Thanh-Nhac Forum
Thanh-Nhac Forum
Home | Profile | Active Topics | Forum Rules | Members | Private Messages | Search | Hỏi - Đáp
Username:
Password:
Save Password
Forgot your Password?

 All Forums
 A. Catruong's Forum Info - Welcome!
 A2. Thông Tin & Góp Ý
 Sách Lễ Roma và Sách Lễ Giáo Dân
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Author Previous Topic Topic Next Topic  

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/06/07 :  09:17  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
Sách Lễ Roma và Sách Lễ Giáo Dân

Xin ghi lại câu góp ý của anh Hoàng bên đây: http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2945

quote:
Originally posted by hoangmusic

Bác Trần Trùng Trục thân mến , từ trước tới giờ tôi chỉ dám đứng ngoài len lén nghe (bằng mắt) những điều bác nói , và thầm thán phúc bác về tất cả mọi điều , tôi gọi bác là BTTT vì bác Biết Tất Tần Tật - Biết Tỉ Ti Thứ - Bác nói Tuuốt Tuồn Tuột những điều bác nghĩ với Toàn Tâm Tình Thật Thân Thương - nay tôi có một điều thắc mắc xin bác vui lòng Thương Tận Tình mà giải thích dùm giữa sách lễ Rôma và sách lễ Giáo dân khác nhau làm sao , vì lý do gì mà một số thánh vịnh xử dụng trong phần đáp ca và câu tung hô trước Tin Mừng lại có những chỗ khác nhau , vì một người bạn tôi đã dựa vào sách lễ Rôma soạn gần 1000 bài hát rồi in thành sách dành cho phần đáp ca và alleluia - sau đó cha sở đưa cho cuốn sách lễ Giáo Dân từ Việt Nam gởi qua bảo là không đúng phải sửa lai. - Thân mến - CTH
(thành thật xin lỗi vì đã đâm ngang hông đề tài đang luận bàn sôi nổi )


Anh Hoàng kính mến,

Trước khi anh đặt câu hỏi, anh cho em đi tàu bay giấy một vòng cũng ... đã , vì đi tàu bay giấy chỉ có tốn nước ... bọt làm tiếng máy bay bay vù vù trên không thôi, nếu nó có rớt thì cũng không có ... chết người . Rất an toàn !

"Bấy nay, em ngây dại vô hồi !" mỗi lần thưởng thức những bài đáp ca anh đưa lên trên diễn đàn . Em cũng chỉ biết hát cho em nghe thôi vì em không có ca đoàn để mà ... dợt cho nó một trận như anh Bách Việt . Cỏ xót xa đưa lắm nhưng thôi cũng đành .

Tuy nhiên bên này em vẫn đợi , em vẫn chờ anh viết nhạc cho bài đáp ca cho Chúa nhật IV Mùa chay Năm B . Anh biết em nói bài gì rồi hỉ . Thưa đó là TV 136, câu 1-2. 3. 4-5 và câu 6 . Lời dịch rất văn hoa của câu đáp như sau: "Lưỡi tôi dính vào cuống họng, nếu tôi không nhớ đến ngươi" (c. 6a).

Nếu anh viết được dòng nhạc mà diễn tả đúng ‎ý nghĩa và tinh thần của câu này thì em sẽ phục anh sát đất đấy . Thiên hạ đã tốn biết bao nhiêu giấy mực để bàn hỏi, để chia sẻ bài thánh vịnh và nhất là câu số 6 này . Vì nếu lưỡi đã dính vào cuống họng thì làm sao mà còn hát được nữa . Mà nếu mà đã treo đàn lên cây, đã không có lòng dạ nào mà ca hát thì tại sao không ... đọc cho đúng cách diễn tả về tinh thần của bài thánh vịnh, mà còn bày đặt có nhạc để hát . Đấy có kẻ đã bàn "lếu láo" như thế đấy ! I chang như kiểu cái anh chàng nào đó cứ ngểnh cổ lên rống: "Thôi anh đừng hát nữa làm gì !"

Trở lại câu hỏi của anh, đáng nhẽ câu này anh phải hỏi "thầy thông luật Đỗ Vy Hạ " mới phải vì anh Đỗ Vy Hạ bây giờ rất đúng nguyên tắc và "up to date" với luật lệ của giáo hội lắm. Hơn nữa anh ấy cũng đã sáng tác đáp ca rất nhiều nên anh ấy rành hơn em về chuyện này . Nhưng thôi em cũng xin"Gọi Ông Ông Giúp Lại Em" xem ông GOOGLE có tìm ra được gì không .

Trước hết em xin nói về sách lễ Roma, có tiếng Latinh là "Missae Romanum" . Đây là sách chỉ dẫn cách thức cử hành các nghi lễ phụng vụ, dành cho "thày cả ", tức là cho linh mục chủ tế . ( Em đã có viết một bài tùy bút sơ sơ về "lễ Latinh cho Thế Hệ Mới" nhưng chưa dám trình làng ) .

Xét về lịch sử của bản gốc thì ta có thể ghi nhớ những mốc điểm sau: Em xin trích lại một số chi tiết bài viết của LM Nguyễn Tất Hải, CSsR: "Bản dịch Việt ngữ 'Nghi Thức Thánh Lễ 2005' là gì?" đăng trên Việt Catholic ở đây:
http://www.vietcatholic.net/News/Html/37221.htm

"Nghi thức Thánh Lễ (Order of Mass) là một phần nhưng cũng là phần quan trọng nhất trong Sách Lễ Rôma (Missale Romanum – Roman Missal) bằng tiếng Latinh vốn là bản gốc hay bản mẫu (editio typica) cho tất cả các bản dịch bằng những ngôn ngữ khác trên thế giới. Nghi thức Thánh Lễ gồm các phần căn bản trong Thánh Lễ trong đó có Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể cũng như một số kinh Tiền tụng, bốn Kinh nguyện Thánh Thể I, II, III, IV. Kể từ Công đồng Vatican II (1962-1965) cho đến nay, Giáo Hội đã có ba bản mẫu Sách Lễ Rôma (1970, 1975, 2002). Mặc dầu bản mẫu gần đây nhất tức bản mẫu ba (editio typica tertia) được Toà Thánh công bố năm 2002 nhưng đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chấp thuận vào năm 2000.

Thật ra không có sự khác biệt nhiều giữa ba bản Sách Lễ Rôma bởi vì về căn bản cấu trúc Thánh Lễ vẫn như nhau mặc dầu cũng có một số thay đổi nhỏ hoặc sắp xếp lại một số phần kinh nguyện. Chẳng hạn như trong bản mẫu Latinh 2002, trong phần Nghi thức đầu lễ, bốn mẫu chào của vị chủ tế với cộng đoàn tín hữu được xếp vào một chỗ trong phần đầu lễ, chứ không phải như Sách lễ 1970 và 1975 chỉ đặt trong nghi thức đầu lễ mấy mẫu chào thông dụng còn những mẫu khác đặt trong phần phụ lục nghi thức thánh lễ. Hoặc trong Sách Lễ Rôma 2002 chỉ có 50 Kinh Tiền tụng chung (Preface), ít hơn 1 Kinh Tiền tụng so với Sách Lễ Rôma 1970 và 1975. Cũng vậy trong bản Sách Lễ Rôma mới 2002 có thêm phần lễ dành cho 16 vị thánh quan trọng được ghi vào trong Lịch Phụng vụ Giáo Hội hoàn vũ trong số khoảng 300 vị thánh được các Đức Thánh Cha Phaolô VI và Gioan Phaolô II tuyên phong trong thời gian 25 năm kể từ khi Sách Lễ Rôma 1975 ra đời.


Thường mỗi lần ban hành Sách Lễ Rôma thì giáo hội cũng có một ấn bản riêng dành cho giáo dân, gọi là Sách Lễ Giáo Dân, không đặt nặng về vấn đề "chữ đỏ" (những nghi thức phải làm) để giáo dân có thể đọc riêng .

Một bài viết khác của LM Vinh sơn Nguyễn Thế Thủ: "Một vài suy nghĩ về Bản dịch mới 2005 'Nghi thức Thánh Lễ' " cũng đã cho ta những chi tiết rất hay "đằng sau hậu trường" về việc thực hiện bản dịch sang tiếng Việt Nam
http://www.vietcatholic.net/News/Html/34976.htm

Dưới đây là những thời điểm chính mà ngài ghi lại (những chữ đỏ là em muốn làm sáng tỏ thêm để anh Hoàng ch‎ú ý hơn một tí) :

"Tại Việt Nam, đến nay đã có ba bản dịch việt ngữ được sử dụng trong thánh lễ, ba bản dịch này đều dựa trên ba bản latinh mẫu của Toà Thánh:

- Bản dịch 1971 dựa trên bản mẫu latinh 1970, do Đức cha Giuse Phạm văn Thiên, chủ tịch Ủy Ban Phụng tự cho phép imprimatur ngày 18 tháng 2 năm 1971;

- Bản dịch 1993 dựa trên bản mẫu latinh 1975, do Đức cha Phaolô Maria Nguyễn minh Nhật, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục (HĐGM) Việt Nam và Đức cha Batôlômêô Nguyễn sơn Lâm, chủ tịch Ủy Ban Phụng tự (UBPT) công bố ngày 11 tháng 2 năm 1993, và quyết định áp dụng bản dịch này kể từ ngày Thứ Tư lễ Tro 24 tháng 2 năm 1993, nhưng chưa cho phép sử dụng phần thường lễ của giáo dân theo bản dịch mới này, phần thường lễ vẫn dùng theo bản dịch cũ (tức bản dịch 1971).

-Bản dịch hiện nay 2005 dựa trên bản mẫu latinh 2000, và cũng chỉ là một phần của Sách lễ Rôma latinh 2000; nhưng đây lại là phần quan trọng nhất, phần “Nghi thức thánh lễ - Ordo Missae” đã được HĐGM chấp thuận ngày 29 tháng 09 năm 2004, được Toà Thánh phê chuẩn ngày 10 tháng 05 năm 2005 và được Đức cha Phaolô Nguyễn văn Hoà, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục công bố hiệu lực ngày 09 tháng 09 năm 2005."


Xem như thế, chỉ có nói chuyện sách lễ Roma không, mà ta đã thấy những chuyện phức tạp rồi, huống chi là sách lễ cho giáo dân . Anh Hoàng và các bạn có thể hiểu hoàn cảnh và bản dịch của sách lễ, nhất là bản dịch bằng tiếng Việt Nam .

Em chưa được thấy bản dịch mới của "Sách Lễ Giáo Dân" bằng tiếng Việt Nam . Nhưng em có thể đặt giả thuyết như thế này, dựa theo câu hỏi của anh ở trên: Nếu người bạn của anh soạn được 1000 bài hát đáp ca thì chắc là anh đã dựa vào bản dịch cũ . Bản dịch mới chỉ bán cho cộng đồng chưa quá một năm . Hoặc có thể anh đã dùng bản dịch của nhóm Phụng Vụ các giờ kinh năm 1992, hay ngầu hơn nữa, hoài cổ hơn nữa là theo bản văn thời tiền chiến năm 1971 ???? Theo nguyên tắc chỉ thị của tòa thánh thì chỉ có thể có một bản dịch "duy nhất và chính thức" của sách lễ cho mỗi thứ tiếng nói trên toàn thế giới .

Đã là "duy nhất và chính thức"rồi, nghĩa là đã được đóng dấu đỏ giữ bản quyền, và Tòa Thánh chấp thuận rồi thì đâu còn chuyện để mà nói là đúng hay sai, dịch sát nghĩa hay có thuần nhất hay không nữa . Ta hãy lấy đức tin bù lại , mặc dầu giác quan vẫn cảm thấy thật ... ngứa ngáy, và khó chịu vô cùng .

Đó là một vài ‎ý kiến "góp nhặt cát đá" của em viết lại để hầu chuyện anh Hoàng .


Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/06/07 11:46

hoangmusic

CT/NC
371 Posts

Posted - 10/06/07 :  10:19  Show Profile  Email Poster Send hoangmusic a Private Message  Reply with Quote
[quote]Originally posted by Trantrungtruc

Sách Lễ Roma và Sách Lễ Giáo Dân

Xin cám ơn Bác TTT rất nhiều , những điều bác trình bày đã khiến cho tôi không còn nghi ngờ về tính thống nhất của Giáo Hội và các địa phương(mặc dù tôi chưa từng xem qua sách lễ Rôma cũng như chưa dự thánh lễ với cuốn sách lễ giaó dân bao giờ) và chắc rằng tôi sẽ phai tìm cách để quan tâm chú ý tới điều này ngay khi có thể . chúc bác khỏe mãi để bàn dân thiên hạ nhờ có bác mà hiểu - biết thêm nhiều điều . Thân mến - CTH
Go to Top of Page

huyquang

Others
99 Posts

Posted - 10/06/07 :  12:35  Show Profile  Email Poster Send huyquang a Private Message  Reply with Quote
Hình như vấn đề này liên quan đến bản dịch kinh thánh hơn là bản dịch Sách lễ Roma?

Một số giáo xứ dùng sách các bài đọc dựa theo bản dịch kinh thánh của LM Nguyễn Thế Thuấn(bộ sách này không biết còn nơi nào in nữa không), một số khác dùng sách các bài đọc dựa theo bản dịch kinh thánh của Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ (CGKPV). Các câu đáp ca và tung hô tin mừng một số câu khác nhau về cách dịch, một số câu thì khác hoàn toàn.

Các nhân em cũng gặp phải trục trặc này khi giáo xứ mua bộ sách mới vi bộ sách cũ (bản dịch kinh thánh của LM Nguyễn Thế Thuấn) bị mất vài cuốn, không đủ cho cả năm phụng vụ. Theo em thấy hiện nay các nhạc sĩ sáng tác thánh vịnh đáp ca và tung hô tinh mừng dựa theo lời bản dịch kinh thánh của LM Nguyễn Thế Thuấn thì nhiều, nhưng sáng tác dựa theo lời bản dịch kinh thánh của nhóm CGKPV thì vẫn còn ít
chỉ có:

1. Cha Xuân Thảo, "Thánh ca Phụng Vụ Tổng Hợp"
2. Cha Kim Long, sách "Thánh Vịnh Đáp Ca" (các câu tung hô tin mừng)
3. Một số bài do NS Cao Thanh Hoàng đăng trên forum này
4. Môt số bài do nguyệt san "Thánh Nhạc Ngày Nay"
5. Cha Thái Nguyên
6. Một số bài của NS Tiến Linh

Ước chi các nhạc sĩ sáng tác thánh vịnh đáp ca/tung hô tinh mừng dựa theo bản dịch kinh thánh của nhóm CGKPV nhiều hơn nữa để các các trưởng có nhiều lựa chọn.

Phải chi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một thông báo rõ ràng (ví dụ như HĐGM Hoa Kỳ - http://www.usccb.org/nab/faq.shtml)thì chúng ta đỡ mệt.

HuyQuang.
Go to Top of Page

Trantrungtruc

Others
570 Posts

Posted - 10/06/07 :  16:35  Show Profile  Email Poster Send Trantrungtruc a Private Message  Reply with Quote
quote:
Originally posted by huyquang


Phải chi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có một thông báo rõ ràng (ví dụ như HĐGM Hoa Kỳ - http://www.usccb.org/nab/faq.shtml)thì chúng ta đỡ mệt.

HuyQuang.



Xin anh HuyQuang đọc hai cái link này:

1) Trả lời của Đức cha Chủ Tịch UBPT/HĐGMVN về cuốn "Nghi Thức Thánh Lễ -2005"

http://www.vietcatholic.net/News/Html/34997.htm

2) Một đề tài về vấn đề này mà chúng ta đã có dịp tìm hiểu:

http://www.calendi.com/thanhnhac/topic.asp?TOPIC_ID=2368

Thông cáo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam mới bắt buộc phải thi hành từ lễ Phục Sinh 2006 (16.04.2006). Thời gian còn rất sớm cho những công trình sáng tác nhạc cho đáp ca hay các đề tài khác . Chúng ta hãy kiên nhẫn chờ xem .

Trần Trùng Trục

Edited by - Trantrungtruc on 10/06/07 16:44
Go to Top of Page
  Previous Topic Topic Next Topic  
 New Topic  Reply to Topic
 Send Topic to a Friend
 Printer Friendly
Jump To:
Thanh-Nhac Forum © calendi.com Go To Top Of Page
Powered By: Snitz Forums 2000 Version 3.4.05