Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 B. Chọn Bài Hát & Tìm Bài Hát
 Bộ Lễ
 Dệt nhạc cho Bộ Lễ KYRIE và Thánh vịnh Đáp ca
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 04/18/10 :  17:33  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
(Bài nhận được qua email - dovyha)


Những câu hỏi và trả lời
liên quan đến việc dệt nhạc cho Bộ Lễ KYRIE và Thánh Vịnh Đáp Ca



I.

Thư của Đức cha chủ tịch UBTN.HĐGMVN:
Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Giám mục Nha Trang
phụ trách Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc
thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

Kính gửi:
Đức giám mục Albert Malcolm Raljith
Thư ký Bộ Phụng tự và Kỷ Luật Bí tích
00120 Cité di Vatican
Réf. Prot 217/94/L

Vấn đề : Việc soạn nhạc cho bộ lễ Kyrie và Thánh Vịnh Đáp Ca bằng tiếng Việt

Thưa Ngài,
Với tư cách người phụ trách Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc, tôi mong có được từ Ngài những chỉ dẫn về việc soạn nhạc cho một số phần của Thánh lễ, cụ thể, phần Thánh vịnh Đáp ca và bộ lễ Kyrie.
Thư của Ngài đề ngày 8/2/1994, số 3b, đã trích dẫn các bản văn phụng vụ vốn “phải được dịch một cách trung thành và người soạn nhạc sẽ soạn các âm điệu cho các bản văn này nhưng không được sửa các bản văn”.

1. Chúng tôi thấy bộ lễ Kyrie và Thánh vịnh Đáp ca không nằm trong danh sách các bản văn liên quan.
Vậy chúng tôi có thể từ đó rút ra kết luận là các bản văn (chính thức) của bộ lễ Kyrie và của Thánh vịnh Đáp ca có thể được thích nghi theo các yêu cầu của việc soạn nhạc?

2. Chúng tôi có thể làm như vậy không chỉ đối với các điệp ca mà cả với thánh vịnh của chính các bài ca nhập lễ, hiệp lễ (như số 3c của bức thư đã nói) và dâng lễ?

3. Vì trong tiếng Việt của chúng tôi, mỗi từ có thể có sáu dấu khác nhau, âm của mỗi dấu có một độ cao tương đối nào đó, và ý nghĩa của từ thay đổi tùy theo mỗi dấu.
Do đó, nhạc của câu thánh vịnh thứ nhất không thể thích nghi với bất cứ câu thánh vịnh nào khác. Từ đó, việc soạn nhạc cho Thánh vịnh Đáp ca hay cho bất cứ bài ca thánh vịnh nào khác quả là khó khăn đối với chúng tôi.
Cho tới nay, chúng tôi đã cố gắng tìm cách để có thể hát thánh vịnh bằng ngôn ngữ của chúng tôi. Nhiều giải đáp khác nhau đã được giới thiệu, nhưng không có giải đáp nào làm thỏa mãn được cả. Điều các nhà soạn nhạc chờ đợi hơn hết đối với việc hát thánh vịnh, đó là họ được phép thích nghi bản văn theo yêu cầu của việc soạn nhạc. Và Thánh vịnh Đáp ca, ngoài hình thức đáp ca, liệu các nhà soạn nhạc có thể soạn dưới hình thức ca khúc không?

Tôi hy vọng rằng một khi hiểu rõ các khó khăn của ngôn ngữ chúng tôi trong lĩnh vực này, Ngài sẽ đưa ra những chỉ dẫn cần thiết.
Xin Ngài nhận nơi đây tấm lòng thành của tôi.

Nha Trang, ngày 10/11/2008
Phaolô Nguyễn Văn Hòa
Giám mục Nha Trang
phụ trách Ủy ban Thánh nhạc toàn quốc
thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam



II.

Thư trả lời của Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích về Bộ lễ Kyrie và Thánh Vịnh Đáp Ca

Kính gửi:
Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Hòa,
Giám mục Nha Trang,
Chủ tịch Ủy ban Thánh nhạc Toàn quốc
22 Trần Phú – Nha Trang – Việt Nam

Prot. N. 643/09/L
Vatican, ngày 3/2/2010

Thưa Ngài,
Bộ Phụng tự và Kỷ Luật Bí tích rất sẵn lòng được trả lời thư của Ngài về việc soạn các âm điệu cho các bản văn phụng vụ tiếng Việt, đặc biệt, cho bộ lễ Kyrie và cho các Thánh vịnh Đáp ca như sau:

1. Trong thư chúng tôi gửi Ngài vào năm 1994 cũng về vấn đề này, chúng tôi đã không nói tới bộ lễ Kyrie và các Thánh vịnh đáp ca, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng đây cũng là những bản văn phụng vụ của Ordo Missae và của việc cử hành Lời Chúa.
Do đó, chuẩn mực được áp dụng cho các bản văn phụng vụ khác cũng có giá trị cho các bản văn thuộc hai trường hợp này, nghĩa là, “có thể soạn các âm điệu cho các bản văn này nhưng không được sửa các bản văn”.

2. Về bản văn của các Thánh vịnh Đáp ca bằng tiếng Việt, Ngài có trình bày những khó khăn trong việc soạn các âm điệu vì tiếng Việt có tới sáu dấu, bởi vậy việc cho các dấu của ngôn ngữ hòa hợp với các nốt nhạc qủa rất khó.
Bộ hiểu nỗi khó khăn này, nhưng đồng thời, Bộ cũng tin tưởng rằng Ủy ban Thánh Nhạc thuộc Hội đồng Giám mục sẽ tìm ra những giải đáp thỏa đáng để có được những âm điệu hay và xứng hợp cho các bản văn này (xin xem Huấn dụ De Liturgia Romana et Inculturatione [Về Phụng vụ Roma và việc Hội nhập văn hóa, 25 /01/ 2004, số 40).

Nếu mỗi âm điệu đều đòi hỏi phải sửa đổi đôi chút bản văn, cho dù là những lời rất đơn giản, thì tình trạng của các bản văn phụng vụ chính thức này cuối cùng sẽ ra sao? Bản văn phụng vụ chắc chắn sẽ lộn xộn. Các nhạc sĩ công giáo Việt Nam khi được các Đức Giám mục yêu cầu sáng tác các âm điệu cho các bản văn phụng vụ, thì cũng được yêu cầu chấp nhận hy sinh cần thiết trong việc soạn các âm điệu theo các chuẩn mực của Giáo Hội liên quan đến vấn đề.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể cứu xét các chỉ dẫn trong Institutio Generalis Missalis Romani, số 61, và trong các Praenotanda của Ordo Lectionum Missae, số 89.
Các số nêu trên của các văn kiện này viết: “để cộng đoàn có thể đáp lại Thánh vịnh một cách dễ dàng hơn, chúng ta đã tập hợp một số bản văn được chọn của các Thánh vịnh và của các điệp khúc cho các mùa phụng vụ khác nhau trong năm hay cho các bậc lễ kính Thánh khác nhau. Mỗi khi cần hát thánh vịnh, chúng ta có thể sử dụng các tập hợp này thay cho bản văn tương ứng với bài đọc”. Hội đồng Giám mục cũng có thể áp dụng lời khuyên này và tìm ra những bản văn được chọn của các Thánh vịnh và điệp khúc để hát thay cho các bản văn được đề nghị trong Sách Bài đọc (xem Ordo Lectionum Missae, các số 173-174).

3. Về phần các bài ca nhập lễ, dâng lễ và hiệp lễ, chúng ta sẽ theo các chỉ dẫn trong Institutio Generalis Missalis Romani, các số 48, 74 và 87.
Các chỉ dẫn này cho biết, ngoài một số chuyện khác, rằng chúng ta có thể hát một bài ca thích ứng với phần lễ, với ngày lễ hay với mùa phụng vụ mà bản văn đã được Hội đồng Giám mục phê chuẩn. Do đó, Hội đồng Giám mục có thể phê chuẩn các bản văn của các bài ca được hát khi nhập lễ, dâng lễ và hiệp lễ, nếu trước đó chưa phê chuẩn.

Tôi xin nhân dịp này bày tỏ với Ngài lòng quý mến và sự tận tình của tôi trong Đức Kitô, Chúa chúng ta.

+ J. Augustine Di Noia, OP
Tổng giám mục Thư ký



UB Thánh nhạc - HĐGMVN

LouisLong

Basso
574 Posts

Posted - 04/19/10 :  10:50  Show Profile  Email Poster Send LouisLong a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn Anh Đỗ Vy Hạ đã phổ biến "Những câu hỏi và trả lời liên quan đến việc dệt nhạc cho Bộ Lễ KYRIE và Thánh Vịnh Đáp Ca" rất có giá trị này! Hy vọng rồi đây Ủy Ban Thánh Nhạc HĐGMVN sẽ có thông báo chính thức hướng dẫn sử dụng cũng như dệt nhạc cho Thánh Vịnh Đáp ca cho đúng theo như thư trả lời từ Bộ Phụng tự và Kỷ Luật Bí tích(!?).

Nhân tiện trong thư trả lời có nhắc đến để cộng đoàn có thể đáp lại Thánh vịnh một cách dễ dàng hơn, chúng ta đã tập hợp một số bản văn được chọn của các Thánh vịnh và của các điệp khúc cho các mùa phụng vụ khác nhau trong năm hay cho các bậc lễ kính Thánh khác nhau. Mỗi khi cần hát thánh vịnh, chúng ta có thể sử dụng các tập hợp này thay cho bản văn tương ứng với bài đọc”., xin mạn phép trích lại đây vài chi tiết từ 1 bài viết của Đức Cha Hòa về vấn đề hát Thánh Vịnh, thiết nghĩ có thể liên quan đến trích dẫn trên chăng:

a. Chọn thánh vịnh đáp ca
"Thánh vịnh thường lấy ở sách bài đọc, bởi vì thánh vịnh đều liên quan mật thiết với bài đọc ; bởi đấy việc chọn lựa thánh vịnh tùy thuộc vào các bài đọc. Nhưng để cộng đoàn có thể hát thánh vịnh đáp ca một cách dễ dàng hơn, thì mỗi khi có thể chọn câu đáp ca và thánh vịnh chung cho từng mùa trong năm, hoặc chung cho từng đẳng các thánh để dùng thay thế cho những bài đi theo các bài đọc liên hệ" (QCTQ sách lễ rô-ma, 1969)
Cụ thể, sách Lectionarium I (1970) trang 861 có in sẵn 10 câu đáp ca và một số thánh vịnh dùng cho cả năm, thật là tiện lợi cho những người soạn nhạc và các xứ đạo. Các câu đáp và các thánh vịnh đó như sau :
- Câu đáp :
* Mùa Vọng : Xin Chúa đến cứu chuộc chúng con
* Mùa G.S : Lạy Chúa, hôm nay chúng con đã nhìn thấy vinh quang Chúa.
* Mùa Chay : Lạy Chúa, xin nhớ lại ân tình và tín nghĩa của Chúa
* Mùa P.S : Ha-lê-lui-a (2 hay 3 lần)
Quanh năm :
• Khi hát với thánh vịnh ca tụng :"Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ" hoặc "Lạy Chúa, chúng con tạ ơn Ngài, công trình Ngài xiết bao kỳ diệu" hoặc "Hát lên mừng Chúa một bài ca mới".
• Khi hát với thánh vịnh cầu xin :"Chúa gần gũi với những ai kêu cầu Chúa" hoặc "Lạy Chúa, xin nhận lời và cứu độ con" hoặc "Chúa là Đấng từ bi nhân hậu".
- Thánh vịnh : mỗi lần chỉ chọn một thánh vịnh và mỗi thánh vịnh chỉ chọn một số câu. (xem chi tiết các thánh vịnh chung, HLMC 3 trang 21)


Tham khảo thêm:
The Lectionary for Mass - Second USA Edition(Sunday Volume, 1998; Weekday Volumes, 2002)
Common Responsorial Psalms:
http://catholic-resources.org/Lectionary/1998USL-Psalms-Alleluias.htm

LouisLong

Edited by - LouisLong on 04/19/10 12:19
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 04/19/10 :  20:31  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Đọc cả hai lá thư trên, chúng ta được hiểu thêm nhiều vấn đề khá rõ ràng hơn:

1) Thánh vịnh Đáp ca (là Thánh Vịnh đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa trong Thánh Lễ,- chứ không phải là Thánh Vịnh trong sách Thánh Kinh hoặc Thánh Vịnh thường đọc trong Phụng Vụ các giờ kinh - cũng được kể là những bản văn Phụng Vụ không được thay đổi .

"Do đó, chuẩn mực được áp dụng cho các bản văn phụng vụ khác cũng có giá trị cho các bản văn thuộc hai trường hợp này, nghĩa là, “có thể soạn các âm điệu cho các bản văn này nhưng không được sửa các bản văn ".


Ví dụ bản văn nguyên thuỷ trong sách của Giáo Hội Việt Nam đã dịch như thế nào, và đã Imprimatur rồi thì ... "người đời" không được quyền thay đổi bất cứ vì lý do gì.

2) Lý do chính yếu Đức Tổng giám mục Thư ký đưa ra là:

"Nếu mỗi âm điệu đều đòi hỏi phải sửa đổi đôi chút bản văn, cho dù là những lời rất đơn giản, thì tình trạng của các bản văn phụng vụ chính thức này cuối cùng sẽ ra sao? Bản văn phụng vụ chắc chắn sẽ lộn xộn. Các nhạc sĩ công giáo Việt Nam khi được các Đức Giám mục yêu cầu sáng tác các âm điệu cho các bản văn phụng vụ, thì cũng được yêu cầu chấp nhận hy sinh cần thiết trong việc soạn các âm điệu theo các chuẩn mực của Giáo Hội liên quan đến vấn đề."


Anh Đỗ Vy Hạ có biết đây đã là Thông Cáo chính thức để mọi người chúng ta phải thi hành, hay cũng mới chỉ là những thư tù trao đổi giữa các văn phòng với nhau thôi .

Phần của anh LouisLong trích dẫn, theo mình nghĩ chỉ là phần hướng dẫn cho câu đáp cho cả cộng đoàn đọc hay hát, chứ không phải là câu xướng cho Ca Đoàn hay người hát Solo .

Tôi cũng thấy rất nhiều nhạc sĩ, ví dụ Lm Thái Nguyên, Lm Mi Trầm, ... đã soạn rất nhiều Đáp Ca đầy đủ cho toàn bộ các năm A,B,C, ... và thưòng cũng đi xa những qui luật này (sửa đổi lời cho hợp với âm điệu). Không biết chúng ta đã có thông cáo nào không được xử dụng những bản hát Đáp Ca không hợp với chỉ thị như trên này không ? Hay là thư trả lời cúa Đức Tổng giám mục Thư ký J. Augustine Di Noia, OP đã là chính thức rồi .

3) Theo tinh thần của lá thư trả lời trên thì các ca trưởng chọn những bài hát "theo ý Thánh Vịnh" để hát thay cho Đáp Ca thì càng đi sai qui luật này của Phụng Vụ .

Trần Ngọc Đăng

[email protected]

Edited by - Trantrungtruc on 04/19/10 21:06
Go to Top of Page

dovyha

CT/NC
653 Posts

Posted - 04/20/10 :  11:50  Show Profile  Email Poster Send dovyha a Private Message  Reply with Quote
1. Hai lá thư được đăng tải trên đây chỉ là sự trao đổi hỏi - đáp giữa hai Đức giám mục đặc trách, chứ không phải là huấn thị, thông cáo của Bộ Phụng Tự hoặc của Ủy ban thánh nhạc trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN). Tuy nhiên, những trích dẫn rải rác trong Thư trả lời của ĐGM Thư ký Bộ Phụng Tự chính là những huấn thị, những chỉ dẫn và qui định của Toà Thánh buộc phải thi hành.

2. Theo cách hiểu của ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hoà được trình bày trong thư gởi Bộ Phụng tự trên đây (đề mục 1), việc sáng tác và sử dụng các Thánh vịnh Đáp ca theo lối thích nghi (nghĩa là có thể thay đổi trong-chừng-mức-cho-phép bản văn đã được Toà thánh phê chuẩn) của nhiều tác giả và của các cộng đoàn Công giáo Việt Nam lâu nay đã được Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN chấp thuận. Vậy thiết nghĩ chúng ta không nên khẳng định việc làm trên đây là hoàn toàn sai qui luật Phụng vụ.
Dù sao, theo tinh thần bức thư trả lời của ĐGM Thư ký Bộ Phụng tự, có lẽ rồi đây Ủy ban Thánh nhạc trực thuộc HĐGMVN sẽ có thông cáo hoặc chỉ thị về vấn đề này. Chúng ta nên kiên nhẫn chờ xem...

3. Trích dẫn phía trên đây của anh LouisLong chỉ là một đề mục (số 173) trong "những bản văn được chọn của các Thánh vịnh và điệp khúc để hát thay cho các bản văn được đề nghị trong Sách Bài đọc (xem Ordo Lectionum Missae, các số 173-174)".
Đọc tiếp ở số 174, chúng ta sẽ thấy danh sách các bản văn Thánh vịnh Đáp ca đã được Giáo Hội lựa chọn và cho phép sử dụng theo từng mùa Phụng vụ hoặc theo từng loại lễ, như dưới đây:
- Mùa Vọng: TV.24 (như CN 1 Vọng-C); TV.84 (như CN 2 Vọng-B);
- Mùa Giáng sinh: TV.97 (như lễ Giáng sinh-ban ngày);
- Tuần lễ Hiển linh: TV.71
- Mùa Chay: TV.50 (như thứ Tư lễ Tro); TV.90 (như CN 1 Chay-C); TV.129 (như CN 5 Chay-A);
- Tuần Thánh: TV.21 (như CN lễ Lá);
- Mùa Phục sinh: TV.117 (như CN Phục sinh); TV.65 (như CN 6 PS-A);
- Mùa Thường niên: TV.18B (như CN 3 TN-C); TV.26 (như CN 3 TN-A); TV.33 (như CN 19 TN-B); TV.62 (như CN 12 TN-C); TV.94 (như CN 4 TN-B); TV.99 (như CN 11 TN-A); TV.102 (như CN 7 TN-A); TV.144 (như CN 14 TN-A).

dovyha

Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05