tôi chưa thấy một văn bản nào cấm hát một bài hát nào rõ ràng cả, nhưng có rất nhiều sự hướng dẫn của các vị trong giáo quyền.

Thí dụ một số các bài hát về Thánh Thể có những câu như: "Con thờ lạy Chúa Giêsu, đang náu thân trong hình bánh", ".. trong Thánh Thể Chúa cả càn khôn, hằng náu thân...", "... Thờ lạy Chúa ... uy quyền khả ái trong hình bánh náu thân.." Tất cả dùng chữ "náu thân" là không đúng, vì đó là Chúa thật! Dù là không đúng, nhưng cũng không có văn bản nào nói cấm hát, chỉ nói cho chúng ta biết để chúng ta đừng dùng nữa thôi. Xin đọc thêm tài liệu của cha Nguyễn Duy: http://www.catruong.com/nguyenduy/nd16_diemlai.htm

Riêng về Bộ Lễ của cha Nguyễn Văn Trinh, đọc tài liệu của cha Xuân Quế, nguyên đặc trách Thánh Nhạc của TPHCM cũng có nêu khá rõ ràng. Xin được trích ra đây:

... Vậy bộ lễ do linh mục Nguyễn văn Trinh dệt nhạc kể là đi xa với qui định của Thánh bộ Phụng Tự, như Huấn thi thứ Ba viết :. "Những bản văn Kinh thánh hay Phụng vụ đã có truyền thống lâu đời (kinh Vinh danh, Lạy Chiên Thiên Chúa v.v…). Những bản văn trình bày đức tin của Hội thánh (như kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha).Tất cả các bản văn đó phải được dịch cách trung thực và sẽ dệt nhạc trên các bản văn đó không được thay đổi gì." (Bản văn các bài ca trong thánh lễ", bài thuyết trình của linh mục Kim Long ngày 1.2.1996 trong HLMC số 26 trg. 3)

Đây là bài viết của cha Dao Kim về Bộ Lễ này:
...Ngay cả bộ lễ của tác giả Nguyễn Văn Trinh "Lạy Chúa xin dủ tình thương xót chúng con', dùng điệu nhạc Slow Rock mà làm cho bản kinh mất ý nghĩa hoặc lập đi lập lại một câu y như người nói lắp. Ví dị trong kinh Vinh Danh: "là Chúa/ Cha toàn năng, Ngài sáng/ tác bao kỳ công... Người đã gánh muôn tội tình, muôn tội tình, của trần gian, của trần gian... Ngôi Ba là tình yêu, là tình yêu, là tình yêu... một tình yêu sẽ vô biên". Chúng ta đâu phải tiên tri để nói rằng tình yêu Chúa sẽ vô biên? Thực sự Thiên Chúa đã là vô thủy vô chung, tình yêu của Ngài cũng đã là vô biên rồi!

Trích từ bài thuyết trình "Bản Văn Các Lời Ca Trong Thánh Lễ" của cha Kim Long (1996):
... Từ những ý kiến đóng góp, mọi người đã biểu quyết đồng ý với linh mục Kim Long về việc xử dụng những bài ca có bản văn cố định trong Thánh Lễ, như bộ Lễ, câu tuyên xưng sau truyền phép, kinh Lạy Cha: "Chỉ được phép xử dụng những sáng tác theo bản dịch của HÐGM đã được Tòa Thánh châu phê" (Cho đến nay, bản văn chính thức vẫn là bản văn cũ).

Với nghị quyết trên, đề nghị Ðức Cha ra thông cáo cụ thể và ban Thánh Nhạc tìm cách phổ biến rộng rãi cho mọi người biết để thực hiện nghiêm chỉnh.


Trích từ "Những Bản Văn Phụng Vụ" của Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết, Ủy viên kiểm duyệt Thánh Ca, Giáo phận TPHCM về các Bộ Lễ:

I. PHẦN THƯỜNG LỄ : (Không được tự ý thay đổi)

Bộ lễ : gồm Kinh Thương xót, Kinh Vinh danh, Kinh Tin kính, Kinh Thánh Thánh Thánh và Kinh Chiên Thiên Chúa. Một số nơi còn hát những bộ lễ mà lời không đúng với bản văn Phụng vụ. Để cử hành đúng Phụng vụ thì cần phải chấm dứt tình trạng này.


Nếu chúng ta là những Ca trưởng Công Giáo, đã đọc và hiểu biết những điều nên hoặc không nên, thì chúng ta cũng "nên" tuân theo vậy.

[email protected]
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 10/14/04 :  10:03  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
Nói Với Các Bạn Tôi
về Chuyện Dài Bộ Lễ

Đỗ Vy Hạ

Vừa qua trong hộp thư của Nhóm Ca Trưởng, có một hai yêu cầu được đọc thấy tận mắt những chứng từ liên quan đến nguồn tin cho rằng Giáo quyền đã từ lâu ngăn cấm việc sử dụng Bộ lễ “Ta Đi Vào Đời” của LM Nguyễn Văn Trinh và Bộ lễ “Vào Đời” của LM Thành Tâm, hoặc nguồn tin cho rằng các ngài đã "rút lại bản quyền" (sao lại dùng cụm từ này?), hoặc đã công bố rằng Bộ lễ các ngài viết không phù hợp, v.v. và v.v... Sự thực là có đốt đuốc đi tìm khắp thế gian cũng chẳng tìm đâu ra những chứng từ với những lời lẽ đao to búa lớn như thế!

Tuy nhiên, căn cứ trên một số qui định của Ban Thánh Nhạc trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) về tính cách cố định của bản văn Bộ lễ, nhiều cây bút phê bình thánh nhạc đã ít nhiều đề cập đến tính cách “không phù hợp với Phụng vụ, cách riêng với Thánh lễ” ở hai Bộ lễ nói trên. Có bài được viết với lối phân tích nhẹ nhàng, thông cảm, nhưng cũng có bài được viết với lối phê phán bất nhân nhượng, không dung tha. Xin được phép trích dẫn một vài ý kiến dưới đây:

- "...Ở hải ngoại có những ca đoàn cũng sử dụng nhạc thánh ca vào đời nhưng gói trọn trong một số ít bài, chẳng hạn như chỉ hát bộ lễ Vào Đời của Nguyễn Văn Trinh gắn với bài Lạy Chiên Thiên Chúa của Thành Tâm, và một số ít bài ở nhịp điệu rumba, twist, tango. Công bình mà xét, ngoài những bài thuộc bộ lễ phải theo những qui định dùng lời đúng theo bản kinh Phụng vụ mà một số bài không hội đủ tiêu chuẩn cần phải xét lại, nhiều bài khác không dở, nếu được hát đúng mức độ và trình bày vừa phải với các nhạc cụ và trống bộ như một thời được trình diễn ở các thánh lễ giới trẻ tại trung tâm Đắc Lộ, Sài Gòn thì phải nói là hay..." (đọc "Người Trẻ Hát Nhạc Thánh Ca Vào Đời" của Nguyễn Văn Thông ở http://www.nguoitinhuu.com).

- "...Sau thánh lễ, ngài nói nhỏ với tôi rằng bài “Kinh Tin Kính" của Thành Tâm đã được chính tác giả nhìn nhận không được phép hát thay Kinh Tin Kính. Sau đó có dịp khác đề cập đến một vài khía cạnh của Thánh nhạc, ngài cũng cho biết Cha Thành Tâm trong một cuộc hội thảo về Thánh nhạc đã nói rõ rằng những câu “con tuyên xưng", cũng như “chính nhờ Người, với Người và trong Người" mà nhiều nơi quen hát là thiếu sót, không đúng tinh thần bản văn Phụng vụ và vì thế không được hát trong Thánh lễ" (đọc "Ít giờ phút với Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hoà" của LM Vũ Hùng Tôn ở http://vietcatholic.net/thanhnhac/thumuc/hoanhac.html).

- "...Vậy bộ lễ do LM Nguyễn Văn Trinh dệt nhạc kể là đi xa với qui định của Thánh Bộ Phụng Tự, như Huấn Thị thứ ba viết: "Những bản văn Kinh thánh hay Phụng vụ đã có truyền thống lâu đời (kinh Vinh Danh, Lạy Chiên Thiên Chúa v.v...), những bản văn trình bày đức tin của Hội Thánh (như kinh Tin Kính, kinh Lạy Cha), tất cả những bản văn đó phải được dịch cách trung thực và sẽ dệt nhạc trên các bản văn đó không được thay đổi gì" (đọc "Thắc Mắc Về Bộ Lễ" của LM Đỗ Xuân Quế ở http://www.catruong.com).

- "...Riêng hai bộ lễ của Nguyễn Văn Trinh và Thành Tâm đã đưa đến nhiều hiểu lầm cho giới trẻ, là làm sao thì làm, miễn là thành một bài hát để hát, và để ban nhạc tha hồ vung vít theo điệu SlowRock là được..." (xem "Âm Nhạc Trong Thánh Lễ" của LM Dao Kim ở http://www.nguoitinhuu.com/phungvu/amnhac.html).

Dường như chỉ có bấy nhiêu tài liệu liên quan đến hai Bộ lễ nói trên được phổ biến rộng rãi (còn tài liệu nào khác nữa không???). Đâu có thấy chỗ nào xác định một cách minh bạch rằng Ban Thánh Nhạc trực thuộc HĐGMVN ngăn cấm việc sử dụng hai Bộ lễ này!? Dầu vậy, qua những qui định và những chỉ dẫn cụ thể về việc sáng tác và cách sử dụng Bộ lễ của Ban Thánh Nhạc trong các Thông Cáo, qua những bài diễn giải các Thông Cáo đó của các tác giả Đỗ Xuân Quế, Kim Long, Nguyễn Duy, Dao Kim, Xuân Thảo..., chúng ta BẮT BUỘC PHẢI HIỂU rằng không nên dùng trong Phụng vụ, trong Thánh lễ những Bộ lễ nào không dệt nhạc theo đúng bản văn cố định của Ban Phụng Tự (trừ phi được Thẩm quyền địa phương cho phép sử dụng trong một vài Thánh lễ dành riêng nào đó - xem thêm "Thánh Ca Trong Phụng Vụ" của LM Kim Long, trang 58).

Khi nói rằng "không nên dùng trong Phụng Vụ, trong Thánh Lễ", chúng ta cũng có thể nói mà không sợ sai rằng người ta vẫn có thể hát hai Bộ lễ nói trên và cả những Bộ lễ khác vốn không theo đúng bản văn qui định, trong những khung cảnh cầu nguyện, những môi trường sinh hoạt tâm linh, đạo đức khác ngoài Phụng vụ, ngoài Thánh lễ. Trước kia Beethoven, Bach, hoặc Bruckner cũng đã từng sáng tác những Bộ lễ không phải để dùng trong Phụng vụ mà là để trình diễn như những tác phẩm nghệ thuật!

Như vậy thì tội tình gì mà Cha Nguyễn Văn Trinh và Cha Thành Tâm phải "loại bỏ đi" những đứa con nghệ thuật mà các ngài đã hơn một lần dày công mang nặng đẻ đau chứ?! Những tác phẩm này vẫn có thể được sử dụng ngoài khung cảnh Phụng vụ kia mà! Cho tôi đoán mò: chưa chừng những tác phẩm này trước đây đã từng được một vị Thẩm Quyền địa phương nào đó cho phép dùng thử nghiệm mà chúng ta không hề được biết, và cho đến bây giờ vẫn chưa rút phép lại, như trường hợp Bộ lễ của tác giả Cát Minh theo lời kể của LM Đỗ Xuân Quế trong bài “Thắc Mắc Về Bộ Lễ”. Dù có hay không, có lẽ chúng ta cũng cần giúp các ngài một tay, bằng cách quyết tâm sử dụng đúng nơi đúng chỗ Bộ lễ các ngài đã dệt nhạc.

Bàn thêm một chút nữa về những chỉ dẫn sáng tác Bộ lễ của Ban Thánh Nhạc. Trong Thông Cáo số 2 (Góp Ý Về Việc Chuẩn Nhận Các Bài Thánh Ca Dùng Trong Phụng Vụ), đề mục 4a ghi: "Trong Phụng Vụ, nhất là trong Thánh Lễ, một số bản văn có tính cách cố định thì không ai được thay đổi vì bất cứ lý do gì, dù để dễ hát...". Trong Thông Cáo số 3 (Hướng Dẫn Sáng Tác và Sử Dụng Các Bài Hát Trong Thánh Lễ), đề mục 3a ghi: "...phải theo sát bản văn đã được HĐGM chuẩn nhận và được Toà Thánh châu phê, in trong sách lễ Rôma: không được thay đổi vì bất cứ lý do gì". Khi kết hợp hai câu nói trên đây, tôi hiểu cụm từ "theo sát bản văn" là "theo đúng bản văn" (chứ không phải chỉ là “theo gần gần đúng bản văn” mà thôi). Tự điển Tiếng Việt do Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội - Hà Nội giảng nghĩa chữ "sát" là: "gần đến mức như tiếp giáp, không còn khoảng cách ở giữa".

Một vài người trong giới Ca trưởng chúng ta còn chia sẻ thêm rằng điều làm họ hoang mang, khó hiểu không chỉ là từ ngữ được dùng trong Thông Cáo, nhưng còn là một hai sự kiện được nghe thuật lại. Thông Cáo do ĐGM Nguyễn Văn Hoà ký ban hành VIẾT như vậy, nhưng trong bài tường thuật "Ít giờ phút với ĐC Phaolô Nguyễn Văn Hoà", LM Vũ Hùng Tôn ghi nhận Đức Cha Hoà đã trao đổi (NÓI): "Lời phải cố gắng theo sát bản văn phụng vụ chính thức, tuy có thể thay đổi ít chữ cho phù hợp với tiết nhạc, nhưng không thể dùng những bài quá xa về lời cũng như ý của bản văn chính thức, điển hình như kinh Tin Kính của Thành Tâm...". Thêm vào đó là sự kiện Bộ lễ của tác giả Cát Minh, mặc dù không theo đúng nguyên văn cố định, nhưng đã được Đức Cố TGM Nguyễn Văn Bình cho phép dùng thử nghiệm từ bao lâu nay (đọc "Thắc Mắc Về Bộ Lễ" của LM Đỗ Xuân Quế). Và còn nữa, Bộ Lễ Ca Lên Đi 2 của LM Kim Long có thêm chữ "nguyện" trong kinh Thương Xót vẫn được sử dụng từ lâu lắm rồi (chắc hẳn cũng đã từng được vị Thẩm Quyền nào đó chuẩn nhận).

Vậy, phải hiểu như thế nào mới đúng? Với tôi, câu chuyện cũng đơn giản thôi! Luật là luật. Muốn đi trong đường hướng của Giáo Hội, chúng ta phải tuân giữ luật lệ của Giáo Hội. Nhưng mà... tôi đã từng học được ở đâu đó câu nói "Luật cũng có luật trừ". Điều này giải thích tại sao có những Bộ lễ không hoàn toàn sát, không tuyệt đối đúng với bản văn cố định đã được Giáo Quyền cho phép sử dụng và tại sao Đức Cha Hoà đã trao đổi (nói) không giống như đã viết trong Thông Cáo. Khi ban hành luật lệ và đưa ra những qui định trên văn bản, trên giấy trắng mực đen cho mọi người không-phân-biệt-một-ai thi hành, thiết nghĩ đấng Thẩm Quyền cần phải rõ ràng minh bạch, nói một là một, hai là hai. Nhưng khi xét duyệt cụ thể, tiếp xúc với từng trường hợp một, tôi tưởng nghĩ đấng Thẩm Quyền chắc là KHÔNG QUÁ KHẮT KHE như kiểu nói "dù một chấm một phẩy trong luật cũng không được bỏ qua" đâu! Nhất là khi những "thêm bớt" của một tác giả nào đó hoàn toàn hợp lý và không hề đánh mất đi ý nghĩa nguyên thủy của bản văn! (Tôi có lạc quan quá không nhỉ?)

Nói như thế, tôi KHÔNG HỀ CÓ Ý KHUYẾN KHÍCH những ai có ý định sáng tác Bộ lễ cứ tùy tiện thêm bớt vào bản văn, cũng KHÔNG CÓ Ý TIN CHẮC 100% rằng đấng Thẩm Quyền rồi sẽ "du di" trong việc thi hành luật lệ và những qui định. Vậy thì trước hết và trên hết, cứ theo đúng nguyên văn, cứ tuân theo luật lệ và những qui định là... thượng sách! Thực tình ở đây tôi chỉ muốn chia sẻ chút hiểu biết nhỏ nhoi của tôi về cái thắc mắc rằng tại sao đấng Thẩm Quyền lại "viết một đàng, nói một nẻo, làm một nơi", đồng thời cũng muốn biện hộ, bênh vực một tí cho những gì vốn đã từng làm cho giới sinh hoạt Thánh nhạc tại hải ngoại chúng ta ngộ nhận...

Vì là “chuyện dài” nên tôi xin được lạm bàn thêm một chút về cách sử dụng Bộ lễ. Mới đây một anh bạn trong giới Ca trưởng nêu lên câu hỏi này là "Có thể nào hát kinh Thương Xót và kinh Vinh Danh của Bộ lễ Mẹ Vô Nhiễm, kinh Thánh Thánh Thánh của Bộ lễ La Vang, kinh Chiên Thiên Chúa của Bộ lễ Thánh Ca Tiệc Ly 2 trong cùng một thánh lễ không nhỉ?" (Nguyễn Khải Nguyên)

Bộ lễ (dịch từ tiếng La-tinh “Missa”) là một tổng hợp các kinh Thương Xót, Vinh Danh, Tin Kính, Thánh Thánh Thánh, Vinh Tụng Ca và Lạy Chiên Thiên Chúa. Đúng như tên gọi của nó, Bộ lễ phải được sáng tác trong một tổng thể, với một bố cục đồng nhất, các phần đều phải liên quan và kết hợp chặt chẽ với nhau, từ nhạc đề, âm thể đến giai điệu, nhạc sắc, v.v... Mỗi phần tự nó không thể được tách rời để làm một toàn phẩm, nhưng cả 6 phần phải được liên kết lại với nhau để cấu tạo nên một toàn phẩm (xem “Motu Proprio”, số 11, Catholic Encyclopedia). Vậy thì khi trình tấu, chúng ta cũng phải hát Bộ lễ trong một toàn phẩm, bộ nào ra bộ nấy, không nên pha trộn các Bộ lễ lại với nhau, cho dù những Bộ lễ ấy có cùng một âm thể, mang cùng một giai điệu, hay của cùng một tác giả.

Lễ Các Đẳng 2003
Đỗ Vy Hạ




Go to Top of Page

Chua Nhat

CT/NC
8 Posts

Posted - 10/02/06 :  04:25  Show Profile Send Chua Nhat a Private Message  Reply with Quote
Kính chào các bậc đại huynh!
Em mới nghiên cứu về Thánh nhạc khoảng 20 năm trở lại nên so với các đại huynh em cần học hỏi nhiều ờ các đại huỵnh tuy tuổi đời sắp bước vào U5.
Hồi nhỏ mấy thằng bạn rủ đi học lớp ca trưởng ở nhà thờ Huyện Sĩ do bác Hải Linh dạy hay chạy xuống ngả sáu hoc Hoà âm cha Tiến Dũng, mà có chịu học dâu (chắc là hồi nhỏ thấy bụt nhà không thiêng)cứ theo mấy thằng bạn đời vác đờn đi học bí kíp ngoài đời không biết trong đạo là 1 kho tàng âm nhạc phong phú Khi quay trở về với Chúa như người con hoang về ôm chân cha, chỉ còn biết thút thít: này con dây, Chúa muốn còn làm gì:Không biết có phải Chúa nói không? Nhưng chắc chắn Chúa không nói :(Hãy xa ta ra, mọi sự khốn kho..) cũng hiểu tí ti phúc âm về chuyện nén bạc, nhưng áp dụng cũng hơi khó vì không lẽ day nhảy đầm, ôm đàn hát tán gái......mang vô nhà thờ.
Thôi thì cố gắng nhớ lại những ngày thấy bác Hải Linh trình diễn, tập hát, mở lớp ca trưởng ở nhà thờ Mai Khôi khi các thầy,các sơ theo lớp huấn luyện mà hồi đó em còn bé lắm ngồi coi như coi diển kịch vậy đó, đôi khi cười vô tư khi bác la học trò hay những chuyện đột xuắt: có sơ đang đánh nhịp, lùi khỏi buc đứng , té cái bich vẫn bình tĩnh đánh nhip như thường (nếu sơ đó có đọc dòng này, xin tha cho con trẻ....)hay ở Huyện Sỉ, chuyên viên rủ mấy thằng bạn đi uống càphê sau khi tan học lớp ca trưởng của bac.
Khi vào nghiên cứu Thánh nhạc, đã dẫn tới tàu hoả nhập ma một thời gian vì nhạc dời nhạc đạo có những bản nhạc có âm điệu na ná giống nhau không biết cái nào có trươc. Thế là thằng bé đi hỏi cha xứ (cũng là 1 nhạc sĩ linh mục, hihiihihi, vì cha xứ là nhạc sĩ trước khi làm cha). Ông cha xứ chỉ khuyên, ông cứ tập hát theo đúng phụng vụ là được rồi, đừng thắc mắc nhiệu Tới cái chuyện bộ lễ, thấy các đại huynh tìm tòi những tài liệu về Thánh ca hay quá: bộ nào hát bộ nào không nên hát nên thằng bé cũng trình bày với cha xứ . Cha xứ trả lời cũng hay: mai mốt ban Thánh ca còn ra bô mới hơn nữa, lúc đó tập bộ đó, còn bây giờ hát sao giữ vậy (nhà thờ của em vẫn hát bộ lễ vào đời của 2 cha Thành Tâm và Nguyễn Văn Trinh, đã thế còn mix với nhau, vui đáo để .
Em không biết nói sao, chỉ biết vâng lời đấng bản quyền, vì sự vâng lời là của lễ toàn thiêu.
Go to Top of Page

tiencao05

CT/NC
736 Posts

Posted - 10/02/06 :  05:15  Show Profile  Email Poster Send tiencao05 a Private Message  Reply with Quote

Khi vào nghiên cứu Thánh nhạc, đã dẫn tới tàu hoả nhập ma một thời gian vì nhạc dời nhạc đạo có những bản nhạc có âm điệu na ná giống nhau không biết cái nào có trươc. Thế là thằng bé đi hỏi cha xứ (cũng là 1 nhạc sĩ linh mục, hihiihihi, vì cha xứ là nhạc sĩ trước khi làm cha). Ông cha xứ chỉ khuyên, ông cứ tập hát theo đúng phụng vụ là được rồi, đừng thắc mắc nhiệu Tới cái chuyện bộ lễ, thấy các đại huynh tìm tòi những tài liệu về Thánh ca hay quá: bộ nào hát bộ nào không nên hát nên thằng bé cũng trình bày với cha xứ . Cha xứ trả lời cũng hay: mai mốt ban Thánh ca còn ra bô mới hơn nữa, lúc đó tập bộ đó, còn bây giờ hát sao giữ vậy (nhà thờ của em vẫn hát bộ lễ vào đời của 2 cha Thành Tâm và Nguyễn Văn Trinh, đã thế còn mix với nhau, vui đáo để .
Em không biết nói sao, chỉ biết vâng lời đấng bản quyền, vì sự vâng lời là của lễ toàn thiêu.

[/quote]
Chao ban,
Toi cung da tung hoc lom Thay Hai Linh duoc vai chieu, nhung sau 30 nam mua may, nay roi rung gan het, mung cho ban van con nho that nhieu. Ve BOLE, toi cung da tung tap cho cadoan hat 2 Bole Vao doi cua cha Thanh Tam va cha Nguyen van Trinh. Nhung sau do duoc hoc hoi voi cac "su phu" tren catruong forum, biet minh sai nen bo luon. Hien nay chung toi hat BOLE VAO DOI 2006 cua cha Thanh Tam, rat hay va tre trung. Truoc khi tap, toi con copy ca con dau Imprimatur cua Duc Hong y Saigon Pham minh Man, trinh len cho Cha xu va moi nguoi cung xem. Sap toi co thoi gian se tap them cac BOLE CA LEN DI moi cua cha Kim Long ma anh An Thanh moi post len, cung da duoc Imprimatur boi Duc GM Phu Cuong dang hoang.
Con ve y kien cua cha xu anh, toi xin chiu thua, sao anh khong Copy cac tai lieu huong dan ve Ban kinh phung vu moi cua HDGMVN, va cac thong bao ve thanh nhac do Duc Cha Nguyen van Hoa ky de trinh len cha xu anh doc, co post o day, tin chac ngai se thay doi y kien ngay...
neu moi nguoi con biet "vang loi dang ban quyen" la cac Giam muc VN.
Than ai trong Duc Kito.


TIEN CAO
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05