Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 C. Thánh Nhạc, Ca Đoàn
 C1. Thánh Nhạc
 CẤM HAY KHÔNG CẤM
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

TamNguyenVN

Others
31 Posts

Posted - 01/12/06 :  01:41  Show Profile  Email Poster Send TamNguyenVN a Private Message  Reply with Quote
Thưa Bạn Francis Dang cùng tất cả Quý Vi.
Nhân đọc bài viết của Bạn thắc mắc về một vài bài thánh ca mà Bạn nghe "cô giáo dạy tôi dệm piano có nói bài nầy bị cấm hát trong phụng vụ!". Thắc mắc của Bạn là chính đáng, vì lâu nay chúng ta vẫn thường nghe nói bài này hay bài kia bị "cấm hát" vì lý do nào đó .
Theo chúng tôi được biết thì có những bài thánh ca quen thuộc đã sử dụng hàng chục năm trước đây, nhiều người thuôc nằm lòng, nhưng sau này vì một yếu tố nào đó (nhất là về lời ca) không phù hợp với Giáo lý và ý nghĩa Thần học nên đã được sửa chữa lại hoặc bị loại bỏ hẳn .
Trong trường hợp bài "Trên con đường về quê" (Nguyễn Khắc Xuyên) thì câu "... mà vắng bóng Mẹ, con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai ?" được xem là sai Thần hoc. Nếu như theo lời ca của bài này thì trên con đường về Quê Trời chúng ta chỉ có Mẹ là nguồn trông cậy duy nhất . Vậy ... Chúa đâu nhỉ ?! Vì thế sau này phần lời ca đã được sửa lại là "... con bước đi bình an, vững tin ngày mai" nghe đúng hơn và tích cực hơn . Như vậy thật ra bài này đã được sửa lời ca lại cho phù hợp chứ không phải là bị "cấm hát". Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác tương tự
Trong tập sách HÁT CỘNG ĐỒNG (bản mới 2005) của Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Nha Trang, ở Lời nói đầu Linh mục - Nhạc sỹ Mi Trầm có viết: "Trước đây nhiều người thường hiểu là Chúa Thánh Thần xức dầu và sai đi rao giảng Tin Mừng . Nhưng ý đúng là Thiên Chúa xức dầu Thánh Thần rồi Thiên Chúa sai đi, chứ không phải Chúa Thánh Thần sai đi . Do đó chúng tôi sẽ loại bỏ những bài có nội dung không đúng với ý nghĩa Thần học như đã nêu trên đây".
Cũng trong Lời nói đầu này viết tiếp: "Trong các bài hát Chầu Thánh Thể trước đây, một số tác giả thường dùng chữ CHA để chỉ Chúa Giêsu, trong khi chữ CHA được dành để chỉ Thiên Chúa Cha . Những bài hát nào dùng sai thì chúng tôi loại bỏ, những bài đã sửa đổi vài từ cho đúng ý nghĩa Thần học thì chúng tôi tiếp tục tuyển chọn".
Thật ra vẫn có một số Ca đoàn sử dụng bài hát rất tuỳ tiện . Ca trưởng hặc người có trách nhiệm chọn bài không theo sát ý Phụng vụ, thậm chí sử dụng cả những bài không phải là thánh ca và không được phép sử dụng trong Phụng vụ . Chúng ta cần lưu ý rằng không phải tất cả các bài hát Công giáo đều là thánh ca và không phải bài nào cũng được phép hát trong Phụng vụ! Chúng tôi đã từng nghe một Ca đoàn tại Saigon hát lễ Mùng Hai Tết Ất Dậu 2005 sử dụng bài "Công đức sinh thành" (Dương Thiệu Tước)! Bài này rất hay, giá trị của nó thì chắc không ai phủ nhận . Nhưng mang một bài nhạc đời vào hát trong Thánh lễ thì thật là ... hết biết!
Theo chúng tôi nghĩ, vai trò và trách nhiệm của Ca trường rất lớn trong việc chọn bài . Việc này đòi hỏi ở người Ca trưởng là sự hiểu biết về Phụng vụ, Giáo lý, Kinh Thánh ... Nếu có điều gì chưa rõ thì nên xin ý kiến của Linh mục Quản xứ .
Cấm hay không cấm ? Như Bạn đã viết: "chẳng thấy thông báo chính thức nào cả" và "... cấm thì cấm, đường ta ta cứ đi". Thật ra tất cả các lĩnh vực khác về tôn giáo cũng như xã hội, luật quy định là một lẽ, còn chấp hành luật lệ như thế là tuỳ thuộc vào ý thức của mọi người . Chính chúng ta phải có sự hiểu biết về công việc mình đang làm và có ý thức "tự cấm mình" làm sai!




TamNguyenVN

QuynhGiao

Soprano
33 Posts

Posted - 01/12/06 :  10:03  Show Profile  Email Poster Send QuynhGiao a Private Message  Reply with Quote
Anh TamNguyenVn mến:
Quỳnh Giao đang tìm bài hát "Trên Con Đường Về Quê" với lời mới đã được tác giả sửa lại cho đúng với tín lý. Nếu anh có lời mới của bài này thì cho Quỳnh Giao xin nhé! Cám ơn anh rất nhiều!
TT
Go to Top of Page

ndh

Basso
339 Posts

Posted - 01/12/06 :  10:24  Show Profile  Email Poster Send ndh a Private Message  Reply with Quote
Chào Quỳnh Dao
Lời mới chỉ khác lời cũ có vài chữ thôi:
Trên con đường về quê mà CÓ bóng Mẹ, con BƯỚC ĐI BÌNH AN, VỮNG TIN NGÀY MAI

Trên con đường về quê mà CÓ bóng Mẹ, con VỮNG TIN NGÀY MAI, BƯỚC ĐI BÌNH AN
Thân
Ninh Doãn Hùng


Go to Top of Page

hungcuongpham

4 Posts

Posted - 01/12/06 :  16:46  Show Profile  Email Poster Send hungcuongpham a Private Message  Reply with Quote
Thân Chào Các Anh Chị .
Nhân đọc lại bài của TamnguyenVN ( Phải nói là đọc lại vì đã có rất nhiều ý kiến về những bài tương tự như trên ) . Nhưng tất cả ý kiến xây dựng đều vô ích . Chẳng phải lỗi ở Ca Trưởng ( Vì rất nhiều Ca Trưởng không biết bài hát đã bị cấm hát vì sai phục vụ ) Kể cả Giáo Dân và kể cả Cha Quản Xứ ( Cha chính xứ )vì tất cả không ai biết gì cả . Theo mình có lỗi chăng là ở các Bề Trên , Các Giám Mục Địa Phận , Ban Đặc Trách Thánh Nhạc v.v... Đã không làm tròn bổn phận của mình để cho tất cả giáo dân , tất cả Ca Đoàn và tất cả các Cha đều biết rõ về tất cả Thông báo về những Bài Hát bị cấm và đã sửa lại lời hát .
Lâu lắm rồi 3 , 4 năm gì đó mình cũng có thắc mắc tương tự , những anh chị em nào biết những bài hát nào bị cấm làm ơn cho tất cả đều biết để chúng ta cùng thống nhất làm chung ( Đề nghị này anh chị trong nhóm Ca Trưởng đã quan tâm đặt vào mục B5 nhưng sau đó toàn là ý kiến của tự cá nhân chứ không phải của Ban Đặc trách về Thánh Nhạc nên trang này đã bị xóa bỏ , mình rất đồng ý với anh chị trong nhóm Ca Trưởng đã xóa bỏ mục này)
Làm sao để Các Ca Trưởng và Các Cha biết bài nào được phép chuẩn để hát trong nhà thờ , khó khó lắm . Kể cả trong trang Ca Trưởng ( xin lỗi vì đã đụng chạm ) những bài hát được đăng trong Mục tìm Bài , trong Mục Bài Hát Chia Sẻ ....Theo mình nghĩ có nhiều bài đã chưa được phép để hát trong nhà thờ , và cả những Bài Hát của các Cha ( xin dấu tên ) đã được hát rất nhiều trong nhà thờ , nhưng khi mình có Tập Thánh Ca của Cha thì mình lại sợ ... và khi đi nhà thờ khác nghe Ca Đoàn khác hát tự nhiên mình tự hỏi . Lỗi tại ai ??? Lỗi tại ai ???? Trong lời mở đầu Cha đó đã viết như vầy :"Chắc qúi vị đồng ý với chúng tôi rằng không phải tất cả những bài tâm ca đều là Thánh Ca . Vậy, việc xử dụng những bài tâm ca này trong những giờ phụng vụ cần được sự phê chuẩn của những vị có thẩm quyền " (Như vậy những bài này Cha ...đã chưa xin phép chuẩn )
Xin bỏ lửng ý nghĩ trên đây để các anh chị nghĩ xem Ai sẽ có lỗi trong việc đưa những bài hát này vào Nhà Thờ .
Theo ý nghĩ của mình dù khó khăn tới đâu nếu Các Bề Trên nhận biết và sửa đổi để những bài hát trong tất cả Nhà Thờ đi đúng với phục vụ là việc cần thiết phải làm , và bắt buộc phải làm , không thiên vị , không sợ sệt vì phải mất lòng ai .
Với kỹ thuật tân tiến hiện nay việc này chẳng có gì là khó , giả sử lập 1 trang web của Ban Đặc Trách về Thánh Nhạc , ghi rõ CHỈ NHỮNG BÀi HÁT ĐƯỢC ĐĂNG TRONG TRANG NÀY ĐÃ ĐƯỢC PHÉP CHUẨN HÁT TRONG NHÀ THỜ . ai muốn xin phép chuẩn thì cứ gửi tới trang này, bài nào có lời sai và đã được sửa cũng ở trang này , Có Thông Báo gì mới cũng nơi trang này , Các Ca Trưởng có hướng đi đúng, Các Cha Xứ cũng đỡ lo, và khắp mọi nơi không có cảnh xào xáo bài này được hát bài kia không ....
Vài ý mọn nói lên để đỡ tức vì làm Ca Trưởng để phục vụ mà có nhiều người chửi qúa . Có gì đụng chạm xin các Cha và anh chị bỏ qua cho , chỉ là ý nghĩ để mong sao Thánh Nhạc Việt Nam đỡ lủng củng hơn thôi . Cám ơn



Go to Top of Page

HungTheTruong

Others
32 Posts

Posted - 01/12/06 :  17:45  Show Profile  Email Poster Send HungTheTruong a Private Message  Reply with Quote
Anh HungCuongPham,
Tôi rất đồng ý với anh. Tại sao ban Thánh Nhạc của HDGMVN không có một website nào để giáo dân cũng như ca đòan tham khảo về thánh ca phụng vụ ? Xin hỏi ban Thánh Nhạc của Giáo Hội Công Giáo VietNam có hay không?
HungTruong

Go to Top of Page

TamNguyenVN

Others
31 Posts

Posted - 01/15/06 :  17:54  Show Profile  Email Poster Send TamNguyenVN a Private Message  Reply with Quote
Xin chân thành cảm ơn các Bạn đã cùng tham gia thảo luận về vấn đề này . Thật ra TN cũng đã và đang băn khoăn với câu hỏi "Tại sao ban Thánh Nhạc của HDGMVN không có một website nào để giáo dân cũng như ca đòan tham khảo về thánh ca phụng vụ ?" TN cũng chỉ là một giáo dân và là thành viên trong Ban Thánh Nhạc của một Giáo phận ... Phải chi Ban Thánh Nhạc - HĐGM Việt Nam lập một website thông tin về thánh nhạc thì hay biết bao! Thiết nghĩa đây là điều rất cần phải làm . TN đã từng là Ca Trưởng và hiểu rất rõ sự "vất vả" của các Anh Chị Em Ca Trưởng . Điều TN muốn nói đến trên đây là có một số Ca Trưởng rất tùy tiện trong việc chọn bài hát để tập cho Ca Đoàn của mình . Dĩ nhiên chúng ta có thể lý giải là vì các Đấng Bề Trên không có thông báo chính thức và cập nhật nên không ai biết, và vì "không biết cho nên không có tội". Tuy nhiên TN cũng đã từng gặp những trường hợp tùy tiện quá đáng như mang nhạc đời vào hát trong Thánh lễ (chẳng hạn bài Công đức sinh thành như đã nêu trên, hoặc bài Ngày tân hôn - nhạc ngoại quốc, lời Việt).
Cuối cùng thì có lẽ chúng ta cũng đều nhất trí với nhau một điều rằng: Ban Thánh Nhạc - HĐGM VN cần có một hình thức nào đó để có thể phổ biến rộng rãi và cập nhật các thông tin về Thánh nhạc cho tất cả Anh Chị Em Ca Trưởng cũng như giáo dân khắp nơi . Một website thông tin chính thức của Ban Thánh Nhạc có lẽ không phải là một việc khó .
Chân thành cảm ơn Quý Vị và các Bạn và kính chúc một Năm Mới bình an, tràn đầy ơn phúc .


TamNguyenVN
Go to Top of Page

QuynhGiao

Soprano
33 Posts

Posted - 01/17/06 :  08:03  Show Profile  Email Poster Send QuynhGiao a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn anh "ndh" nhiều nhé! Không hiểu sao, Quỳnh Giao lại có bài Trên Con Đường Về Quê với lời khác hẳn lời anh cho..... "Trên con đường về quê, cùng bước với Mẹ. Con chẳng lo ngại chi, vững tâm mà đi. Trên con đường về quê cùng bước với Mẹ, con chẳng lo ngại chi vững tâm mà đi. Quỳnh Giao lại nghe "đồn" phong phanh là hình như tác giả có sửa lại đôi chút phần phiên khúc luôn thì phải. Không biết tin này đúng hay sai, nếu đúng thì anh chị nào có lời mới, làm ơn cho QG xin nhé! Cám ơn các anh chị rất nhiều!
TT
Go to Top of Page

thanhdenver

CT/NC
44 Posts

Posted - 01/19/06 :  09:01  Show Profile  Email Poster Send thanhdenver a Private Message  Reply with Quote
Bài Trên con đường về quê - tôi thấy có bản ĐK được sửa là : Trên con đường về quê - Mà có bóng Mẹ - Con vững thêm niềm tin - Bước đi bình an ...Có bản khác sửa là:Trên con đường về quê - mà CÓ bóng Mẹ, con BƯỚC ĐI BÌNH AN, - VỮNG TIN NGÀY MAI , nay lại thêm một bản khác : Trên con đường về quê, cùng bước với Mẹ. Con chẳng lo ngại chi, vững tâm mà đi.
Tôi không biết có phải do chính tác giả sửa lại lời hay không, nhưng cả ba bản sửa lời trên đều không hợp với lời phiên khúc tí nào cả: PK1: "Trời đêm vắng sao sương về - Vực sâu đang gầm dưới lá rung - CON BĂN KHOĂN ĐƯA MẮT TRÔNG TÌM ĐÂY ĐÓ CÓ AI BẠN ĐƯỜNG CÙNG ĐI KHỎI LO" -> Với cả ba bản với những lời sửa trong ĐK đều nói là "Có Mẹ cùng đi" thì phần PK1 không chuẩn - Đã có Mẹ cùng đi thì còn tìm ai đây đó làm gì ....
Riêng tôi đề nghị sửa phần DK là:

"Trên con đường về quê,
Quỷ ma tứ bề,
Con khấn xin Mẹ thương,
Dẫn con cùng đi..."

Như vậy thì khi vào PK sẽ chỉnh hơn .

Kym Thanh



Go to Top of Page

HungTheTruong

Others
32 Posts

Posted - 01/20/06 :  04:23  Show Profile  Email Poster Send HungTheTruong a Private Message  Reply with Quote
Ban ThanDenver,
Càng đề nghị, tôi thấy càng sai.
HunTheTruong

Go to Top of Page

DoniSJ

CT/NC
310 Posts

Posted - 01/22/06 :  00:25  Show Profile  Email Poster Send DoniSJ a Private Message  Reply with Quote
"Qủy ma tứ bề ....." nghe thiệt là lãng mạng & rùng rợn .:-).

God Bless You
www.mautam.org/diendan
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 01/26/06 :  12:50  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Anh ThanhDenver, anh TamNguyenVN và anh chị thân mến,

“Trên con đường về quê, quỷ ma tứ bề…” nghe cũng ớn tóc gáy thiệt! Nhưng tôi cũng đồng ý với anh rằng, tất cả những lời sửa lại của bài hát này nghe rất vá víu.
Ý lời của ĐK và các PK, nghe ra chẳng còn hợp rơ mấy, và theo tôi, nó mất đi cái unique (nhất điểm) của ý tứ.
Dù sao thì bài hát cũng đã bị …búa rìu dư luận phang bổ khá nhiều lần, và đã được sửa chữạ Chẳng biết ai làm cái công việc sửa chữa này, nhưng tôi đoán mò chắc không phải là của tác giả đâu (vì nêú như là tôi, sai thì bỏ, chớ không cố sửa mà nghe nó khập khiểng như vậy!). Nhưng để rộng đưòng dư luận, tôi cũng xin được nói lên sự cảm nhận của riêng mình về ý bài hát nàỵ Xứ dân chủ mà hén!

Theo tôi, tùy theo ý người hiểu, mà nhận nó có sai Thần học hay không. Hiểu ý ở nghĩa đen, thì dĩ nhiên là có nhiều người đã lên tiếng là “Chúa đâu nhỉ” trên con đường về quê? Nhưng nếu hiểu ở nghĩa bóng (implied), thì với tâm tình yêu mến Mẹ Maria một cách đặc biệt của người Việt + với quan hệ mẹ-con rất gần gũi trong văn hóa Việt, thì ý của ĐK nó nói lên một tâm tình trông cậy vô biên nơi Mẹ Maria (gần như tình mẫu tử của những người mẹ VN). Đây cũng là điểm hay của tác giả khi lồng 2 ý: thiên ý và trần ý, trong lời nhạc. Nghe nó rất gần như mình nói chuyện với mẹ ruột của mình. Hát tiếp PK 1 và 2 (nguyên thủy của tác giả), thì cái phần nhập đề trực khởi này (là ĐK), nó mới được bày ý tỏ tường, nó lô-gích, đúng như ý anh đã nêu lên, mà có lẽ vì lười đánh máy, anh chưa nói hết ý của anh. Cái chỗ này phải tự thấm, nếu không thế, thì có nói ra cũng khó làm cho ai thấm ý lắm! Trong văn chương VN, vẫn thường có lối nói người ta gọi là “thậm xưng ngoa ngữ”. Thể nói này rất thông dụng trong Việt văn. Thí dụ có anh chàng tỏ tình với một cô nàng rằng:” Nếu mà thiếu em, thì đời anh thiếu nắng, hoa không nở, Xuân không về...”. Ý của anh chàng chỉ muốn nhấn mạnh sự quan trọng của cô nàng trong đời mình thôi, chứ nắng vẫn lên, hoa vẫn nở và Xuân cứ về, hì hì... và Tết về, người ta chúc nhau “Sống lâu trăm tuổi”; đám cưới, người ta chúc cô dâu chú rể “Trăm năm hạnh phúc”... nói thế, người ta muốn ám chỉ một lời cầu chúc “vẹn toàn”, chớ liệu có mấy ai sống lâu, hoặc hạnh phúc lâu như thế, hì hì...
Anyway, bài hát đã được sửa theo cho đúng “Thần học”, nhưng xét cho cùng, lời cũ, theo tôi, không có gì đáng ...lên án cả.

Riêng về chữ “Cha” chỉ được dùng để chỉ Thiên Chúa Cha mà thôi, thì tôi thấy nó không nhất thiết phải như vậỵ Tại sao tôi không thể tâm tình với Chúa Giêsu như tâm tình với một Người Cha nhỉ? Thần học hiện đại đã có những khai phá mới mẻ gì về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi không nhỉ? Tại sao lại hạn hẹp chữ “Cha” chỉ để gọi Thiên Chúa Chả Trong khi ấy chữ “Cha” không làm cho người nghe nhầm lẫn là Đấng nàọ Trong một bài hát, khi người ta dùng chữ “Cha”, thì những chữ đi trước hoặc đi sau nó sẽ làm rõ nghĩa, Đấng nào họ muốn nói tới.
Trong Ca Tiếp Liên ngày Lễ Chúa Hiện Xuống, viết như sau:” Lạy Chúa Thánh Thần xin Ngài ngự đến, và tự trời tỏa ánh quang minh. Lạy CHA kẻ cơ bần xin Ngài ngự đến, Đấng ban ân huệ chiếu soi tâm hồn...” Ở đây, giáo hội vẫn dùng chữ CHA để nói tới Chúa Thánh Thần mà.
Các bài hát Chầu Thánh Thể như:”Giây phút sống gần Cha, phút sống với Thần Thánh...” hoặc:”Êm đềm triền miên, nơi nhà chầu vắng, Cha ngồi chờ mong...”... tôi thấy nó chẳng có gì sai cả, mà nó gần gụi trong tâm tình cha con.
Tôi không nghĩ Thần học đã có gì thay đổi ở đây, nhưng là ngôn ngữ thay đổị Ví dụ hồi xưa người ta nói “Chúa phán”, thì ngày nay bản dịch mới, người ta gọi là “Chúa nói” trong các Alleluiạ Và theo tôi, không nên hạn hẹp ý của một ngôn từ Việt Nam, nếu sự đổi thay ấy chẳng cao siêu hơn, phong phú hơn hoặc chuẩn hơn .

Linh mục Thành Tâm cũng có bài hát “Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa, chỉ có một Chúa, Người là Cha mọi người hết thảỵ..”, đâu có gì sai tín lý, Thần học đâu nhỉ. Nếu ta nói rằng “Thiên Chúa Cha, Đấng chuộc tôi nhân loạị.” thì tầm bậy là lẽ dĩ nhiên. Nhưng có ai nói thế đâụ Không ai có thể lầm lẫn vai trò của Ba Đấng (một Chúa) cả. Nếu cứ cả quyết cho rằng “Cha” là Thiên Chúa Cha” only, thì chữ “Mẹ Thiên Chúa” cũng không chuẩn tuốt. Vì xét cho cùng, Mẹ Maria, chỉ sinh ra Chúa Giêsu bởi phép Chúa Thánh Thần mà thôi, thì tại sao chúng ta lại gọi là Lễ Mẹ Thiên Chúa vào đầu năm Dương Lịch nhỉ?
Cứ như thế, bài “Ca khúc Trầm Hương” của LM Dao Kim, cũng không chuẩn tuốt để hát lúc Dâng Lễ, vì PK viết: “CHÚA ơi bênh vực con luôn, khỏi những quân gian thù...”. Theo tôi hiểu, phần dâng lễ là LM dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi mà, tại sao lại dùng chữ CHÚA ở đâỷ Nếu cho rằng chữ “Chúa” chỉ được dùng để chỉ Chúa Giêsu mà thôi?

Cũng trong bài viết của anh TamNguyenVN có nói:”Trước đây nhiều người thường hiểu là Chúa Thánh Thần xức dầu và sai đi rao giảng Tin Mừng. Nhưng ý đúng là Thiên Chúa xức dầu Thánh Thần rồi Thiên Chúa sai đị..”. Cái chỗ này thì tôi hoàn toàn confused. Tôi nhớ hàng năm vẫn có hát câu Alleluia rằng: “Chúa Thánh Thần ngự xuống trên tôi, sai tôi đem Tin Mừng cho những người khó nghèo”. Câu này có sai không?. Và trong Kinh Tin Kính viết: “ Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống, Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra, NGƯỜI ĐÃ DÙNG CÁC TIÊN TRI MÀ PHÁN DẠỴ..”, ở đây viết “Người đã DÙNG các tiên tri mà phán dạy”, Chữ DÙNG ở đây, nếu không hiểu theo ý SAI ĐI, thì là ý gì?

Anyway, càng nói tôi càng confused. Vì chẳng ai có thể giải thích trọn vẹn mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi cả. Thế mới là Mầu Nhiệm. Nhưng những điều thắc mắc tôi nêu trên chắc cũng khó mà được trả lời thông suốt. Điều tôi muốn nói lên ở đây, là khi những người có thẩm quyền trong Giáo hội, muốn sửa đổi một điều gì về Thần học, cần phải có sự giải thích tận tường, chứ không thể nói kiểu “phán” được. Giáo dân bây giờ hiểu biết và tò mò hơn xưạ Thế nên trên đưa ra điều gì, phải có lý và phải giải thích tận tường.
Còn nếu sự thay đổi về chữ nghĩa, thì càng phải thận trọng hơn. Vì qua tới lãnh vực này, Việt Nam chưa có sự thống nhất, chưa có một Hàn Lâm Viện Ngôn Ngữ để chỉ đạọ Cứ đọc báo trong nước người ta dùng chữ “Bức Xúc” mà nghe buồn cườị Cái gì, trường hợp nào, trạng thái xúc cảm nào cũng dùng chữ “bức xúc” được hết. Thật sự tôi chưa quen với một số từ đang được dùng thịnh hành trong nước.

Riêng tôi, việc hát bài Công Đức Sinh Thành của NS Dương Thiệu Tước trong thánh lễ Mùng 2 Tết, cũng không có gì là big deal cả, ăn thua là hát lúc nào thôị Ví dụ như hát lúc sau khi hát ca Hiệp Lễ, rồi người ta nói về ý nghĩa ngày Mùng 2 Tết, rồi hát, thì có gì tầm bậỵ Cho là vì nhạc đời chăng? Cũng còn tùy từng trường hợp, luật đời luôn có exception, bởi thế ông bà mình mới gọi là “luật lệ”, nghĩa là bên cạnh “luật” còn có “lệ”, phép Vua thua lệ làng, là thế. Không nên cứng ngắc trong lề luật của con người đặt rạ Cái gì của con người đặt ra, thì con người có thể phá bỏ. Miễn đừng phá bỏ lể luật của Chúa là được.

Có lẽ một số người sẽ hoảng hồn vì tôi hơi “liberal” nhỉ! Anyway, tôi chỉ nói lên những cảm nhận của riêng mình, và open up để đón nhận những ý kiến khác biệt. Dù muốn dù không, dân chủ cũng là điều tốt. Khi muốn làm một cái gì, muốn áp đặt một điều gì mà dùng phương cách “Cả vú lấp miệng em”, theo tôi, đó là hạ sách!

Vài hàng thều thào góp gió, để rộng đường dư luận. Tôi không có ý đả phá luật lệ, nhưng dựa trên tinh thần nói-nghe để hiểu hơn. Bởi thế ai có “bức xúc” gì thì nói ra, cho tôi được học ké với nhá.

Mến

Duc
Go to Top of Page

DoniSJ

CT/NC
310 Posts

Posted - 01/26/06 :  19:30  Show Profile  Email Poster Send DoniSJ a Private Message  Reply with Quote
Rất đồng Ý những ý kiến của anh Bách Việt về các bài hát " Trên Con Đường Về Quê" và "Chỉ Có 1 Chúa" ...cho nên 2 bài này ca đoàn Doni vừa hát tuần rồi và tuần trước và quyết định giữ nguyên bản gốc trước khi có một văn bản chính thức về việc này ....chứ nếu bắt Ca Đoàn hát " Trên Con Đường Về Quê, Quỷ Ma Tứ Bề ..." thì tội nghiệp ca đoàn và giáo dân quá ....

Riêng bài hát " Công Đức Sinh Thành" thì Doni nghĩ nhạc đời thì hát ở ngoài đời, nhạc trong nhà thờ thì hát nhạc trong nhà thờ, có nhiều bài hát đạo ca ngợi công đức sinh thành rất hay mà ....nên ca đoàn mình không chủ trương hát nhạc đời trong thánh lễ ....:-)

God Bless You
www.mautam.org/diendan
Go to Top of Page

HungTheTruong

Others
32 Posts

Posted - 01/26/06 :  19:40  Show Profile  Email Poster Send HungTheTruong a Private Message  Reply with Quote
Anh BachViet,
Bài chia sẻ của anh rất hay.
HungThetruong

Go to Top of Page

Hải Đăng

Basso
855 Posts

Posted - 11/04/06 :  11:05  Show Profile Send Hải Đăng a Private Message  Reply with Quote
Tôi là một giáo dân yêu Thánh Nhạc , là tầng lớp được cảm nhận hiệu quả Đức Tin từ Thánh Nhạc từ đó càng củng cố lòng nhiệt thành sống đạo , hăng say phục vụ tha nhân .Thú thật tôi không am hiểu nhiều về Thần học cũng như về Nhạc lý ,Bởi vậy xin được mộc mạc đôi điều về đề tài " Cấm hay không Cấm " mà các anh chị đang thảo luận .
* Trước hết với từ CẤM : Tôi thấy hết sức xa lạ với cách ứng xử , giao tiếp , lẽ sống đầy lòng vị tha , đầy lòng yêu thương vì cộng đồng của người Kytô hữu chúng ta . Nên chăng chọn lựa cách xử trí , chọn lựa một từ ngữ nào đấy mà vẫn có tính kiên quyết , bảo vệ đức tin Kytô giáo ,vẫn có ý nghĩa giáo dục - yêu thương .
* Thứ hai : Thái độ đối xử , ứng xử của chúng ta đối với Bài hát Trên con đường về quê của Tác giả Nguyễn Khắc Xuyên (theo bài viết của tác giả TamNguyenVN ) theo tôi là : hơi nóng vội , phiến diện , không công bằng ...và có gì đó xét nét thái quá, thiếu sự tôn trọng đấy ..... Vâng! chúng ta hãy nhìn nhận thực tiễn và hãy tìm hiểu hiệu quả của bài hát này từ sự cảm nhận của chính những người giáo dân - tôi cũng là một giáo dân - có thể nói lời chân thành tự đáy lòng mình là : luôn chọn bài hát Trên con đường về quê làm niềm ủi an mỗi khi gặp gian nguy đường đời ,đồng thời cũng là để thể hiện , bày tỏ niềm cậy trông vào Đức Mẹ luôn là nơi nương tựa , dắt dìu để bản thân vững vàng niềm tin vào Chúa - vững bước trên đường về quê trời - Về với Chúa ... Vậy đó: nương tựa vào Mẹ để tìm về với Chúa ...Tình cảm ấy hết sức thiêng liêng tình mẫu tử ,hết sức giản dị chân thành , rất văn hóa Việt và có thể nói ( theo tôi) rất thần học , đúng với ý muốn của Thiên Chúa .Do vậy việc chúng ta vội vã quy kết Chúa ở đâu trong bài hát này ? vội đánh giá- cấm đoán, liệu rằng chúng ta có phiến diện , có đối xử không công bằng đối với tác giả , và thậm chí ... đối với cả giáo dân không nhỉ ? Bởi tôi cảm thấy không có ai quên Chúa khi hát bài này đâu mà thực sự đó là chính là những lúc chúng ta nghĩ về Chúa nhiều nhất, kính phục quyền năng của Người nhiều nhất , để rồi tự ti thân phận cậy nhờ Mẹ.
* Thứ ba theo tôi việc xử trí sửa lại lời bài hát Trên con đường về quê để "tái sử dụng" là hết sức luẩn quẩn . Ví dụ :
Trên con đường về quê mà CÓ bóng Mẹ, con BƯỚC ĐI BÌNH AN, VỮNG TIN NGÀY MAI
Trên con đường về quê, cùng bước với Mẹ. Con chẳng lo ngại chi, vững tâm mà đi

Bởi vì đó là những điều tất nhiên . Ấy vậy để mà nêu bật được những điều tất nhiên này không có gì hay hơn là hãy đặt ra tình huống :
TRÊN CON ĐƯỜNG VỀ QUÊ MÀ VẮNG BÓNG MẸ .......để thấy được sự cần thiết CÓ MẸ , CÙNG BƯỚC VỚI MẸ . Tóm lại nội dung được sửa chữa là : luẩn quẩn đấy , ý nghĩa cũng y như lời cũ mà thôi - nhưng thua xa lời cũ về cách biểu cảm , và chúng tôi những người giáo dân thật tình : cảm thấy thế nào ấy - sao sao ấy ...khi hát những lời mới ... hay là - có lẽ bởi lời cũ đã ăn sâu vào tư tưởng , vào máu ... không thể thay đổi ( tất yếu sự ăn sâu ấy phải là sự ăn sâu của những điều tốt đẹp - Chứ nếu không cũng phải thay đổi thôi ) .
Vâng xin được mộc mạc đôi điều - rất mong được sự trao đổi của các anh chị trong tình yêu Thiên Chúa .


Edited by - Hải Đăng on 11/05/06 05:29
Go to Top of Page

hunglan

CT/NC
41 Posts

Posted - 11/04/06 :  17:19  Show Profile  Email Poster Send hunglan a Private Message  Reply with Quote
Tôi rất đồng ý với bạn Hải Đăng. Lý luận, phê bình, nghiên cứu Thần học, tu từ... theo tôi là một phạm trù khác, có vẻ cao siêu hơn là cảm nhận cái hồn của bài hát, cảm nhận cái tình "Mẹ, con" nói trong bài hát. Nếu không cho hát thì thà là không hát, mà chỉ nhẩm hát trong lòng thôi cũng là cái tình đối với Mẹ, còn hơn hát với những lời sửa lại có vẻ khiên cưỡng và không được "vần" cho lắm: "...con bước đi bình AN, vững tin ngày MAI..." nghe hơi hụt hẫng. Khi tôi cảm nhận cái hồn thì tôi hát mới tốt, còn lời hát mà cứ so đo xét nét từng chữ một cho đúng với phạm trù này phạm trù nọ thì lấy đâu ra cái "hồn" nữa. Thời Cha Nguyễn Khắc Xuyên sáng tác và giáo quyền cho phổ biến bài hát này, chắc chắn các Đấng cũng đã biết về ý nghĩa Thần học đúng hay sai rồi chứ, đâu phải đợi đến ngày hôm nay chúng ta mới tìm ra rồi nhận định, rồi sửa lời... Theo tôi, chưa chắc một nhạc sĩ nào dám tự nhận là bài hát của mình không bị sai Thần học, vì đưa Thần học ra mà xét là cả một vấn đề hết sức bao la, sâu xa và rộng lớn mà con người chúng ta thật là nhỏ bé, có đáng chi đâu! Ta có lòng yêu mến Mẹ, nương tựa Mẹ, không có nghĩa là chúng ta quên Chúa. Tôi chỉ nghĩ đơn sơ thế thôi...

Ignatiô Nguyễn Hùng Lân
Chúa Chiên Lành Người thương dẫn tôi đi...
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/05/06 :  05:06  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Hi hi, cám ơn bác Hải Đăng đã "khều" cái topic này lên lại cho bà con tiếp tục trao đổi. Topic này tớ chưa đọc, nay mới biết thì ra các bác ở đây đã bàn đến đề tài này từ hồi đầu năm lận. Tớ có những suy nghĩ sau, xin được góp lời với các bác:

1- Trước hết là chuyện Ủy Ban Thánh Nhạc của Hội Đồng Giám Mục VN. Tớ nghĩ các bác ở đây đã nhận xét đúng: việc lập ra một website đăng tất cả những bài được phép hát trong Phụng vụ, cùng những hướng dẫn cần thiết... là việc hoàn toàn nằm trong tầm tay cua Hội đồng Giám mục, không tốn kém công của bao nhiêu, vậy tại sao mãi tới nay vẫn chưa thực hiện?

Bác HungCuongPham đã viết rất thẳng thắn: "đó là lỗi ở các vị bề trên, đã không làm tròn trách nhiệm của mình". Bác ấy còn nhấn mạnh: "đó là việc cần thiết phải làm và bắt buộc phải làm, không thiên vị, không sợ sệt vì phải mất lòng ai". Hì hì, tớ đồng ý cả hai tay với bác ấy. Giáo dân, và cách riêng giới ca đoàn, có quyền than phiền và kiến nghị với các chủ chăn về một nhu cầu chung đang rất bức thiết (và... "bức xúc"!).

Nhưng theo tớ, than phiền và kiến nghị thì cứ việc, ngoài ra mình còn phải kiên nhẫn và... "bác ái" với các vị bề trên nữa. Đầu tháng 7/2006 vừa qua (lúc gia đình tớ đang chuẩn bị rời VN), dư luận Công giáo trong nước khá xôn xao về chuyện đụng độ không vui giữa Ủy Ban Phụng Tự của HĐGM và Nhóm Phiên dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh, liên quan đến bản dịch chính thức (được "Imprimatur") của các bản kinh dùng trong Thánh lễ nói riêng và trong Phụng vụ nói chung. Tớ đoán có lẽ nhiều bác bên hải ngoại cũng có nghe tin tức về chuyện này.

Nhắc lại chuyện trên, tớ chỉ muốn nói rằng ngay cả các văn bản cực kỳ quan trọng như thế, cũng phải trải qua rất nhiều đụng chạm cam go, rất nhiều tranh cãi quyết liệt, rất nhiều kiên nhẫn chờ đợi thời điểm chín muồi... thì mới có thể đi đến chỗ tương đối thống nhất trong Giáo hội! Huống chi chỉ là chuyện các bài thánh ca.

Mà những tranh cãi đụng độ như trên, xét cho cùng thì không có chi lạ cả. Ngay từ thuở đầu của Giáo hội, những chuyện như thế vốn cũng đã xảy ra thường xuyên rồi. Chẳng hạn bản Kinh Tin Kính của Giáo hội Công giáo như ta có ngày nay, là kết quả của những tranh luận dữ dội kéo dài nhiều năm, qua mấy Công Đồng liền. Có những tranh luận thậm chí dẫn đến sự ly khai trong Giáo hội nữa.

Tớ nghĩ chỉ có điều này là lạ thôi: là Chúa của chúng ta yêu thương Giáo hội và tôn trọng Giáo hội quá. Ra như Người chẳng chịu vẽ sẵn con đường cho chúng ta cứ thế nhắm mắt đi theo! Ra như Người nhất định không chịu "làm giùm"! Thánh Thần có thể đi trước để gọi mời, có thể đi sau để khích lệ, có thề đi kề bên đề nâng đỡ... nhưng tuyệt nhiên không có làm thay, không có cướp mất cái "quyền" tự do và sáng tạo của mọi con cái Chúa.

Vậy thì tớ nghĩ mọi con cái Giáo hội, trong đó có từng người chúng ta, đâu có được ngồi yên mà "khoán trắng" cho Chúa hay cả cho các vị chủ chăn! Việc nêu lên những suy tư, bàn cãi, góp ý về những chỗ không ổn trong các bài thánh ca, chúng mình là giới ca đoàn mà không có ý kiến ý cò chi hết, thì quả là... đem nén bạc Chúa trao mà chôn xuống đất rồi!

Cái website công bố những bài được dùng trong Phụng vụ đó, tớ nghĩ cũng cần phải được sự góp sức thường xuyên của chính từng người trong chúng ta nữa, thế mới là phải đạo!
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/08/06 :  22:16  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by hunglan

Tôi rất đồng ý với bạn Hải Đăng. Lý luận, phê bình, nghiên cứu Thần học, tu từ... theo tôi là một phạm trù khác, có vẻ cao siêu hơn là cảm nhận cái hồn của bài hát, cảm nhận cái tình "Mẹ, con" nói trong bài hát...
Ignatiô Nguyễn Hùng Lân


Tớ xin phép trích lại đoạn trên từ bài của bác HungLan để xin góp tiếp ý thứ hai này:

2. Ta có nên "so đo xét nét" những khía cạnh thần học và tín lý đối với các bài thánh ca không?

Xin thưa với các bác, tớ nghĩ không những là NÊN, mà đó còn là việc PHẢI làm thường xuyên nữa! Tông đồ Phaolô viết(tớ không nhớ trong thư nào, và cũng chỉ nhớ đại ý) rằng "chúng ta có bổn phận phải giải thích và trả lời những câu hỏi, những vấn nạn mà lương dân đặt ra về niềm tin của chúng ta". Hay nói cách khác, chúng ta có nhiệm vụ phải trình bày niềm tin của chúng ta một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục trước thế giới.

Tớ đồng cảm với bác Hải Đăng, khi bác nói rằng dùng chữ "CẤM" (cấm hát) thì nghe có vẻ dữ tợn, độc tài và thiếu bác ái quá. Nhưng đó chỉ là tiểu tiết về cách nói thôi, chứ thực ra, tớ vẫn tin rằng chúng ta "KHÔNG ĐƯỢC PHÉP" (nghe nhẹ hơn chăng) diễn tả niềm tin của chúng ta một cách nhập nhằng, cẩu thả, tuỳ hứng, hoặc là quá thừa cảm tính mà lại quá thiếu sự sáng sủa và mạch lạc của lý luận... Nếu chúng ta không hết sức thận trọng, e rằng chúng ta bất xứng với sứ mạng làm chứng và rao giảng Tin Mừng cho anh chị em đồng bào quanh mình!

Trên đây tớ có nhắc đến trường hợp bản Kinh Tin Kính. Các Công Đồng đầu tiên đã mất rất nhiều thời gian và công sức (nếu tớ nhớ không lầm là hơn một thế kỷ); đã xảy ra nhiều tranh luận nảy lửa và cả chia rẽ bất hòa giữa các nghị phụ; đã cãi nhau dai dẳng từng chữ từng câu, hết năm này qua năm khác... cuối cùng Giáo hội mới có được một văn bản chính thức, hết sức cô đọng, trình bày và tuyên xưng niềm tin của mình. Văn bản ấy cho đến tận ngày nay, vẫn là cốt lõi cùa niềm tin Công giáo. Nếu không có những nỗ lực "so đo xét nét" khủng khiếp như thế ở thời kỳ đầu, có lẽ Giáo hội đã không thể đứng vững trong các thế kỷ tiếp theo sau đó.

Tớ còn có thể đưa ra thật nhiều ví dụ nữa trong suốt dòng lịch sử, để minh chứng rằng sự "so đo xét nét" như kiểu trên đây không hề là điều gì thừa thãi và vô ích, và cũng không thể nói đó là dấu hiệu của sự độc đoán, độc tài hay sự... "thiếu dân chủ" trong Giáo hội v.v...

Quay lại chuyện của chúng ta, vì chúng ta là những người phục vụ Hội Thánh trong lãnh vực Thánh nhạc, tớ thiết nghĩ việc "so đo xét nét" từng bài thánh ca dùng trong Phụng vụ chắc chắn cũng là trách nhiệm của mỗi chúng ta rồi!

Bác HungLan viết: "...Khi tôi cảm nhận cái hồn thì tôi hát mới tốt, còn lời hát mà cứ so đo xét nét từng chữ một cho đúng với phạm trù này phạm trù nọ thì lấy đâu ra cái "hồn" nữa". Tớ không thể đồng ý với bác được bác à! Bác cầu nguyện một mình hay hát thánh ca một mình, thì sao cũng được. Chỉ có Chúa và... "hồn" của bác biết! Nhưng xét trên tầm vóc cộng đoàn, xét trên sứ mạng truyền giáo của Giáo hội... thì tớ nghĩ mình không thể nào được quyền bất cẩn đến thế! Vấn đề không chỉ là "hồn" mình cảm thấy gì, mà còn phải xét đến "hồn" của cộng đoàn tín hữu, và đặc biệt là "hồn" của muôn dân chưa biết Chúa nữa!

Bác bảo: "Thời Cha Nguyễn Khắc Xuyên sáng tác và giáo quyền cho phổ biến bài hát này, chắc chắn các Đấng cũng đã biết về ý nghĩa Thần học đúng hay sai rồi chứ, đâu phải đợi đến ngày hôm nay chúng ta mới tìm ra rồi nhận định, rồi sửa lời...". Tớ thấy lập luận này không ổn bác à. Trong lịch sử, đâu thiếu những lần Giáo quyền không kịp nhận ra những sai sót trong sinh hoạt của Giáo hội, (ví dụ do những hạn chế chung về hiểu biết của xã hội đương thời chẳng hạn), và điều đó đâu có miễn trừ cho Giáo hội ngày nay cái bổn phận phải nghiêm túc xét lại quá khứ và tích cực sửa sai!?
Go to Top of Page

hunglan

CT/NC
41 Posts

Posted - 11/10/06 :  10:14  Show Profile  Email Poster Send hunglan a Private Message  Reply with Quote
Ô hay, tôi chỉ nghĩ đơn sơ thế thôi, sao mà bác lại nặng lời phê phán đến thế? Cái "hồn" tôi nói ở đây bác xem kỹ đó là cái hồn của bài hát, chứ có phải hồn tôi hay hồn cộng đoàn đâu nhỉ? Vả lại tôi nói là tôi cũng chỉ thầm hát một mình mà thôi, chứ có dám kêu gọi phổ biến mọi người theo ý tôi đâu! Xem qua bài viết của bác thì làm như bài hát ấy sai lầm khủng khiếp lắm thì phải? Nếu ý tôi có gì không phải, thiết nghĩ ta có nhiều cách để xây dựng nhau, chứ đọc qua bài viết của bác thì nghe chua chát quá. Tôi xin nhắc lại là tôi chỉ nghĩ đơn sơ thế thôi chứ tôi đâu có đủ khả năng và thời giờ để tranh luận như bác nghĩ đâu. Nếu suy nghĩ của tôi có gì không đúng thì xin mọi người bỏ qua cho. Tôn chỉ của forum nói: "Phê bình và chỉ trích chỉ gây thêm phiền muộn và đau khổ cho cả người viết lẫn người đọc. Chúng ta đều là những con người bất toàn. Xây dựng và chỉ bảo nhau trong chân tình, kín đáo, nhẹ nhàng... sẽ làm cho cuộc đời đáng yêu hơn!" tôi thấy thật là hay, thế mà...
Có lẽ đây cũng là một bài học đáng nhớ cho mình.

Ignatiô Nguyễn Hùng Lân
Chúa Chiên Lành Người thương dẫn tôi đi...
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/10/06 :  22:58  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Ối, chết rồi!

Bác HungLan mến, thành thật xin lỗi bác vì tớ vô tình làm bác cảm thấy không vui. Tớ viết những bài trên trong lúc bận lu bu với em bé và... ngáp lên ngáp xuống vì thiếu ngủ bác ạ. Cám ơn lời phản hồi thẳng thắn của bác, vì nhờ thế tớ mới nhận ra sự vụng về của tớ. Dù tớ có biện hộ gì đi nữa thì tớ cũng có lỗi trăm phần trăm rồi, vì tớ đã viết không khéo khiến bác hiểu nhầm. Chỉ xin bác tin là tớ không hề có ý phê phán bác đâu, dù là phê phán nhẹ nhàng đi nữa, huống chi "phê phán nặng lời", là điều tớ hoàn toàn không có quyền và cũng không hề dám tự cho phép mình làm điều đó? Một lần nữa, rất xin lỗi bác! Xin bác bỏ qua cho!

Bác có cho phép tớ giải thích tí không ạ? ...
Go to Top of Page

Phaolo

Basso
51 Posts

Posted - 11/14/06 :  11:30  Show Profile Send Phaolo a Private Message  Reply with Quote
Thôi mời Anh Micae vào website này của Chú Hùng Lân, Nhạc Sĩ kiêm Họa Sĩ.
http://nghglan.googlepages.com/aboutus
http://nghglan.googlepages.com/
Cháu rất thích những fonts thư pháp và các fonts khác của Chú, đã dùng các fonts này từ lâu mà chưa được biết, không biết Chú còn là một nhạc sĩ Thánh Ca Công Giáo nữa ... rất khâm phục và mong được học hỏi nhiều nơi Chú.
P.
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 11/14/06 :  21:32  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Thú thật với các bạn, khi tôi đọc câu của bác Hùng Lân viết rằng: " Thời Cha Nguyễn Khắc Xuyên sáng tác và giáo quyền cho phổ biến bài hát này, chắc chắn các Đấng cũng đã biết về ý nghĩa Thần học đúng hay sai rồi chứ, đâu phải đợi đến ngày hôm nay chúng ta mới tìm ra rồi nhận định, rồi sửa lời... ", tôi cũng tò mò lắm, trong lòng nó cứ ấm ức làm sao đó . Phải tìm hiểu tại sao tác giả đã không lên tiếng gì khi thiên hạ "sửa sai" (sửa cho sai) bài hát này.

Rất tiếc là Nhạc Sĩ Nguyễn Khắc Xuyên (1923 – 2005) không còn nữa để chúng ta gửi điện thư tới hỏi rõ cho ra “muôn mặt một nhời” rằng tại sao ngài lại sáng tác được bài hát hay như thế, tâm tình như thế, cảm động như thế, “phê” như thế mà lại ... đi sai Thần Học, như nhiều người đã nói.

Và tôi đã phải tìm hiểu thêm về hoàn cảnh và con người của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên, trước khi dám đặt bút phê bình hay góp ‎y' kiến . Tôi cố gắng tìm đọc cho được những tài liệu do chính tác giả viết, hoặc do người khác viết về tác giả. Tôi đã tìm được rất nhiều điều hứng thú về con người thiên tài này. Nhưng ở đây, để giới hạn trong đề tài bàn luận về bài hát “ Trên Con Đường Về Quê”, tôi chỉ xin kể lại những gì liên quan đến bài hát này mà thôi. Nếu có dịp, chúng ta có thể có một đề tài khác sẽ nói thêm về Nhạc Sĩ Nguyễn Khắc Xuyên.

Tác Giả Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm trong bài “Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên Con Người Văn Hóa Tôn Giáo” có nói đến hoàn cảnh sáng tác những bài về Đức Mẹ của Nhạc Sĩ Nguyễn Khắc Xuyên như sau. Tôi xin trích nguyên văn đọan này:

“ Người nào từng sống vào những thời điểm sáng tác của Nguyễn Khắc Xuyên mới càng dễ đồng cảm với nhiều chất nhập thể vào thời cuộc và từ đó mà phát sinh các dòng sáng tác của Thầy. Trong lãnh vực âm nhạc, nếu ai đã từng ca lên những bài hát Nguyễn Khắc Xuyên, thì đều thấy là chất đạo lý công giáo vẫn bàng bạc và có nhiều nét rất gần gũi với tâm tình đạo hạnh của người có đức tin vào Thiên Chúa.

Nhưng giây phút có biết bao chao đảo thử thách vì lòng tin giữa cuộc sống ba chìm bảy nổi, thì có các sáng tác nào “Lạy Mẹ Xin Yên Ủi”, “Sống Gần Mẹ”, nhất là “Trên Con Đường Về Quê”. Nhạc hứng của Nguyễn Khắc Xuyên đã hình thành từ bối cảnh cuộc sống đầy thử thách của những năm chung quanh các biến cố năm1945. Đặc biệt ca khúc sau cùng được cảm hứng từ thời gian Thầy Xuyên đắm chìm giữa hiểm nguy chốn nông thôn trên đường rong ruổi từ Sở Kiện đến giáo xứ Bút đông. “ (http://dunglac.net/Baiviet1/NghiemDohuu-xuyen.htm )

Thời điểm là khoảng năm 1945. Thời của thế chiến thứ II. Thời của quân đội Nhật xâm chiếm Việt Nam. Thời của nạn đói khủng khiếp chết biết bao nhiêu người. Và nhất là thời mà phương tiện di chuyển từ làng này qua làng khác, tỉnh này qua tỉnh khác, cho những người dân bình thường chỉ có một là ... đi bộ, hai là ... chạy bộ mà thôi. Khi vui, thong thả thì quốc bộ về nhà. Còn khi lo sợ mọi thứ hiểm nguy, nhất là những khi phải di chuyển ban đêm hoặc khi mưa to gió lớn thì chỉ có biết ...cong giò mà chạy. Hình ảnh mà tác giả Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm, người sống cùng thời với Nhạc Sĩ Nguyễn Khắc Xuyên, và ít nhất cùng ở chung 1 tháng tại cơ sở nhà in Têrêsa ở Phố Hàng Trống tại Hà Nội, cho ta biết là có những “hiểm nguy chốn nông thôn trên đường rong ruổi từ Sở Kiện đến giáo xứ Bút đông.”

Thầy Nguyễn Khắc Xuyên, năm đó mới chừng 22 tuổi, đã dùng hình ảnh “đường xa thăm thẳm khuất bóng quê ” để so sánh với đường về Quê Trời. Trong Thần Học Công Giáo, chúng ta tin là cuộc đời này chỉ là một cuộc hành trình đi về với Chúa. Vì tin tưởng Chúa là Cùng Đích nên chúng ta mới “cảm thấy lo sợ và bơ vơ khi phải đi một mình.”

Chúng ta chạy đến Mẹ để Mẹ dẫn dắt, soi sáng, an ủi, bảo vệ chúng ta trên mọi bước đường. Hình ảnh này chúng ta thấy tiềm ẩn rất nhiều trong những bài hát về Đức Mẹ. Chẳng hạn như bài Mẹ Khoan Nhân của Hoài Đức, bài Mẹ Hằng Cư'u Giúp của Hoài Chiên, bài Tấu Lạy Bà của Vinh Hạnh, bài Nguồn An Vui của Võ Thanh và Hương Trinh, bài Nguyện Xin Mẹ Rất Từ Bi của Hùng Lân. Và còn rất nhiều, rất nhiều nữa ...

Nhiều nhà Thần Học sau này cũng đã đặt nặng vai trò của Đức Mẹ trong đời sống tu đức hàng ngày của chúng ta. Chúng ta không có “tôn thờ” Đức Mẹ như là chúng ta tôn thờ Thiên Chúa. Nhưng chúng ta trông cậy Đức Mẹ, nhờ Mẹ giúp chúng ta bước đi bình an hơn, hy vọng hơn, thánh thiện hơn trên cuộc đời đầy khó khăn này. Có Đức Mẹ đi cùng, không có nghĩa là Đức Mẹ đi thay thế cho chúng ta.

Chúng ta hãy cùng hát lại lời của bài hát này:

Trên Con Ðường Về Quê
Nguyễn Khắc Xuyên

ÐK. Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai? Trên con đường về quê mà vắng bóng Mẹ. Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?

1. Trời đêm vắng sao, sương về. Ðường xa thăm thẳm khuất bóng quê. Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó, có ai bạn đường cùng đi khỏi lo. Mẹ ơi, bóng đêm rợn rùng. Vực sâu đang gầm dưới lá rung! Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn. Ðoái thương con cùng, Mẹ Ðấng Chí Tôn!

2. Mẹ Ma-ri-a nhân từ! Mẹ như ánh trăng chiếu bóng đêm. Bên tai con âu yếm tiếng Mẹ khuya sớm. Chúng con lo gì sầu thương vấn vương? Mẹ ơi, dẫu xa muôn trùng. Mẹ thương đến hồn rất đáng thương. Con đây là giá máu Con Mẹ yêu dấu. Vững tin ở Mẹ thương đến con nhiều.

Nếu chỉ vì những chữ như “Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?” mà ta đã cho là sai thần học, quên mất Chúa rồi, thì tôi thấy là hơi quá.

Nếu vậy, xin bạn hãy cùng đọc bài hát dưới đây của cha Kim Long và xin để ‎‎y' câu tiểu khúc số 4 xem có xa thần học không :

Lạy Bà Ðầy Ơn
Kim Long

ÐK. Kính lạy Bà đầy ơn phúc, và Thiên Chúa ở cùng Bà. Muôn thế hệ cùng cất tiếng ca. Mừng danh thánh Ma-ri-a.

1. Con xin dâng Mẹ nhạc khúc tôn vinh. Con xin dâng Mẹ lời thơ thắm tình. Quỳ lạy Mẹ lúc chớm bình minh. Và chiều về chắp tay cầu kinh.

2. Con xin dâng Mẹ vạn đóa hoa tươi. Con xin dâng Mẹ trầm hương ngút trời. Tìm về Mẹ những lúc lệ rơi. Tìm về Mẹ những khi mừng vui.

3. Con xin dâng Mẹ tình mến khôn vơi. Con xin dâng Mẹ niềm tin chẳng rời. Mẹ phù trì dẫn bước mọi nơi. Dìu về trời sống vui thảnh thơi.

4. Con xin dâng Mẹ mộng ước tương lai. Con xin dâng Mẹ những năm tháng dài. Ðời miệt mài sức đã tàn phai. Ngoài Mẹ nào biết trông nhờ ai.

Hoặc như câu số 4 của bài Từ Chốn Luyện Hình cũng của cha Kim Long viet:

“4.Ngàn nỗi ưu phiền đau đớn. Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương. Dìu về nơi Thiên toà cao sáng, cùng Mẹ hoan ca tình yêu Chúa đến muôn muôn đời.

ÐK. Từ vực sâu, tiếng khóc than còn vọng ngân với tháng năm u hoài đớn đau. Mẹ, Mẹ ơi, hãy đoái thương. Lòng từ bi hãy chiếu soi hết mọi linh hồn.”

Hoặc như bài Ôi Maria của Trần Hùng Dũng và Bá Anh phần tiểu khúc có câu như sau: " Con đây Mẹ ơi. Xin Chớ làm ngơ . Con vào tìm nơi cho lòng con nương náu . Ngoài Mẹ ra, con còn biết trông ai ? Cúi xin với Mẹ lành phù trì hồn con cho lòng thảnh thơi trong nguồn yêu đương ...."

Nếu ta cho câu “Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai? “ là sai ... Thần Học thì chắc chắn hai bài của Cha Kim Long với những câu “Ngoài Mẹ nào biết trông nhờ ai” hoặc “Chỉ biết kêu xin Mẹ đoái thương” hoặc "Ngoài Mẹ ra, con còn biết trông ai ?" cũng không có hợp với Thần Học bao nhiêu.

Thử hỏi chúng ta đã thấy có ai "bỏ đạo" khi cầu nguyện với Đức Mẹ bằng nhưng bài hát trên hay chưa ? Chúng ta hãy đọc tâm tình chia sẻ rất đơn sơ của bạn Hải Đăng bên trên:

" Vâng! chúng ta hãy nhìn nhận thực tiễn và hãy tìm hiểu hiệu quả của bài hát này từ sự cảm nhận của chính những người giáo dân - tôi cũng là một giáo dân - có thể nói lời chân thành tự đáy lòng mình là : luôn chọn bài hát Trên con đường về quê làm niềm ủi an mỗi khi gặp gian nguy đường đời ,đồng thời cũng là để thể hiện , bày tỏ niềm cậy trông vào Đức Mẹ luôn là nơi nương tựa , dắt dìu để bản thân vững vàng niềm tin vào Chúa - vững bước trên đường về quê trời - Về với Chúa ..."

Hoặc như bạn Hùng Lân cũng cảm nhận:" Ta có lòng yêu mến Mẹ, nương tựa Mẹ, không có nghĩa là chúng ta quên Chúa."

Bản thân tôi, tôi cũng đồng y' với các bạn. Có một tâm tình nào đó, một cái "hồn" nào đó trong bài hát này rất khó diễn tả.‎ Tôi chỉ biết mỗi lần hát bài này, tôi thấy hồn mình bình an hơn, hạnh phúc hơn và mong muốn được gần Mẹ, gần Chúa hơn .

2) Một vấn đề khác ta cũng cần để y', là khi nào chúng ta hát những bài về Đức Mẹ này ? Nếu hát trong Thánh Lễ, thì đó là vấn đề “sai phụng vụ” chứ không phải sai về Thần Học .

Đa số là ta hát bài này khi đọc kinh lần hạt, làm việc tôn sùng Đức Mẹ, hoặc hát ở cuối Thánh Lễ.

Xin các bạn nhớ rõ là chúng ta chỉ hát bài này sau khi cha chủ tế đã tuyên bố: “Lễ xong chúc anh chị em về bằng an – Tạ ơn Chúa.” Thánh Lễ đã xong rồi, đây là giây phút để chúng ta “thưa chuyện với Đức Mẹ.” What’s wrong with that ?

Có nhiều lúc người dạo đàn phải vào đàn cho nhanh trước khi một bà trùm nào đó lanh lẹ bắt câu kinh cũng về Đức Mẹ :"Chúng tôi trông cậy rất Thánh Đức Mẹ Chúa Trời ..."


Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/15/06 :  02:52  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Ô! Hoan hô bác Trần Trùng Trục! Rất cám ơn sự sưu tầm tài liệu công phu của bác. Quả thực là nhờ bác tớ mới được biết rõ hơn về tác giả Nguyễn Khắc Xuyên và hoàn cảnh sáng tác bài hát bất hủ "Trên Con Dường Về Quê". Hì hì, cái tài "nói có sách mách cò chứng của bác" đúng là đọc rất thích!
Lập luận của bác về khía cạnh thần học của bài hát trên cũng rất chặt chẽ, hi hi, nhưng... tớ chưa "chịu" hết những đìều bác nói đâu. Giờ này khuya quá và cũng buồn ngủ quá, ngày mai tớ sẽ xin phép được "cãi" bác vài chỗ nhé!?

Xin cám ơn bạn Phaolo đã giới thiệu website của bác HungLan. Tớ đã vào xem và nghe bên phần nhạc thánh ca rồi, cuối tuần sẽ nghe tiếp hai phần nhạc còn lại và tìm xem các font thư pháp nữa. Không ngờ bác HungLan nhiều tài như vậy. Trang web phải nói là trình bày rất đẹp.
Go to Top of Page

Phaolo

Basso
51 Posts

Posted - 11/15/06 :  10:03  Show Profile Send Phaolo a Private Message  Reply with Quote

Rất cám ơn những chia sẻ của Bác Trần Trùng Trục, tụi em thường hát những bài này mà có mấy khi hiểu được hoàn cảnh ra đời của các bài tâm tình này.
P.
Go to Top of Page

duysinh

CT/NC
434 Posts

Posted - 11/15/06 :  11:23  Show Profile  Email Poster Send duysinh a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn các anh chị, nhất là anh TTT về các chia sẻ nói trên.

Đối với tôi, bài hát này thực sự là "Đúng Thần Học" vì các lý do:

1. Giáo hội vẫn luôn nói đến câu này "Ad Jesum Per Mariam", có nghĩa là Mẹ Maria luôn là "Đấng Trung Gian Các Ơn" - Chữ "Cậy", chữ "Nương Nhờ" trong bài hát này thực sự đã làm nổi bật sự trung gian của Mẹ - Chúng ta chỉ "Trông Cậy", "Nương nhờ" Mẹ, còn việc Mẹ khấn cầu với Chúa cho ta thì đó là việc của Mẹ, sai Thần Học chỗ nào?
2. Theo tình cảm của con người, chúng ta thường đến xin Mẹ hơn là xin trực tiếp đến Cha - Không có Mẹ, đố ai dám nói thẳng với Cha? - Có người hỏi ĐHY Nguyễn văn Thuận làm cách nào để có thể vượt qua biết bao thử thách gian nan, và Ngài trả lời tôi chỉ đọc kinh Hãy Nhớ để kêu xin Mẹ nâng đỡ, chở che và cầu bàu cho tôi. Có gì sai Thần Học không?
3. Trước khi tắt hơi, Chúa Giêsu trăn trối cho Gioan "Này là Mẹ con" - Có Mẹ thì cậy dựa vào Mẹ, nương nhờ vào Mẹ, tại sao lại cho là sai nhỉ?
4. Thử hỏi bao nhiêu người đi vượt biên, sóng to gió lớn, có ai mà không lần hạt, có ai mà không đọc kinh Hãy Nhớ - Người ta chỉ bám víu vào Mẹ lúc thập tử nhất sinh, có gì đáng trách không? Chúa vẫn ở đó, nhưng chúng ta chỉ kêu gọi Mẹ giúp đỡ thôi, chứ có ai dám nói rằng không có Chúa đâu.
5. Còn biết bao lý chứng để có thể giải thích và làm sống lại bài hát "đi vào lòng người" này của Nguyễn khắc Xuyên, và tôi nghĩ rằng, HĐGM Việt Nam nên nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung bài hát này và 1 cách nào đó làm 1 Imprimatur Đặc Biệt cho bài này để minh oan và vinh danh tác giả. Tôi sẽ liên lạc với các Đấng để xin các Ngài nghiêm chỉnh xét lại. Thực ra, chúng ta chẳng thấy văn thư chính thức nào lên án bài này, và như anh TT đã đề cập, chắc các bài của Cha Kim Long và các tác giả khác, với nội dung tương tự, cũng phải bị "treo giò" thôi.
6. Để hiểu thêm về vai trò của Mẹ Maria, tôi đính kèm bài viết sau đây để anh chị em nghiên cứu.

VATICAN - AVE MARIA - don Luciano Alimandi - “Ad Jesum per Mariam”

Vatican City (Agenzia Fides) - “Seek o man to understand better the plan of God and see it is a plan of wisdom and mercy. Wishing to irrigate the air with heavenly dew He poured it all over the whole fleece: wishing to redeem the human race, He placed in Mary the entire price of our ransom … Let us strive therefore to understand with what devout affection God wishes us to honour Mary, in whom He placed the fullness of all good …Let us venerate Mary then with every fibre of our heart, with all the affections and desires of our soul because so wills He who arranged that all should come about through Mary. Certainly it is His will, but it is also good for us.” The great St Bernard of Clairvaux, quoted authentic cantor of the greatness and beauty of the universal vocation of the Blessed Virgin Mary, left us, in the text just the clearest possible indication of the importance of Marian devotion in the life of every person who opens to God’s plan of love.
Veneration of Mary in fact is not an invention of the Church it is found at the heart of Divine Revelation, consigned to us by Christ our Lord who chose Mary to be his Mother and ours: “Behold your mother” (Jn 19, 27). A mother not imposed but given to us. This is why St Bernard urges us to “seek to understand better” the will of God: that Mary may be dearly loved! Not by chance this great devotee of Mary reminded us of the Gospel truth with these words: “wishing to redeem the human race, God placed in Mary the price of our ransom”.
This elementary and fundamental truth facilitates the acceptance and development of an authentically filial relationship with the Virgin Mother, which can be expressed in very many ways, but is lived best by striving to imitate her virtues. To imitate the Blessed Virgin Mary in her worship of God, in her intercession, in her humble acceptance of God’s will, in her silence filled with goodness, her merciful love for the world, her tender care and concern for all human suffering ….
Learning to imitate Our Lady is a school for life and the Church ,with the Saints leading the way, highly recommends it because no one more than Mary glorified the Lord, no one more than Mary welcomed Him and gave Him to the world. How can we ever become true “worshippers in spirit and truth (Jn 4, 23) without learning from Mary?
Another great cantor of Mary, an expert on her virtues, St Ambrose, exclaimed: “may the soul of Mary be in each of us, so all may magnify the Lord: may the spirit of Mary be in each of us, so all may rejoice in God”. When we think of Our Lady, when we ask for her intercession, when we pray the Rosary, when we speak about her or consecrate ourselves to her, we enter into her heart and soul and we breath with her spirit which uplifts and reassures us as only this Mother can, so that the grace of her Son Jesus may meet in us as less obstacles as possible.
How true it is that authentic Marian devotion always and everywhere makes it easier for us to find Jesus! With the presence of Mary in our life the miracle of Cana is renewed again and again: at the request of Mary moved by the poverty of humanity the best wine is given by her Son (cfr. Jn 2, 1-11). In fact that request came from not just anyone, one of the guests, one of the Apostles there present, it was a supplication made to Christ by his Mother! And that made it very different! And this is what the Son wishes, He wishes this miracle, like many others down through the centuries, to happen because His Mother so wished: obtained through her. So “ad Jesum per Mariam” is not at all an exaggerated outdated motto, what it says is always relevant and should be repeated and lived in our times; and, why not, at the start and end of every day! (Agenzia Fides 26/7/2006 - Righe 45, Parole 685)


Duy Sinh
Go to Top of Page

n/a

26 Posts

Posted - 11/15/06 :  12:43  Show Profile  Email Poster Send n/a a Private Message  Reply with Quote
Bạn Duy SInh kính mến

Tui không dồng í voi câu này" Không có Mẹ, đố ai dám nói thẳng với Cha? - "

Nói vạy có í là phải qua Mẹ mới tới được với Chúa !

Tỉ dụ 1 billion Catholic qua Mẹ tới với Chúa và lên hết
trên thiên dường ,

vậy còn lại 5 billion (Ấn đô, Chinese,Muslim, Jehova Witness,
Nga Sô, dạo thầy Huỳnh phú Sổ, các dân tộc không Công giáo )
KHông qua Mẹ thì họ không dến được với Chúa , vậy họ xuống hoả ngục
hết sao , cả 5 Billion nhân loại sao !!!

Son Dông


Go to Top of Page

hailua

Others
24 Posts

Posted - 11/15/06 :  15:46  Show Profile  Email Poster Send hailua a Private Message  Reply with Quote
Bạn Sondong thân mến,
tôi nghĩ khi anh Duysinh viết câu đó, anh không có ý nghĩ là phải qua Mẹ thì mới tới Chúa , hay phải qua Mẹ thì mới được lên Thiên Đàng .

Tôi nghĩ (xin lỗi anh Duysinh nếu có sai thì anh chỉ bảo dùm cho :-)) anh chỉ khẳng định cái tầm vóc quan trọng của người mẹ , tình yêu thương của người mẹ dành cho con,v..v trong văn hoá, tâm tình của người Việt Nam. Qua mẹ, mình xin bố cái gì cũng được :-)

Ngày xưa khi còn nhỏ mỗi lần tôi muốn xin bố tôi điều gì, hoặc đi đâu thì đố mà giám xin thẳng với bố tôi (70% là không xong)... lại chạy ra mẹ thủ thỉ xin mẹ , để rồi mẹ tôi xin bố giùm cho. bảo đảm 99.99% là được :-).

vấn đề một bài hát có sai thần học hay không, tôi không dám bàn tới bởi khả năng không cho phép . Tôi chỉ thấy mình hãy để cho các linh mục , giám mục có chức quyền và khả năng thẩm định. nếu các ngài thông qua và cho bài A hoặc B hoặc C có câu sai về thần học, cần sửa đổi hoặc không nên tiếp tục hát, thi` lúc đó anh/chi/em mình "xin vâng" không hát nữa . Hoặc như là chính người nhạc sỹ đó sửa lại, hoặc rút lại bài hát đó thì không nói gì (như trường hợp bài "Bờ Đá Xanh Tạ Tội" của nhạc sỹ Đỗ Vy Ha. Tuy vậy, lâu lâu tôi vẫn nghêu ngao lời cũ trong phòng ..... tắm, tôi vẫn khoái lời đó, xin lỗi nhạc sỹ Đỗ Vy Hạ nhé) chứ còn anh chi em mình ở đây cứ bàn thảo thì cũng chẳng đi tới đâu cả .

Hailua



Go to Top of Page

duysinh

CT/NC
434 Posts

Posted - 11/15/06 :  17:42  Show Profile  Email Poster Send duysinh a Private Message  Reply with Quote
Cám ơn bạn Hai Lua đã trả lời bạn Sơn Đông dùm mình - Mình thấy những trao đổi rất có ích cho ca trưởng và các nhạc sĩ, vì nhờ đó mình hiểu biết nhiều hơn về Phụng Vụ, Thánh Nhạc - Chứ mình cứ như con cừu non cho hát thì hát, không cho hát thì Xin Vâng, thì mình sẽ không hiểu biết tại sao cho hát và tại sao không cho hát, phải không?

Duy Sinh
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 11/16/06 :  11:51  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote


Tôi đồng ý với bạn Hai Lua ( không dám bỏ dấu sợ ... phạm húy) là chúng ta cú tiếp tục hát bài này cho đến khi nào chúng ta được thông cáo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết rõ ràng, như 3 Thông Cáo của Đức Cha Phao Lô Nguyễn Văn Hòa ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1994 vậy.

Chúng ta đừng có tưởng là Đức Cha không theo dõi sát những sinh hoạt Thánh Nhạc Việt Nam. Trong Thông Cáo số 2, ngài đã nói về một bài hát có ”sáo ngữ” và có “kiểu nói trần tục”. Tuy không nêu tên tác giả, nhưng ngài đã trưng dẫn cụ thể là bài hát có câu “Như viên đá xanh ngủ yên giấc mộng lành.” thì phải hiểu là ngài cũng biết nhạc của anh Đỗ Vỹ Hạ nhiều lắm.

Huống chi đây là bài “Trên Con Đường Về Quê” mà mọi người dân Công Giáo Việt Nam không ai là không biết . Tôi đọc rất kỹ cả 3 thông cáo, không thấy ngài nói về bài “Trên Con Đường Về Quê” có sai thần học hay không.

Cho đến ngày nay, tôi chỉ thấy có 3 Thông Cáo của Đức Cha Phao Lô Nguyễn Văn Hòa là tiếng nói cao nhất của Thẩm Quyền Địa Phương Việt Nam mà chúng ta phải tuân theo. Tôi có vào đọc trang web của Giáo Hội Việt Nam http://hdgmvietnam.org/demo/default.aspx mà bạn Van vừa mới giới thiệu.. Tôi cũng đã cố gắng tìm những văn kiện mới nhất về Phụng Vụ nhưng chưa thấy. Nếu các bạn nào đọc được những Huấn Thị hay Thông Cáo khác ở đâu xin vui lòng post để anh chi em chúng ta cùng học hỏi thêm.

Tôi cũng có đọc được những bài viết của những nhà chuyên môn như LM Đỗ Xuân Quế, LM Thiện Cẩm, LM Tiến Dũng, LM Mi Trầm,... nhưng chưa thấy ai nêu đích danh bài hát này cả. Chỉ có một tập sách nghiên cưu về Thánh Nhạc rất công phu của LM Nguyễn Duy có đưa ra một ví dụ để nói về bài nhạc có lời ca không phù hợp với Giáo Lý. Đó là “TD3: Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai. (Đức Mẹ)”(khoảng trang 92 Thanh Nhac Nguyễn Duy www.catruong.com ). Nhưng đây cũng chỉ là một bài nghiên cứu với nhận định riêng của tác giả, cũng như nhiều bạn đã nói là cha này nói thế này, cha này nói thế kia mà thôi. Tất cả chỉ là những ý kiến riêng tư chứ không phải là chính thức của “Thẩm Quyền Địa Phương.”

BƯỚC ĐẦU CHO MỘT TUYỂN TẬP THÁNH CA

Gần đây tôi có đọc được một bài báo của tác giả LÊ ĐÌNH BẢNG viết trên EPHATA VIET NAM Số 219 . CHÚA NHẬT 12.06.2005 về một biến cố trọng đại cho nền Thánh Nhạc Việt Nam. Đó là sau hơn 30 năm và 20 buổi Hội Thảo với đủ mọi thứ nhận định về thực trạng của Thánh Nhạc Việt Nam như:

“Các nhạc sĩ tự sáng tác và tự in ấn dưới dạng phổ biến nội bộ, mà không hề xin Đấng Bản Quyền chuẩn nhận.

- Một số người vì tư lợi, thâu góp bài của các tác giả ( không hề xin phép trước, không tôn trọng luật tác quyền ), in và kinh doanh những tập Thánh Ca Cộng Đồng, không phân biệt bài nào được dùng trong Phụng Vụ, bài nào chỉ dùng trong sinh họat. Một vài cuốn sách kể trên có ghi là ”được dùng trong Phụng Vụ”, nhưng không xác nhận vị bản quyền nào chấp thuận.

- Các ca đoàn thường không tham khảo các vị hữu trách, cứ thấy có sách bán là mua về hát, không phân biệt hay-dở, tốt-xấu...

- Một vài Giáo Phận ra thông cáo hoặc Đấng Bản Quyền chỉ thị bằng miệng cấm hát bài này, bài nọ trong Giáo Phận, nhưng chỉ là cục bộ, tạo ra sự phân bì qua lại giữa những nơi không được hát và những nơi vẫn hát vui ve...”

Nhờ sự hướng dẫn của Đức Cha Stephano Tri Bửu Thiên, Chủ tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Việt Nam, (nhận chức ngay 10.10.2003 ), những người “ tha thiết mặn mà với Thánh Nhạc Việt Nam” đã họp lại để làm một việc mà từ trước tới giờ cũng chỉ là ước mơ thôi mà không bao giờ thực hiện.

Tác giả Lê Đình Bảng đã viết lại với những tâm tình cảm động như sau:

“Và cuối cùng, việc phải đến, đã đến. Trong ba ngày liên tiếp vừa qua ( 10,11 và 12.5.2005 ), cũng tại Trung Tâm Công Giáo, Đức Cha Chủ Tịch đã đích thân cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với các thành viên đến từ mọi miền đất nước: Hà Nội, Bùi Chu, Thái Bình, Hưng Hoá ( Bắc ); Quy Nhơn, Kontum, Buôn Ma Thuột, Nha Trang ( Trung ); Sài-gòn, Xuân Lộc, Phú Cường, Đà Lạt, Phan Thiết, Cần Thơ, Vĩnh Long, Long Xuyên ( Nam ).

Họ là Linh Mục, Tu Sĩ nam nữ, Giáo Dân, không thuộc diện sáng tác. Họ là ca trưởng hoặc tham gia trực tiếp việc ca hát Phụng Vụ trong các Giáo Xứ, Dòng Tu cuả các Giáo Phận. Đơn giản, họ chỉ tự nguyện làm những người giúp việc Uy Ban Thánh Nhạc để cùng nhau đọc – hát và xếp loại vào thang bậc: phổ biến rộng ( A ), phổ biến vừa ( B ) và phổ biến ít ( C ) – các ca khúc đã được in ấn hoặc sử dụng. Xem ra có vẻ giản đơn, nhẹ nhàng. Nhưng có ở trong cuộc mới thấy, trước một rừng tuyển tập tràn lan, công việc là chuyện đường dài, đòi hỏi nhiều hy sinh, tâm huyết và thời gian. Xin ơn Trên phù hộ anh chị em.

Rõ ràng đây là một bước khởi động ban đầu rất khẩn thiết, đặt cơ sở làm bệ phóng cho những phương hướng hoạt động sau này của Uûy Ban Thánh Nhạc. Vừa trân trọng một cách nghiêm túc đối với các tác giả – tác phẩm đã thành danh, đã có đời sống trong lòng Giáo Hội; vừa mở rộng cánh cửa mời gọi những tên tuổi phơi phới muốn cống hiến tài hoa cho Thánh Nhạc Thánh Ca Việt Nam.

Ba ngày đêm xa xứ, xa Dòng, xa nhà, tạm quên mục vụ, sinh hoạt và cơm áo gạo tiền để tự nguyện vào làm Vườn Nho Nhà Chúa. Cỗ máy đã khởi động, đã vận hành. Hy vọng từ hôm nay, cùng với nhiều đợt làm việc tập trung tương tự, một ngày không xa, Tuyển Tập Thánh Ca Việt Nam trọn bộ có giá trị tổng hợp về nội dung lẫn hình thức sẽ sớm ra mắt và được khắp các cộng đoàn Dân Chúa nồng nhiệt đón nhận. Để mọi người như một, hát lên tôn vinh Chúa và thánh hoá các tâm hồn.”

(Trich EPHATA VIET NAM, NĂM THỨ NĂM . SỐ 219 . CHÚA NHẬT 12.06.2005
http://www.trungtammucvudcct.com/web/news.php?mode=chitiet&no=84&cid=13&id=709 )

Như vậy trong khi “nơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ, trong căn nhà nhỏ, mẹ cũng ngồi chờ ...”, chúng ta vẫn cứ tiếp tục mượn bài hát “Trên Con Đường Về Quê” để dâng lên Mẹ Maria những lời cầu xin chân tình, tha thiết hợp với tấm lòng cầu nguyện của chúng ta... cho đến ngày chúng ta được nhìn thấy TUYỂN TẬP THÁNH CA không còn bài hát đó nữa.

Mong rằng ngày đó không xa. Hay ít là cũng phải trước ngày ... được Mẹ đưa về ...Quê Trời.


Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

n/a

26 Posts

Posted - 11/16/06 :  12:20  Show Profile  Email Poster Send n/a a Private Message  Reply with Quote
ANh Trungtrực

Dừng vội hãi chậm lại , bởi vì bài hát mà có vấn dề, có thắc mắc (có red flags) thì nên bỏ qua một bên . Còn rất nhiều thánh ca VN để hát mà tại sao lại chọn 1 bài có vấn dề, có red flags ?. Tại sao lại chọn bài hát đang có vấn đề ?

Anh có đốt duốc tìm khắp thế dan thì chưa chắc tìm ra thông cáo
......... tiếp tục hát bài này cho đến khi nào chúng ta được thông cáo chính thức của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam viết rõ ràng, như 3 Thông Cáo của Đức Cha Phao Lô Nguyễn Văn Hòa ban hành ngày 24 tháng 9 năm 1994 vây...................

Dọc trong Forum (phan bo le)lấy thí dụ Bo Le Ta di vao doi Ng V. Trinh ,. có người viết tìm hoài không thấy thông báo, không thấy Ng V Trinh lên tiếng, mà bộ lễ Ta di vao doi có nhiều vấn dề nên tạm thời hãi bỏ qua 1 bên .

Tại sao lại chọn bài hát đang có vấn đề ? Bộ không còn bài Dúc Mẹ đúng Mục Vụ dể hat sao ?

Son dong

Go to Top of Page

hailua

Others
24 Posts

Posted - 11/16/06 :  12:30  Show Profile  Email Poster Send hailua a Private Message  Reply with Quote
Có lẽ tại tôi viết ngắn gọn quá nên anh Duy Sinh hiểu lầm rằng tôi cứ nhắm mắt "xin vâng". Dĩ nhiên khi các linh mục giám mục có thẩm quyền, khi ra chỉ thị không nên hát bài "A" hoặc "B" thì chắc chắn các ngài sẽ đưa ra dẫn chứng cụ thể tại sao không được hát chứ.
Còn việc cho phép in ấn một bản nhạc tôi không biết các ngài có đưa ra dẫn chứng tao sao được hát? tuy nhiên việc chọn bài hát (dĩ nhiên đi đúng phụng vụ) cũng tùy ở cảm hứng của người CT phải không anh? tôi nghĩ chắc chắn các anh chị CT ngoài chọn bài cho đúng phụng vụ, cũng bỏ thêm cảm hứng của mình vô, trong lúc chọn bài . Bởi mình không bỏ "tâm tình" vô đó, thì làm sao bắt tui ca viên bỏ "hồn" vô khi hát được.

Hai Lúa
Go to Top of Page

duysinh

CT/NC
434 Posts

Posted - 11/16/06 :  13:24  Show Profile  Email Poster Send duysinh a Private Message  Reply with Quote
Đồng ý với anh Hai Lúa về 2 điều trên.
Nói chuyện "có hồn" thì mấy ca đoàn bên mình, mỗi khi tập hát chưa thấu đáo mà bắt buộc phải hát thì ca trưởng chỉ còn phán câu cuối cùng trước khi ra quân: "Hồn ai nấy giữ"!
Hỏi nhỏ nghe: tại sao lấy nick là "Hai Lúa" vậy? Coi bộ nhà anh Hai ruộng đồng thẳng cánh cò bay, chó chạy cúp đuôi hé?

Duy Sinh
Go to Top of Page

hailua

Others
24 Posts

Posted - 11/16/06 :  13:57  Show Profile  Email Poster Send hailua a Private Message  Reply with Quote
nhà ở dưới Xóm Mới, ruộng thì chỉ có vài trăm mét vuông bởi vậy mỗi lần trồng lúa gặt chỉ được Hai bao Lúa thôi.
Nhưng mà nói nhỏ anh nghe: em thấy cò ở ruộng nhà em cũng "thẳng cánh" bay lắm đó đâu cần tới vài chục mẫu ruộng. còn chó thì khỏi nói gặp người là cũng chạy cúp đuôi luôn ..... tại chúng sợ bị lên mâm hìhìhì . Xóm Mới cũng đâu thua gì Ông Tạ

Hai Lúa

Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 11/17/06 :  11:45  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Bạn Sơn Đông mến,

1) Những lý do mà tại sao nhiều người chúng ta không còn hát Bộ Lễ của Linh Mục Nguyễn Văn Trinh đã được Forum này bàn thảo rất kỹ ở trang này: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=1426 và ở trang http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=562 . Nhất là xin bạn đừng bỏ qua bài viết rất sâu sắc, hùng hồn và đầy xúc động của Nhạc Sỹ ĐỖ VỸ HẠ với tựa đề “NÓI VỚI CÁC BẠN TÔI VỀ CHUYỆN DÀI BỘ LỄ”. Thiết tưởng tôi không cần COPY lại nguyên văn bài viết đó ở đây nữa. Tôi chỉ xin lặp lại một ý tưởng then chốt. Đó là Bộ Lễ của Linh Mục Nguyễn Văn Trinh – theo như nhận xét của nhiều người - đã vi phạm qui định của Thánh Bộ Phượng Tự như Thông cáo số ba của Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa Giám Mục Giáo Phận Nha Trang Đặc Trách Thánh Nhạc HĐGM Việt Nam đã viết:

“a) Bản văn cố định: Với các bản văn thuộc nghi thức thánh lễ như: các lời cầu nguyện của chủ tế, bộ lễ, các lời tung hô, các lời đối đáp giữa Linh Mục hoặc Phó Tế với cộng đồng, kinh Tiền Tụng, kinh Nguyện Thánh Thể, kinh Lạy Cha... phải theo sát bản văn đã được HĐGM chuẩn nhận và được Tòa Thánh châu phê, in trong sách lễ Rôma: không được thay đổi vì bất cứ lý do gì.”.

Do đó chúng ta không còn hát nữa vì muốn vâng lời những qui định của Giáo Hội trong Thánh Lễ. (The key word is Thánh Lễ).

2) Chưa có một Thông Cáo chính thức nào, trực tiếp hay gián tiếp nói là chúng ta không được hát bài “Trên Con Đường Về Quê” này cả. Ý tưởng chính trong đề tài này là có nên sửa (hay không sửa ) lời của bài hát này khi chúng ta hát ca tụng Đức Mẹ (không phải trong Thánh Lễ như tôi đã nhấn mạnh ở bài viết đầu của tôi ở trên) hay không ? Hơn nữa, vấn đề chúng ta đang bàn luận ở đây cũng không phải là chỉ có một bài hát duy nhất về Đức Mẹ để chúng ta không có sự chọn lựa. Trong kho tàng Thánh Nhạc Việt Nam ít nhất cũng phải gần 500 bài hát về Đức Mẹ. Hoặc nếu bạn vào www.catruong.com cũng có sơ sơ hơn 200 bài cho bạn chọn. Tôi không có nói là bạn phải dùng bài hát này nếu bạn không cảm thấy tâm tình trong đó. Nhưng mà nếu tôi thích bài hát này, tôi hát không có nghĩa là tôi đã đi sai ... thần học. Vậy thôi ! (Hình như tôi đang lây bệnh của bác Hùng Lân ỏ bên trên rồi đó.)

PS: Xin lỗi nói nhỏ với bạn nhé. Như mục đích của Forum này, mọi ý kiến chia sẻ trong tinh thần bác ái, khiêm nhượng đều đưa đến một mục đích là giúp chúng ta học hỏi và xây dựng cho nhau để kiến thức về Thánh Nhạc được phong phú thêm. Khi bạn trả lời cho đề tài nào bạn muốn góp ý kiến, thì bạn chỉ cần quote một hai câu thôi, và trích dẫn nhiều hơn nếu bạn muốn trả lời thêm. Bạn đừng COPY lại cả bài viết của người khác, nó vừa tốn chỗ, vừa dễ bị lạc đề lắm. Hơn nữa cũng giúp người khác khỏi phải viết đi viết lại tư tưởng của họ khi người đọc không hiểu đúng. Bạn cũng có thể “create a new topic “ nếu bạn muốn. Cám ơn bạn.



Trần Trùng Trục
Go to Top of Page

n/a

26 Posts

Posted - 11/17/06 :  12:10  Show Profile  Email Poster Send n/a a Private Message  Reply with Quote
Anh Trung Truc kính

Tui muốn nói là bài hát mà có vấn dề , có red flags thì đừng đem vào thánh lể hát (chỉ làm gương sấu cho dáo dân vì họ ngĩ là Ca đoàn làm đúng), còn hát trong phòng tắm hay ngoài công viên thì khỏi bàn tới .

........Nhưng mà nếu tôi thích bài hát này, tôi hát không có nghĩa là tôi đã đi sai ... thần học. Vậy thôi .....

Nên chọn bài hát đi dúng theo Thánh lễ hôm đó,bài hát dúng theo Mục Vụ như các thông báo thì ca doàn mới làm đúng bộn fận của ca doàn .

Son Dông

Go to Top of Page

myhoang

Others
582 Posts

Posted - 11/17/06 :  12:28  Show Profile  Email Poster Send myhoang a Private Message  Reply with Quote
Xem văn phong thì biết được trình độ và kiến thức, từ đó có thể suy ra người viết thuộc thế hệ nào và trình độ tới đâu... Anh 3T chấp nhất làm gì ....

myhoang

Edited by - myhoang on 11/17/06 12:57
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/23/06 :  02:00  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by sondong
... Còn rất nhiều thánh ca VN để hát mà tại sao lại chọn 1 bài có vấn dề, có red flags ?. Tại sao lại chọn bài hát đang có vấn đề ?

Tại sao lại chọn bài hát đang có vấn đề ? Bộ không còn bài Dúc Mẹ đúng Mục Vụ dể hat sao ?
Son dong

Hi hi, tớ thấy bạn SonDong nói có lý đó chứ. Nếu sau khi tìm hiểu và suy nghĩ mà mình vẫn băn khoăn về một bài hát, thì thôi tốt nhất chọn bài khác vậy. "Cẩn tắc vô áy náy" mà lị! (hi hi, cẩn thận thì không phải lo).

Xin trở lại với bài "Trên Con Đường Về Quê":

Qua những phân tích rất thuyết phục của các bác HaiDang, HungLan, DuySinh, TranTrungTruc..., tớ nghĩ là đã đủ để kết luận rằng có thể yên tâm sử dụng lại bài hát này (đúng nguyên bản của nó) mà không sợ "sai thần học".

Theo tớ thì có lẽ các vị phụ trách về Thánh nhạc trong nước cũng đã từng nghe các dư luận chung quanh câu điệp khúc bài này. Có lẽ các vị ấy cũng từng cân nhắc, và cũng đã đi đến kết luận tương tự như các bác mình ở đây thôi. Có lẽ các vị ấy đã thấy rằng không cần phải đưa ra một quyết định cụ thể về bài này, vì:

- những người muốn sử dụng bài hát đúng nguyên bản thì hẳn đã rất ý thức rằng hát như vậy không có nghĩa là xem Đức Mẹ quan trọng hơn Chúa,

- còn những người hơi... "lo xa" một chút, muốn hát lời mới (mà theo bác BachViet là do cha Tiến Dũng đề nghị) "cho chắc ăn", thì cũng tốt thôi. Và cũng hy vọng là tác giả Nguyễn Khắc Xuyên không phật ý vì điều đó.

Nếu quả thực các vị ấy đã nghĩ như vậy thì tớ thấy cũng hợp lý. Vấn đề còn lại, (mà thực ra là vấn đề đáng lưu tâm nhất, và tớ rất đồng ý với bác TranTrungTruc về điểm này): là sử dụng bài hát đó vào lúc nào, dịp nào, ở đâu... cho thích hợp. Đó mới là điều quan trọng. Và đó cũng chính là điểm mà tớ mong được góp thêm sau đây.

(Nhưng trước khi trình bày ý kiến của mình, tớ xin phép đính chính lại bài viết trước mà tớ đã viết không khéo khiến bác HungLan hiểu lầm. Bác HungLan viết: "Xem qua bài viết của bác thì làm như bài hát ấy sai lầm khủng khiếp lắm thì phải?".

Thực ra ý tớ trong bài viết đó không phải là phê bình cái sai của bài "Trên Con Đường Về Quê". Chính tớ cũng không nghĩ là bài hát đó "sai thần học". Tớ chỉ muốn nói rằng việc thường xuyên lắng nghe dư luận, thường xuyên so đo cân nhắc kỹ lưỡng, và có khi cần chấp nhận cả những cuộc tranh luận căng thẳng về từng chi tiết nhỏ trong các bài thánh ca là điều nên làm và phải làm. Tất cả điều tớ muốn nói trong bài viết đó chỉ là như thế. Tớ thật vụng về để đến nỗi gây ra hiểu lầm, xin được thành thực xin lỗi bác HungLan một lần nũa).

Edited by - Micae on 11/23/06 03:00
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/23/06 :  02:59  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
Xin chia sẻ với các bác cảm nhận của tớ thời gian còn làm ca trưởng. Thực tình là tớ đã nhiều lần phải băn khoăn và dè dặt với bài "Trên Con Đường Về Quê" này, nhưng không phải vì lời điệp khúc mà chính là vì hai tiểu khúc, nhất là tiểu khúc 1:

1. Trời đêm vắng sao, sương về. Ðường xa thăm thẳm khuất bóng quê. Con băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó, có ai bạn đường cùng đi khỏi lo. Mẹ ơi, bóng đêm rợn rùng. Vực sâu đang gầm dưới lá rung! Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn. Ðoái thương con cùng, Mẹ Ðấng Chí Tôn!

Chắc các bác cũng đồng ý, là tuy bài hát viết ở cung Sol Trưởng nhưng đây không phải là một bài vui vẻ hay hân hoan. Nói rằng nét nhạc ở đây có vẻ thảm thiết hay thê lương thì hơi quá, nhưng có lẽ phải nhận rằng có gì đó rờn rợn, hãi sợ, hoảng hốt, cô đơn cô độc, lẻ loi trống vắng... (nhất là đoạn tiểu khúc). Nhiều bác ở đây đã chia sẻ rằng mỗi khi hát bài này, trong lòng bỗng dâng lên một cảm xùc rất đặc biệt, rất khó tả.

Khi đọc ý kiến của bác ThanhDenver, tớ càng thấy nhận định trên đây là có cơ sở. Bác ThanhDenver đề nghị đổi Điệp khúc thành: "Trên con đường về quê, quỉ ma tứ bề...". Tớ nghĩ không phải ngẫu nhiên mà bác ấy nghĩ ra câu điệp khúc mới đó. Có lẽ bác ấy rất nhạy cảm, đã thấm thía sâu sắc cái "hồn" rờn rợn của nét nhạc này, nên mới liên tưởng đến khung cảnh đáng sợ như trên. Mà thú thực, nghĩ cho cùng, phát biểu rằng "ma quỉ vây khốn tứ bề trên con đường ta tiến về Thiên quốc", thì cũng đâu có... "sai thần học" đâu!?

Cho đến lúc bác TranTrungTruc giới thiệu tài liệu nói về hoàn cảnh ra đời của bài hát, thì tớ lại càng nghiệm lại rõ hơn những ấn tượng xưa cũ của mình khi được nghe bài này hồi nhỏ. Bác TranTrungTruc đã chia sẻ rất hay về bối cảnh xã hội chung quanh năm 1945 ấy, nên tớ không dám nói thêm nữa...

Tóm lại, những điều trình bày trên làm tớ phải đi đến kết luận là bài hát này quá đặc biệt, và cũng tuyệt vời nữa! Gọi đây là một bản thánh ca "bất hủ" kể cũng không phải là quá đáng. Nhưng chính vì nó quá đặc biệt, có thể tác động đến ngưới nghe một cách kín đáo nhưng mạnh mẽ, cho nên phải chăng càng cần phải thận trọng khi sử dụng nó giữa cộng đoàn - cộng đoàn dân Chúa cũng như cộng đồng dân tộc?

Bài đã dài nên tớ xin phép tạm ngừng đây, mai mốt viết tiếp. Không biết các bác có đồng cảm với tớ về những cảm nhận vừa nói trên không nhỉ?
Go to Top of Page

bachviet

CT/NC
456 Posts

Posted - 11/24/06 :  15:11  Show Profile  Email Poster Send bachviet a Private Message  Reply with Quote
Ciao bác Micae,

Những điều nhà cháu suy tư, thì nhà cháu đã nói lên hầu hết, rồi cộng thêm cả tỉ ý kiến đóng góp của các bác khác rất đa dạng, rất xúc tích...thì thật là nhà cháu cũng đã mở con mắt ếch to hết cỡ, để nhìn bầu trời (tưởng chừng vĩ đại lắm) trên miệng giếng rồi, hì hì... Quả thật thì mọi người chúng ta đã góp phần đưa bài TCĐVQ lên bàn mổ và đã tiểu phẩu, cũng như xém đại giải phẩu rồi. Bác sĩ chuyên khoa (nhất là về giải phẩu) thì học khó hơn là bác sĩ tổng quát phải không bác? Bởi vì mũi dao mổ nó đi nhanh, thì cái đầu khi “in action”, nó phải nhanh hơn thế nữa, kẻo cắt bậy thì nạn nhân tắt thở phải không bác. Nhà cháu giết gà còn chưa xong, thì làm sao dám nói đến chuyện tham gia vào bác sĩ đoàn được, các bác cho nhà cháu đứng xem đặng học lóm là nhà cháu sướng rên mé đìu hiu rồi, hì hì...

Thế nhưng (chữ “nhưng” luôn đáng ghét!), sau khi đọc bài chia sẻ cuối cùng của bác, bác bảo rằng “...nhưng có lẽ phải nhận rằng có gì đó rờn rợn, hãi sợ, hoảng hốt, cô đơn cô độc, lẻ loi trống vắng...(nhất là đoạn tiểu khúc).”, làm nhà cháu hơi sợ, bác ạ, nhà cháu thỉnh thoảng cũng chọn bài hát này để hát kết lễ cho một thánh lễ an táng, nhìn di hài người quá cố lòng đã sợ rồi mà nghe bác diễn tả thế thì càng kinh hãi! Nhưng nghĩ đi cũng phải nghĩ lại, kẻo sợ thì run, run thì không thể đi, không đi thì không thể làm việc, không làm việc thì cái đầu nhà cháu nó thường cũng “on strike” bác ạ. Không biết bác có ấn tượng mạnh mẽ thế, cũng một phần là vì nhà bác mới xa quê không nhỉ? Tâm sự này, nhà cháu cũng xin chia sẻ với bác, ở tuổi của chúng mình nó ví như một thân cây mà rễ cái nó đâm khá sâu vào lòng đất, nó khá quen với phong thổ quê Mẹ, bây giờ bứng nó đi trồng một nơi mà khí hậu, phong thổ hoàn toàn khác, thì nó rất vất vả khi adapt vào môi trường mới lắm, một số rễ, một số thân cành sẽ héo úa rã rời... thế nhưng nó sẽ sống và nó sẽ thành một loại cây universal, sống ở đâu cũng sẽ OK đấy bác ạ. Đó là cái hệ quả lạc quan phải không bác? Rồi mai mốt cây mẹ sinh cây con, cũng như định luật muôn đời của tự nhiên, là thế hệ trước luôn là kẻ lót đường êm ái (the best we can) cho thế hệ theo sau, phải không bác?

Nói vòng vo, sắp quên bà đi cái chuyện muốn chia sẻ với bác, hì hì...(nhà cháu cũng có tật...giống như bác, vòng vo Tam Quốc rồi mới vào chuyện, vợ cháu luôn mắng nhà cháu thế đấy, hì hì...).
Thế tại sao bài TCĐVQ nó... ấn tượng thế bác nhỉ? Cho nhà cháu ngắt câu thử một phiên khúc theo trường độ mà tác giả đã viết theo melody của bài hát bác nhé:

“Trời đêm vắng sao,
sương về.
Đường xa thăm thẳm,
Khuất bóng quê.
Con
Băn khoăn đưa mắt trông tìm đây đó,
Có ai bạn đường, cùng đi khỏi lo?
Mẹ ơi bóng đêm
rợn rùng
Vực sâu đang gầm
dưới lá rung,
Con lao đao sắp ngã
trên đường nguy khốn,
Đoái thương con cùng
Mẹ ĐẤNG CHÍ TÔN!”

Có phải là tứ thơ không bác? Đúng thế! Theo cháu, đó là tại sao bài hát nó cứ vấn vương trong tâm tưởng của người nghe, và nó ngọt ngào trên môi của người hát.
Nhưng chưa hết, thử qua phần điệp khúc. Bác thử để dòng nhạc của ĐK (dòng nhạc only mà không cần nhớ tới lời, hơi khó đấy, nhưng phải tập bỏ tạp niệm để xoáy vào một điểm, như thiền vậy bác nhé) nó âm vang trong đầu, bác có cảm thấy rằng có phải những nốt cuối cùng của 2 câu trong ĐK nó xuống và lên như một câu hỏi không? Một câu hỏi đầy băn khoăn và được lập lại 2 lần (như 1 điệp ngữ). Trong văn viết, khi điệp ngữ xuất hiện thì nó muốn nhấn mạnh ý ở nơi nó xuất hiện, phải không bác? Và cái melody (không biết trong nhạc có từ nào để thay cho chữ “điệp ngữ” không nhỉ, cứ gọi tạm bừa nó là “điệp nhạc” đi bác nhé, hì hì... nhà cháu hay nói nôm na chỗ nào mình bí) có phải là cần thiết phải cho thêm một dấu chấm hỏi (?) sau hai câu nhạc của ĐK, phải không bác.
Question nhạc đi với question lời, không thể hợp gu với nhau hơn thế!
Đó là tại sao, nhà cháu đã bạo miệng bảo rằng lời của ĐK nó unique với melody của ĐK (và cùng với những PK đậm nét cậy trông khắc khoải)
“...Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?
Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?”
Chớ còn các câu sửa như “con vững thêm lòng tin bước đi bằng yên...”, nó cũng không tệ, nhưng nó không cần 1 cái question mark sau câu đó, và vì thế nó không còn có unique với nét nhạc đầy tự hỏi, khắc khoải của melody. Lời & nhạc của bản chính, nó quyện vào nhau làm một như mầu nắng vàng của một buổi hoàng hôn,thật rất khó pha mầu, và khó biết được người nghệ sĩ tài hoa đã dùng những màu chi để vẽ lên nó lắm. Bởi vì công cụ, vật thể đã trở nên sống động qua cái rung cảm xuất thần của tác giả trong phút giây...chạm Trời ấy.
Nói về Thần Học nhà cháu rất là sợ, bởi vì chẳng biết chi về môn học Thần này cả, có lẽ cũng biết (mà không biết mình biết) mang mang qua tín lý, qua suy niệm Thánh Kinh, qua gia đình, qua mấy chục năm theo Chúa (lắm khi rất đoảng, hời hợt và tội tình)... Vì thế nhà cháu ví sự lý luận nó như tên gác gian của lòng mình, tên gác gian giữ cửa lòng, hắn rất hữu dụng để biết phải cho ai vào nhà, ai nên không cho, nhiều khi hắn...phản động, hắn cho cả thế gian vào trong lòng một lúc không phân chính tà, thì chủ nhà của lòng cháu nó bị khủng hoảng trầm trọng!, nhưng cũng có lúc hắn đóng cửa không cho người thân quen vào, mà chủ nhà là trái tim rất muốn gặp gỡ. Nhà cháu không phân tích nhiều được như nhà bác, nên sometimes, nhà cháu layoff tên gác gian, mở cửa tim mà nhận directly cái rung cảm, như trường hợp nhà cháu đón người bạn TCĐVQ đấy bác.

Thôi để tạm gác ý tứ dông dài, nhà cháu xin mượn một câu nói của Thánh Phaolô (thì phải?) gởi tín hữu thành ...(nào chẳng nhớ rõ, somewhere on the earth), đại khái như vầy: “... khi còn nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, nhưng khi trưởng thành tôi bỏ đi những gì của trẻ nhỏ... khi điều vô hạn đến thì cái giới hạn tự nó sẽ biến mất đi...”. Đó là cái nhìn của nhà cháu khi ứng xử với những điều có mang sắc mầu khó phân của Thần Học.

TB. Ờ, mà bác nhớ lộn rồi đó nhé, nhà cháu chẳng biết và cũng chẳng nói là lời mới của bài TCĐVQ là do cha Tiến Dũng đề nghị đâu nhé. Chắc bác nhớ lộn ai đó đã viết đấy. Hình như là của anh TĐP nói đấy, anh ấy là cái kho chứa Thánh Nhạc và các điều liên quan về nó đấy bác ạ.


Duc

Edited by - bachviet on 11/24/06 15:17
Go to Top of Page

Micae

Basso
346 Posts

Posted - 11/25/06 :  00:55  Show Profile  Email Poster Send Micae a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by bachviet
..."Có phải là tứ thơ không bác? Đúng thế! Theo cháu, đó là tại sao bài hát nó cứ vấn vương trong tâm tưởng của người nghe, và nó ngọt ngào trên môi của người hát."...
..."Đó là tại sao, nhà cháu đã bạo miệng bảo rằng lời của ĐK nó unique với melody của ĐK (và cùng với những PK đậm nét cậy trông khắc khoải)
“...Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?
Con biết cậy vào ai, biết nương nhờ ai?”

Chớ còn các câu sửa như “con vững thêm lòng tin bước đi bằng yên...”, nó cũng không tệ, nhưng nó không cần 1 cái question mark sau câu đó, và vì thế nó không còn có unique với nét nhạc đầy tự hỏi, khắc khoải của melody. Lời & nhạc của bản chính, nó quyện vào nhau làm một như mầu nắng vàng của một buổi hoàng hôn,thật rất khó pha mầu, và khó biết được người nghệ sĩ tài hoa đã dùng những màu chi để vẽ lên nó lắm. Bởi vì công cụ, vật thể đã trở nên sống động qua cái rung cảm xuất thần của tác giả trong phút giây...chạm Trời ấy.

Ha ha, mến chào bác BachViet! Vậy là bác cũng đã tham gia vào... "đoàn bác sĩ giải phẫu" rồi đấy nhé! Và "tay mổ" của bác cũng hết sức tinh tế, rất... "có nghề"! Bác nhận ra những điều mà trước đây tớ chưa nghĩ tới. Công nhận là bác phân tích rất có lý. Tớ "chịu" lắm bác à!

Đúng thật là càng nghe các bác "mổ xẻ" (hiểu theo nghĩa tích cực nhất của hai chữ này), càng thấy bài hát TCĐVQ hay vô cùng và càng thấm thía thêm nó hay chỗ nào. Bác nói đến cái "unique" của bài hát, khiến tớ lại nhớ đến các ý kiến cho rằng những câu ĐK đề nghị sửa về sau có vẻ chắp vá, trật chìa, và làm mất đi cái "hồn" độc đáo của bài hát. Bác DuySinh cũng từng nghĩ là nếu buộc phải bỏ, thà bỏ hẳn chứ không sửa đi sửa lại!

quote:
Originally posted by bachviet
Không biết bác có ấn tượng mạnh mẽ thế, cũng một phần là vì nhà bác mới xa quê không nhỉ? Tâm sự này, nhà cháu cũng xin chia sẻ với bác, ở tuổi của chúng mình nó ví như một thân cây mà rễ cái nó đâm khá sâu vào lòng đất, nó khá quen với phong thổ quê Mẹ, bây giờ bứng nó đi trồng một nơi mà khí hậu, phong thổ hoàn toàn khác, thì nó rất vất vả khi adapt vào môi trường mới lắm, một số rễ, một số thân cành sẽ héo úa rã rời... thế nhưng nó sẽ sống và nó sẽ thành một loại cây universal, sống ở đâu cũng sẽ OK đấy bác ạ. Đó là cái hệ quả lạc quan phải không bác? Rồi mai mốt cây mẹ sinh cây con, cũng như định luật muôn đời của tự nhiên, là thế hệ trước luôn là kẻ lót đường êm ái (the best we can) cho thế hệ theo sau, phải không bác?

Hi hi, rất cám ơn sự thông cảm ân cần của bác BachViet. Điều bác vừa nói trên cũng là ưu tư và hy vọng của tớ đấy bác à, khi nghĩ đến mình (và cả vơ con mình) trong hoàn cảnh mới. Lúc này vì có em bé mới sinh, tớ còn được ở nhà nhiều giờ trong ngày, còn để computer online và chạy ra chạy vô "tám" với diễn đàn. Tớ biết chỉ nay mai thôi là mình sẽ "đầu tắt mặt tối" chạy theo guồng quay của cuộc sống tất bật ở đây như bất cứ một người mới qua nào khác. Tớ đã tự hỏi mình có quá lưu luyến với quá khứ mà chậm trễ việc hội nhập vào cuộc sống mới không? Mình có thiếu trách nhiệm không?... Hì hì, nhưng tớ cũng tự tha thứ cho mình chút: yên tâm hưởng cái lễ Thanksgiving đầu tiên và lễ Các Thánh Tử Đạo VN này xong đã! Tớ hăng hái dài dòng trong diễn đàn này một tháng qua, vui cái vui được làm quen với nhiều anh chị em mới, cũng là vì biết mình sẽ không còn thời gian nhiều như vậy nữa. Mai đây có bận bịu thì sẽ không tiếc nuối.

Nhưng bác BáchViệt ạ, tớ muốn nói đến ấn tượng từ lúc nhỏ của tớ (và kéo dài đến tuổi thanh niên) về bài TCĐVQ này cơ. Lúc nhỏ tớ học ở tiểu chủng viện, bài hát này thỉnh thoảng vẫn được hát chung trong giờ kinh tối trước khi đi ngủ. Đây lại cũng là bài nhất định sẽ được hát lên, vào đêm trước khi các chú nhóc bọn tớ rời chủng viện để... "trở về thế gian" nhân dịp nghỉ Tết hay nghỉ hè. Những dịp như thế, bọn tớ thường được các cha, nhất là các cha linh hướng, chuẩn bị và dặn dò kỹ lưỡng. Tớ vẫn nhớ có cha dặn rằng nhiều chủng sinh rất có triển vọng trong những tháng ngày ở chủng viện, cuối cùng lại "mất ơn gọi" chỉ sau một dịp trở về gia đình để nghỉ hè...

Tớ chưa có dịp hỏi lại các bạn cùng chủng viện ngày xưa (hì hì, trong đó có cha Cường ở diễn đàn này) xem những ấn tượng lúc đó của tớ có phần nào giống các bạn không. Tớ có cảm tưởng như mình sắp rời một nơi hết sức "an toàn" là Nhà Chúa, để trở về "thử lửa" với thế gian đầy cạm bẫy, đầy chông gai, nhất là đầy "cám dỗ"! Suy diễn thêm ra nữa thì cái "thế gian" này đây quả đúng là "quỉ ma tứ bề"! Liệu khéo mà giữ mình! Và không phải chỉ cậy dựa sức mình thôi, còn cần phải khẩn khoản nài xin ơn phù giúp. Tất nhiên chạy đến cùng Đức Mẹ là rất thích hợp:

"Mẹ ơi bóng đêm rợn rùng. Vực sâu đang gầm dưới lá rung. Con lao đao sắp ngã trên đường nguy khốn. Đoái thương con cùng, Mẹ ĐẤNG CHÍ TÔN!”

Lớn lên một chút, khi phụ trách ca đoàn những năm ngay sau 1975, tớ lại có thêm cảm nghĩ rằng hình như khá nhiều bài thánh ca Công giáo VN ít nhiều mang âm hưởng của một ý tưởng phổ biến trong Giáo hội trước Vatican II: xem "thế gian" (chứ không phải "thế ngay") là một trong "ba thù": thế gian-ma quỉ-xác thịt! Cách nghĩ này trong quá khứ đôi khi đi đến chỗ hơi cực đoan, và Công Đồng Vatican II đã cố gắng trình bày một cái nhìn mới cho chính xác và tích cực hơn. (Gọi là "mới", nhưng thực ra đó chính là cái nhìn rút từ việc trở lại chính nguồn mạch Phúc Âm).

Khoảng những năm 80, xuất hiện Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trong đó cũng nhấn mạnh rằng "thế gian" này, cách riêng là đất nước và dân tộc này, chính là nơi mà Chúa muốn Giáo hội dấn thân vào, tích cực yêu thương, gắn bó, cộng tác cùng mọi người (đồng bào chung quanh) để xây dựng cho nó đẹp hơn và xứng đáng hơn. Chính ngay tại "thế gian" này mà Nước Trời sẽ được xây dựng. Thế gian không còn là kẻ thù nguy hiểm hay đáng sợ nữa.

Đó là lý do khiến tớ dè dặt với bài hát TCĐVQ mà chúng ta đang bàn đây. Lúc đó, tớ hoàn toàn không biết hoàn cảnh ra đời của bài hát, chỉ đoán rằng có lẽ tác giả Nguyễn Khắc Xuyên sáng tác bài này dành cho nghi thức An Táng hay Cầu Hồn, hoặc là hát cầu cho một người đang trong cơn hấp hối (trong giờ lâm tử). Tớ nghĩ trong những hoàn cảnh như thế thì bài hát là rất thích hợp. Và người nghe, kể cà người nghe không Công giáo, sẽ dễ dàng đồng cảm với nội dung: Con đường đi về thế giới bên kia quả là khốn nguy, rợn rùng; là cô đơn cô độc tuyệt đối, "đưa mắt trông tìm đây đó mà liệu có thấy ai đi cùng?"; là "thăm thẳm khuất bóng quê" và chung quanh biết bao "vực sâu đang gầm thét"! Có mấy ai mà không "lao đao sắp ngã" trên lộ trình này? Ngay cả niềm tin Phật giáo (nhất là Phật giáo Tây Tạng) cũng cho rằng thời điểm chung quanh (trước và sau) giờ chết lá thời điểm mà hồn người rất cần sự trợ giúp. Cả cuộc đới đã qua như "chiếu" lại trước mắt, với biết bao vực thẳm thét gào "đòi nợ" những gì mình đã bất xứng trong đời!

Nhưng cả trong trường hợp tang lễ, tớ cũng khá dè dặt khi chọn bài hát này. Thời gian ấy chúng tớ thường xuyên tình nguyện đi "hát show đám ma" (nói đùa) tại gia, sâu trong các khu xóm, nhất là các khu xóm lao động nghèo có nhiều "người bên lương". Tớ nghĩ rằng niềm tin Kitô giáo của chúng ta có cái nhìn lạc quan và tích cực hơn nhiều về cái chết, và do đó, cũng về trần gian và cuộc sống. Và những dịp đến chia sẻ nỗi buồn sinh ly tử biệt, chính là những dịp quí báu để trình bày niềm cậy trông hoan hỉ của chúng ta, chứ không phải nỗi lo âu, hãi sợ...

Nếu Chúa chấp tội thì chắc chắn không ai, không bất cứ ai, đứng vững hết! Nhưng Chúa mà chúng ta tin là vị Thẩm phán rất mực nhân từ. Người yêu thương và tha thứ cho chúng ta "vô điều kiện" (nếu có thể nói thế). Chúng ta được cứu chính nhờ giá máu của Ngôi Lời Nhập thể, chính nhờ tình yêu "đi bước trước" của Chúa Cha. Sao ta còn lắng lo nghi ngại mà không hỉ hoan tuyên xưng niềm vui chắc chắn được cứu độ ấy? "Khi Chúa thương gọi tôi về, Hồn tôi hân hoan như trong một giấc mơ!...".

Các bác thân mến,

Tớ rất biết những người Công giáo VN nào từng trải qua giờ phút nguy nan sóng gió (ví dụ những "thuyền nhân"), sẽ thấm thía biết bao khi hát lại TCĐVQ của bác Nguyễn Khắc Xuyên. Trong cuộc sống phần nào "đễ thở" và sung túc hơn ở hải ngoại, tớ cũng rất hiểu là nhiều khi chúng ta cần nhắc nhau ghi nhớ lại những giây phút gian nan và được cứu giúp cách diệu kỳ ấy, để ghi lòng tạc dạ thân phận mỏng giòn và bất lực của mình, và ghi lòng tạc dạ niềm cậy trông khiêm nhu lúc nào cũng là cần thiết của mình.

Nhưng bọn tớ ở quê nhà thì lại khác. Thư Chung của HĐGMVN càng làm bọn tớ xác tín thêm rằng chính trong lúc cả dân tộc đang thở than vì thất vọng, khốn khó, (những năm đói kém ấy), thì hơn ai hết, người Công giáo VN cần làm nổi bật niềm tin tưởng lạc quan và sự hăng say dấn thân nhập cuộc của mình.

Bài hát TCĐVQ tớ cũng nghĩ như các bác, rằng sẽ là quá đáng nếu bảo câu điệp khúc "sai thần học". Nhưng trong những năm ấy, mỗi khi cùng ca đoàn hát lại bài này, tớ đã rất thường chọn điệp khúc thứ hai: "Con vững tâm mà đi, bước đi bình an", không phải là để "cho chắc ăn". Nguyên do chỉ là vì hoản cảnh thực tế của xã hội và của cộng đoàn lúc đó thôi. Kể cả cái chết cũng không làm chúng ta mất đi sự bình an sâu lắng và sự vững tâm tích cực dấn thân với đời! Giờ không phải lúc thở than, mà là lúc sắn tay áo lên "nhập cuộc"!

Âu cũng là kỷ niệm một thời! Tớ chỉ muốn viết lên đây như một chia sẻ, ít là về việc chọn bài hát trong một hoàn cảnh phụng vụ cụ thể, chứ thực tình không phải chăm chăm đòi đặt lại vấn đề về một bài hát đã đi rất sâu vào lòng nhiều người Công giáo Việt Nam.
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05